Nga-Trung Cộng đang gầm gừ khúc xương Kazakhstan

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Bản đồ Kazakhstan va đường biên giới với Nga và Tàu

Kazakhstan trước năm 1990 nằm trong khối Cộng Sản Liên Xô. Khi khối này sụp đổ, thì Kazakhstan được độc lập và thành nước Cộng Hòa Kazakhstan vào tháng 12/1991. Nhưng vẫn bị kềm kẹp dưới cái dù chính trị của Nga (Putin).

Diện tích Kazakhstan rất rộng 2.7 triệu cây số vuông, đứng hàng thứ 9 trên thế giới; Dân số 18 triệu, đa số theo đạo Hồi; Bình quân đầu người chừng $822/tháng. Tổng Thống hiện nay là Kassym Tokayev. Kazakhstan có đường biên giới với nước Nga dài 6648 cây số và với Trung Cộng là 1533 cây số.

Dân nghèo, nhưng Kazakhstan rất giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản…

Đất rộng chứa tài nguyên phong phú, dân ít lại nghèo, quốc phòng yếu kém, đó là miếng mồi ngon cho các cường quốc xâu xé. Nhất là Nga và Trung Cộng đang nằm sát biên giới, làm sao để miếng mồi này lọt vào các nước tây phương… Họ đang dành nhau, thì có ngày sẽ đánh nhau đó là quy luật. [Đọc tiếp]

Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?

Vladimir Putin (ảnh: internet)

Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh các nước tự do dân chủ hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine vào khối NATO. Vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga, giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin, tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.
Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng giữa Nga-Mỹ và châu Âu. Nga đã tăng cường binh lính áp sát biên giới Ukraine, hù dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, giải thích đối với Putin  rằng“Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. [Đọc tiếp]

Đàm phán Nga-Mỹ tại Genève, Thụy Sĩ ngày 10/01 thất bại!

Phái đoàn Nga-Mỹ đàm phán tại Genève ngày 10/01/2022 Bên trái là phái đoàn Mỹ và bên phải là phái đoàn Nga (Ảnh: Denis Balibouse/Pool via AP)

Hôm 10/01/2022, có cuộc đàm phán hai phái đoàn Mỹ-Nga tại Genève, Thụy Sĩ. Dẫn đầu phái đoàn của Nga là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexandr Fomin, phía Hoa Kỳ do bà Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu. Cuộc đàm phán kéo dài trong 7 giờ rưỡi, diễn ra sau cánh cửa đóng kín, hai bên chỉ nghỉ thời gian ngắn để ăn trưa. 

Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Tài Chánh An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 viết tắc là NDAA (National Defense Authorization Act for Fiscal year 2022) (1), được Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 27/12/2021 với ngân sách khổng lồ $777.7 tỷ USD.

Đối với Mỹ tiền đi đôi với dự án, không có tiền nhất định không có dự án. Cách làm việc của Mỹ để thông qua NDAA là đầu tiên đưa ra những những chiến lược an ninh quốc gia ưu tiên, thảo luận chiến lược rất kỹ lưỡng để chuẩn y ngân sách (budget). Khi có ngân sách rồi thì họ trở lại vạch ra những dự án chi tiết và cung cấp tài chánh để thực hiện cho dự án đó nhằm thực hiện thành công chiến lược.
Thông thường ngân sách an ninh quốc gia của Mỹ được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua vào cuối năm cho tài khóa năm tới (ví dụ tài khóa cho năm 2022 phải được Quốc Hội thông qua cuối năm 2021).
[Đọc tiếp]

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

hình minh họa: Thế Chiến Thứ III

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa bùng nổ chiến tranh.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Nga. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của Tây phương. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nguyên tử. [Đọc tiếp]

Tỷ phú Quách Văn Quý và cựu cố vấn an ninh quốc gia Steve Bannon tiết lộ truyền thông Hoa Kỳ bị Trung Cộng mua chuộc

(Trái) Tỷ phú người Hoa Quách Văn Quý, (Phải) Steve Bannon: Cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gai Tào Bạch Ốc trong buổi ra mắt “Liên Bang Trung Hoa Mới” ngày 8/06/2020 (Ảnh: Twitter)

Cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc Steve Bannon và tỷ phú người Hoa Quách Văn Quý hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, cho biết, người tập Pháp Luân Công kiên trì vạch trần tội ác của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), nhưng lại bị công kích bởi một số cơ quan truyền thông lớn phương Tây đã bị ĐCST mua chuộc. Trong lúc ĐCST che giấu bệnh dịch gây đại họa cho toàn cầu, thì những đài truyền thông này lại không hề truy cứu trách nhiệm của ĐCST. Hoa Kỳ cần phải thức tỉnh!

Cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc Steve Bannon và tỷ phú người Hoa đang sinh sống tại Mỹ là Quách Văn Quý cho biết, một số cơ sở truyền thông chính phương Tây bị ĐCST mua chuộc. Trong lúc ĐCST che giấu bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán gây tai họa cho toàn cầu thì họ lại không lên án ĐCST, lại còn công kích một số đài truyền thông báo cáo sự thật khác như Epoch Times. [Đọc tiếp]

Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 (trả lời Radio Đáp Lời Sông Núi)

Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 (Tiếng Việt dịch từ bảng tiếng Anh)

Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 (Tiếng Anh đăng trên báo Mỹ)

Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 (Bản Tin Báo Chí)

Lời người post: Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2022 diễn ra từ ngày 04 đến 20 tháng 2 năm 2022. Đây là một sự kiện thể thao quan trọng của thế giới được tổ chức 4 năm một lần. Đáng ra các quốc gia nô nức gửi những lực sĩ sau 4 năm dày công luyện tập đến tranh giải trong tình thần thể thao lành mạnh, ở đó sự công bằng, tính đạo đức, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các lực sĩ  tranh tài – vậy thì Thế Vận Hội Thể Thao phải được tổ chức trên một địa điểm tương xứng, nhưng năm nay lại tổ chức ở Bắc Kinh thủ đô của Trung Cộng – nơi đang bị chế độ cai trị độc tài Đảng Cộng Sản Tàu làm những điều xấu xa vi phạm nhân quyền và không tôn trọng luật pháp quốc tế. Ý thức được điều đó, 7 đoàn thể chính trị và nhân quyền Việt Nam cùng nhau ký thư ngõ gửi lên cơ quan truyền thông báo chí Hoa Kỳ kêu gọi các lãnh đạo trên thế giới tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh.

Khoa học gia Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật nông nghiệp của Mỹ.

Công ty nông nghiệp Monsanto có trụ sở tại thành phố St Louis, tiểu bang Missouri

Lời người post: Đội ngũ khoa học gia Trung Cộng sau khi tốt nghiệp tiến sĩ khoa học thì vào một trường dạy nghề “ăn cắp”. Mấy bài trước trong website này đã đưa tên các tôi phạm “khoa học gia Trung Cộng ăn cắp” từ y học, đến điện tử, nguyên tử, nay có một khoa học gia Chệt ăn cắp kỹ thuật nông nghiệp của công ty Monsanto có trụ sở tại thành phố St. Louis tiểu bang Missouri

Bản tin dưới đây chuyển ngữ từ nguồn MSN và VOA  đưa lên ngày 6/01/2022

Source:
 https://www.voanews.com/a/chinese-national-pleads-guilty-in-us-of-economic-
espionage/6386446.html
https://www.msn.com/en-us/news/world/a-chinese-scientist-in-missouri-admitted-stealing-a-secret-algorithm-from-monsanto-to-pass-to-beijing/ar-AASwNKC
[Đọc tiếp]

2022: Mỹ sẽ củng cố vế kinh tế của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Sơ đồ an ninh quân sự của Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương

Trong năm 2021 vừa kết thúc, chính quyền TT Joe Biden đã từng bước cụ thể hóa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mà mục tiêu là nhằm đối phó với Trung Cộng. Theo các nhà quan sát, để đạt hiệu quả, chiến lược này phải bao gồm cả thành tố quốc phòng lẫn kinh tế, thế nhưng cho đến nay, vế kinh tế chưa được Washington quan tâm đúng mức, điều mà theo giới quan sát sẽ được bổ khuyết trong năm 2022.

Vế quốc phòng của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương dĩ nhiên vẫn là nhân tố tối quan trọng. Ngày 27/12/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo Luật Ủy Nhiệm Quốc Phòng NDDA 2022 (National Defense Authorization Act) tức là ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2022. [Đọc tiếp]

Nhật tăng tài chính cho quân đội Hoa Kỳ đóng tại Nhật

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin họp trực tuyến với hai đồng nhiệm Nhật Yoshimasa Hayashi và Nobuo Kishi ngày 06/01/2022. (Ảnh: do bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cung cấp)

Hôm nay, 07/01/2022, Nhật đã triển hạn và tăng thêm mức đóng góp tài chính cho lực lượng Hoa Kỳ trú đóng trên lãnh thổ nước này, trong tình hình căng thẳng khu vực gia tăng với Trung Cộng và Bắc Hàn, cũng như trong lúc Tokyo và Washington bất hòa với nhau do khủng hoảng y tế.

Theo hãng tin AFP, thỏa thuận 5 năm mới, vừa được ký kết hôm nay, đã được ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo khi phát biểu khai mạc cuộc họp trực tuyến giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của hai nước. [Đọc tiếp]

Mỹ, Nhật sắp họp bàn về vai trò an ninh của Nhật trong vấn đề Đài Loan

Bốn bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ, Nhật họp 2+2 hồi tháng 3/2021

Tin Reuters: Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước Nhật và Hoa Kỳ sẽ họp vào ngày thứ Sáu 7/1/2022. Nhiều khả năng là vai trò an ninh của Nhật sẽ được bàn thảo kỹ trong tình hình thời gian qua căng thẳng đã gia tăng liên quan đến Đài Loan.

Cuộc họp của 4 vị bộ trưởng, thường được gọi là họp 2+2, sẽ diễn ra một ngày sau khi Nhật ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Úc, và giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Úc-Nhật ký hiệp ước an ninh quốc phòng lịch sử

Úc và Nhật sẽ ký một hiệp ước an ninh quốc phòng vào Thứ Năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 được ca ngợi là “lịch sử” (Hình ghép trai: Thủ Tướng Úc Scott Morrison và phải: Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida (Ảnh ghép)

Các nhà lãnh đạo của Nhật và Úc đã ký một thỏa thuận quốc phòng “mang tính lịch sử” vào hôm thứ Năm ngày 06/01/2022 cho phép hợp tác chặt chẽ hơn giữa quân đội của 2 nước coi như một lời cánh cáo đối với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Úc- Scott Morrison và Thủ tướng Nhật- Fumio Kishida đã gặp nhau bằng hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để ký Thỏa thuận tiếp cận qua lại, một thỏa thuận quốc phòng quan trọng thứ hai được Úc ký với Nhật sau Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt