Bàn về Nga tuyên bố một vài lực lượng Nga ở biên giới đã rút đi…

Tổng Thư Ký NATO, Jens Stoltenberg đang họp báo

Tổng thư ký Liên Minh NATO, Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Ba (15/02/2022) rằng ông thấy lý do cho “sự lạc quan thận trọng” sau khi Moscow ra hiệu sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga cho biết một số binh sĩ của họ đã trở lại căn cứ. Tuy nhiên, TTK NATO lưu ý rằng không có dấu hiệu nào cho thấy sự giảm leo thang của Nga “trên thực địa”.

Ông Stoltenberg nói với các phóng viên báo chí tại Brussels trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO vào ngày mai, thứ Tư (16/02/2022): “Moscow đưa những tín hiệu ngoại giao nên được tiếp tục, có cơ sở cho sự lạc quan thận trọng. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu giảm leo thang nào trên mặt đất”.

Sau khi Tổng thống Nga Putin ra hiệu hôm thứ Hai rằng ông sẵn sàng ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Nga và NATO về nỗ lực gia nhập liên minh của Ukraine, Moscow đã gửi đi một loạt các tín hiệu trái ngược vào thứ Ba – thông báo rằng một số lực lượng Nga sẽ được đưa về nhà sau khi hoàn thành các cuộc tập trận, ngay cả khi các cuộc tập trận quân sự lớn tiếp tục diễn ra gần Ukraine và Biển Đen.

Putin đã gặp Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tại Điện Kremlin vào thứ Ba, đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các nhà lãnh đạo phương Tây thúc giục Tổng thống Nga giảm leo thang cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ của Nga với NATO kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Putin có những quân bài cuối cùng để tiến hành một cuộc tấn công lớn trong vòng vài ngày nếu ông ấy chọn làm như vậy.

Ông Stoltenberg cho biết: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự giảm leo thang nào trên thực tế, không có dấu hiệu nào về việc giảm sự hiện diện quân sự của Nga ở biên giới với Ukraine”. Ông cho biết NATO đang muốn nhìn thấy một cuộc rút quân “đáng kể và lâu dài” đối với quân đội và thiết bị hạng nặng của Nga khỏi các khu vực biên giới với Ukraine như một dấu hiệu của sự giảm leo thang thực sự.

Julianne Smith, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại NATO, cho biết Hoa Kỳ cũng đã ghi nhận các báo cáo về sự thoái lui của Nga nhưng “sẽ phải xác minh xem đó có phải là trường hợp thực tế hay không”.

Bà nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Brussels: “Những báo cáo này vừa được công bố. Chúng tôi sẽ đánh giá tình hình, chúng tôi sẽ làm việc để xác minh, và chúng tôi sẽ có những hành động đi từ đó.”

Quân đội Nga cho biết hôm thứ Ba rằng hơn 30 tàu hải quân của họ đang thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hắc Hải với chiến đấu cơ tham gia, để chuẩn bị cho một cuộc tập trận hải quân “lớn” sẽ có sự giám sát của chỉ huy hải quân Nga.

Quân đội cho biết cũng có thông báo về các cuộc tập trận ở các khu vực khác: máy bay chiến đấu của Nga có trang bị hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal và máy bay ném bom tầm xa đã bay hơn 900 dặm đến căn cứ Hmeymim của Nga ở Syria trước cuộc tập trận của Nga ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, 20 tàu của Hạm đội Phương Bắc đang hoạt động trong các cuộc tập trận ở Biển Barents.

Nhưng quân đội cũng thông báo rằng một số đơn vị từ khu phía Tây và phía Nam của Nga đang thu xếp thiết bị lên toa tàu để trở về căn cứ sau khi hoàn thành các cuộc tập trận, phù hợp với báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu với ông Putin hôm thứ Hai rằng một số cuộc tập trận đã kết thúc và những nơi khác sẽ sớm kết thúc.

Các giới chức Hoa Kỳ và NATO đã nhiều lần kêu gọi Nga rút 130,000 binh sĩ của mình gần biên giới Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Nga đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho một cuộc tấn công lớn vào Ukraine.

Sau khi ông Putin còn để việc tiếp tục đối thoại về những yêu cầu của ông về việc chấm dứt mở rộng NATO, bao gồm cả việc cấm Ukraine tham gia liên minh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Ned Price đã lên tiếng kêu gọi Nga giảm leo thang căng thẳng ở Ukraine trước.

Ông nói với các phóng viên hôm thứ Hai: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu thực sự, có ý nghĩa nào về việc giảm leo thang.”

Các câu hỏi vẫn còn đó về ý định của Moscow, trong đó các quan chức Điện Kremlin, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự gửi các thông điệp trái ngược nhau và khiến các nhà lãnh đạo phương Tây khó đánh giá liệu Putin có ra lệnh xâm lược Ukraine hay không? Và khi nào điều đó xảy ra?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Ukraine sẽ chờ xem liệu Nga có nghiêm chỉnh trong việc cắt giảm lực lượng của mình hay không trước khi kết luận rằng Nga đang tiến tới giảm leo thang.

“Nga liên tục đưa ra các tuyên bố khác nhau, vì vậy chúng tôi có một quy tắc: Chúng tôi tin khi chúng tôi nhìn thấy nó, chứ không phải khi chúng tôi nghe về nó” [điều này như đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm – người dịch]. Ông Kuleba nói với giới báo chí ở thủ đô Kiev, chúng tôi sẽ tin rằng sẽ giảm leo thang khi thấy họ rút quân.

Theo Ukraine, sau đợt tăng cường quân sự trước đó ở biên giới Ukraine vào mùa xuân năm ngoái 2021, Nga đã rút lực lượng của mình nhưng vẫn để lại một lượng đáng kể thiết bị quân sự.

TT Nga Putin gặp Thủ Tướng Đức Scholz ngày thứ Ba 15/02/2022 tại thủ đô Moscow, Nga

Thủ tướng Đức – Scholz, người đã gặp Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky ở Kyev hôm thứ Hai, sẽ trực tiếp gặp Putin tại Điện Kremlin vào thứ Ba, trong cuộc gặp đầu tiên của Thủ Tướng Scholz với Putin kể từ khi nhậm chức vào tháng 12/2021.

Tân Thủ Tướng Olaf Scholz phải đối diện với nhiệm vụ to lớn là cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà vị trí của người tiền nhiệm là Thủ tướng Angela Merkel đã trong nhiều năm duy trì liên hệ chặt chẽ với Putin ngay cả khi mối quan hệ NATO-Nga sụt giảm sau khi Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Putin và Scholz ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bàn dài màu trắng hình bầu dục, nơi Putin gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tuần trước.

Trước khi cuộc hội đàm bắt đầu, Putin cho biết ông sẽ tập trung vào “các cuộc tranh luận gay gắt” về an ninh châu Âu và Ukraine.

Trong khi đó, thủ đô Kiev của Ukraine vẫn yên tĩnh và mở cửa cho hoạt động kinh doanh bình thường hôm thứ Ba. Các cửa hàng buôn bán tấp nập, nhưng sân bay chính và nhà ga xe lửa dành cho các chuyến tàu về phía tây thì vắng lặng.

Trong khi không có cảm giác hoảng sợ, vì càng ngày càng nhiều cư dân quyết định rời đi. Robert Grant, 57 tuổi, một nhân viên ngân hàng người Mỹ đang trên đường đến phi trường để đáp chuyến bay đến Montreal, Canada hôm thứ Ba.

Robert Grant không đoán ra trước là sẽ có một cuộc xâm lược, nhưng vợ anh ta, một bác sĩ người Ukraine, đang mang thai, và họ quyết định rời đi để đề phòng rủi ro

Grant, từng sống ở Ukraine gần 30 năm, cho biết: “Tôi không muốn sinh con trong vùng chiến sự. Dù sao thì chúng tôi cũng định ra đi để sinh con, nhưng chúng tôi quyết định đi ngay bây giờ”. Ông Grant ước tính rằng một nửa số bạn bè của anh đang trong trường hợp tương tự. Nhiều gia đình Ukraine đang đi về phía Tây hoặc đến những ngôi nhà nghỉ hè ở vùng núi Carpathian.

Vợ chồng Grant quyết định đặt một vé một chuyến bay khi có tin tức rộ lên trong những ngày gần đây rằng các hãng hàng không có thể bắt đầu tạm dừng các chuyến bay đến Ukraine, nhưng ngày thứ Ba thì chưa xảy đến.

Các quan chức Nga tuyên bố rằng những cảnh báo của phương Tây về một cuộc xâm lược Ukraine có thể giống như một cuộc tấn công thông tin vào Nga. Nga đổ lỗi cho các báo động về căng thẳng giữa Nga và NATO và bác bỏ việc Nga tăng cường quân sự ở biên giới Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng.

Phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba rằng những cảnh báo của phương Tây cho rằng Nga có thể xâm lược Ukraine và rút các nhà ngoại giao là “sự cuồng loạn phô trương không dựa trên bất cứ điều gì”.

Dmitry Peskov nói thêm: “Cả thế giới đang sốt lên vì điều này. Và, thực sự, đây không phải là một chiến dịch hoàn toàn chưa từng có nhằm khích động và leo thang căng thẳng ở Châu Âu. Chúng tôi coi đây là một hành vi hoàn toàn có hại, rất xấu”.

Peskov nói: “Nếu không có sự cuồng loạn này, với những chiến dịch thông tin mang tính hủy diệt này, thì không khí ở Châu Âu đã khác hẳn. Nga có quyền tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên lãnh thổ của mình khi nào và ở đâu nếu phù hợp”.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm thứ Ba cho biết phương Tây, dẫn đầu là Washington, đang tiến hành “khủng bố thông tin” bằng cách đặt tên thứ Tư 16/02/2022 là ngày Nga tấn công Ukraine. Lavrov cho biết các cuộc đàm phán với Mỹ và NATO về việc Nga yêu cầu chấm dứt mở rộng NATO sẽ tiếp tục.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moscow sau cuộc gặp ngoại trưởng Ba Lan, ông Zbigniew Rau, Ngoại trưởng Nga tuyên bố rằng Châu Âu sẽ “thở phào nhẹ nhõm” nếu Ukraine rút đơn gia nhập NATO, mặc dù các quan chức Ukraine hôm thứ Hai đã bác bỏ điều này.

Vào cuối ngày thứ Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một cảnh báo kêu gọi công dân Mỹ ngay lập tức rời Belarus và Transnistria, một khu vực ly khai của Moldova gần Ukraine, vì hoạt động quân sự của Nga ở khu vực gần đó. Cùng ngày, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hối thúc di tản tất cả các nhân viên còn lại của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Kyev đến thành phố Lviv ở phía tây gần biên giới với Ba Lan, vì những gì Ngoại trưởng Antony Blinken nói là “sự gia tăng đáng kể trong việc xây dựng lực lượng Nga” trên biên giới Ukraine và gia tăng lo ngại của Mỹ về một cuộc xâm lăng bất cứ lúc nào.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, tướng John Kirby hôm thứ Hai đã từ chối đưa ra một con số cụ thể về lượng quân Nga trong 24-48 giờ qua nhưng nói rằng “nếu [Putin] chọn xâm lược một lần nữa [lần đầu ở Crimea], ông ấy đang chuẩn bị tất cả những điều cho sự lựa chọn đó”

Thủ tướng Scholz đã nói rằng ông sẽ sử dụng chuyến đi tới Moscow để nhấn mạnh với Putin rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Ukraine sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và địa chiến lược đối với Nga”, nhưng ông đã từ chối nói rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Đức sẽ chấm dứt ống dẫn khí đốt Nord Stream II giữa Nga và Đức.

Trong khi Scholz nói “tất cả các lựa chọn đều đang ở trên bàn” khi nói đến các biện pháp trừng phạt, ông đã không đề cập đến tên của đường ống dẫn khí Nord Stream II kể từ tháng 12.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Annalena Baerbock mô tả tình hình hôm thứ Ba là “cực kỳ nguy hiểm.”

Bà nói: “Tại biên giới với Ukraine, số phận của cả một đất nước và người dân của họ đang bị đe dọa do việc điều động quân đội của Nga” và nói thêm rằng “việc rút quân phải hoàn toàn minh bạch”

Andriy Melnyk, đại sứ Ukraine tại Berlin, kêu gọi Thủ Tướng Scholz đưa ra “tối hậu thư rõ ràng và thật rõ ràng cho ông Putin”. Phát biểu với truyền thông Đức, ông cho biết Ukraine mong đợi Scholz sẽ “đập bàn lớn tiếng ở Điện Kremlin để nói chuyện với ông Putin nhằm đưa ra lý do và chôn vùi những kế hoạch chinh phục điên rồ của ông ta”.

Hạ viện của Nga, đã gửi thư kêu gọi Putin hôm thứ Ba công nhận hai nước cộng hòa Ukraine ly khai do Nga hậu thuẫn là các quốc gia độc lập, một hành động nếu Putin đồng ý, sẽ gây hiệu quả khác cho một thỏa thuận hòa bình bị đình trệ năm 2015 được gọi là Minsk. Thỏa thuận được thiết kế để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở miền đông Ukraine giữa phe ly khai và lực lượng của chính phủ Ukraine, đồng thời trả lại các khu vực cho Ukraine kiểm soát.

Tổng Thống Ukraine, Zelensky đã bày tỏ sự thất vọng trước những lời cảnh báo nghiệt ngã từ các quan chức phương Tây về một cuộc xâm lược sắp xảy ra của Nga, gây thiệt hại cho nền kinh tế Ukraine. Hôm thứ Hai, ông tuyên bố ngày 16/02 – ngày mà một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng Nga sẽ xâm lược – là ngày thống nhất quốc gia, kêu gọi công dân treo cờ và hát quốc ca Ukraine vào buổi sáng.

Bộ Ngoại Giao cho biết hôm thứ Hai rằng Washington đang cung cấp khoản vay lên tới 1 tỷ USD để hỗ trợ chương trình cải cách kinh tế của Ukraine và làm dịu bất kỳ những gì gây ra bởi các nhà đầu tư hoảng sợ về một cuộc tấn công của Nga có thể xảy ra. Thủ Tướng Đức, Scholz cũng đã công bố một khoản vay mới, có thể tiếp cận nhanh chóng, trị giá khoảng 170 triệu USD khi đang ở thủ đô Kiev vào thứ Hai.

Nga đã ủng hộ các lực lượng ly khai ở phía đông Ukraine trong 8 năm qua – và tiếp tục yêu cầu Ukraine thực hiện một thỏa thuận hòa bình năm 2015 cho khu vực do Pháp và Đức làm trung gian sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Điện Kremlin cũng đang cố gắng đàm phán để viết lại toàn diện trật tự an ninh Châu Âu thời hậu Chiến Tranh Lạnh, yêu cầu Ukraine bị cấm gia nhập NATO và liên minh quân sự phương Tây, loại bỏ lực lượng và binh lính khỏi Đông Âu. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã bác bỏ tối hậu thư của Putin.

Lập trường hiếu chiến của Nga đối với Ukraine là đã thống nhất được sự quyết tâm của phương Tây. Pháp, trước đây đã thận trọng hơn về viễn cảnh một cuộc tấn công sắp xảy ra, cho biết giờ đây dường như Moscow đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cho sự xâm lược.

Ý đã có quan hệ khá nồng ấm với Nga cho đến gần đây, nhưng chuyến đi của ngoại trưởng nước này tới Đông Âu diễn ra khi Thủ tướng Mario Draghi nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với NATO, gọi Rome là nhân vật chính trong “Liên Minh NATO”.

Source: https://www.washingtonpost.com/world/2022/02/15/ukraine-russia-nato-putin-germany/

Bài này được soạn thảo ở thủ đô Kiev, Ukraine. Do những ký giả sau đây hợp tác:  
Pannett từ Sydney Úc
Rauhala từ Brussels châu Âu.
Loveday Morris tại Berlin nước Đức
Và Missy Ryan tại Washington

Biên dịch Lê Thành Nhân

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt