Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Chuyện “Bạo lực gia đình” tại Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam
Cách đây 47 năm khi Cộng Sản Bắc Việt mới vào cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, từ thành phố đến các vùng quê hẻo lánh, đêm đêm đều có những buổi họp để kiểm điểm, phê bình, nhục mạ lẫn nhau – tệ hại, phi nhân tính đến nỗi anh chị em, bạn bè… dám đem ra phê bình nhau. Hành động này là “bạo lực nhà nước CSVN đối với người dân một cách phi nhân tính” đó là chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam, không ai còn lạ gì!
Trong những buổi họp đó cũng có những cảnh cười ra nước mắt! [Đọc tiếp]
Thượng Nghị Sĩ Rubio cảnh báo: Đòn bẩy “rất bất thường” của Trung Cộng đối với công ty Mỹ
Tuyên bố mà Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) đã nghe từ một giám đốc điều hành của một hãng sản xuất phi cơ gần đây sau khi Trung Cộng ngừng mua máy bay của họ và chuyển sang mua ở Âu Châu. Công ty này đã đổ lỗi cho việc chuyển đổi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Cộng .
Theo ông Rubio, sự phụ thuộc của các công ty Hoa Kỳ vào thị trường Trung Cộng là một đòn bẩy mà chế độ cộng sản này sử dụng để gây áp lực buộc chính phủ Hoa Kỳ phải áp dụng các chính sách thân thiện với Bắc Kinh. Ông nói, mục tiêu của Bắc Kinh là theo đuổi tham vọng quân sự của mình, có thể là tấn công Đài Loan hoặc thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường toàn cầu duy nhất, mà không bị Washington cản trở. [Đọc tiếp]
Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?
Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?
Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết thúc. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những thời khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. [Đọc tiếp]
Chuyện cảm động: Chiến tranh đã lan đến những làng quê Ukraine
Làng quê Koty, Ukraine—Bao đời nay, cư dân sống trong một thôn nhỏ nằm sâu trong miền Tây Ukraine thật an bình và tĩnh lặng!
Nơi đây gần trung tâm huấn luyện pháo binh Yavoriv, những tiếng nổ pháo binh huấn luyện thường nghe từ cuộc tập bắn đạn thật. Đường vào căn cứ có lính canh ở phía bên kia đường, đối diện với nhà của ông Viktor Pokrovskiy (tác giả bài này).
Ông Pokrovskiy tự xưng là một người mang trong mình dòng máu Ukraine, đã rời nước Nga di chuyển đến Koty định cư từ năm 1977. 45 năm qua, ông đã từng nghe những tiếng đạn pháo thực tập từ căn cứ quân sự huấn luyện pháo binh Yavoriv, căn cứ này đầu tiên là từ quân đội Liên Xô, bàn giao cho quân đội Ukraine lên nắm chính quyền từ năm 1991. [Đọc tiếp]
Mỹ và NATO chuyển vũ khí cho quân Ukraine như thế nào?
Trong bài phát biểu của Tổng Thống Joe Biden sáng 9/03/2022 có đề cập đến chuyện Tòa Bạch Ốc đã cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đại tướng Mark Milley đến biên giới Ba Lan để nói lên tầm quan trọng của Mỹ trong việc yểm trợ cuộc chiến đấu của Ukraine. Bộ Trưởng Ngoại Giao Blinken đi đâu, làm gì thì ông có họp báo, và báo chí tây phương đã phỏng vấn và tường thuật đầy đủ. Còn Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thì đi trong bí mật. Những mảnh vụn tin tức từ CNN, New York Times, AP, Reuters, Bloomberg… ghép lại thành lộ trình của tướng giữ nhiệm vụ cao nhất của quân đội Hoa Kỳ… Ông đi tổ chức và tìm đường tiếp tế vũ khí cho quân Ukraine. [Đọc tiếp]
Đại chiến nguyên tử xảy ra không?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Theo dự đoán của Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, Mark Milley, chỉ 72 giờ là quân Nga có thể chiếm toàn bộ Ukraine. Nay cuộc chiến không như tướng Milley dự đoán, đã 10 ngày tức 240 giờ, thấy lính Nga chết và bị bắt rất nhiều, xe tăng Nga bị bắn cháy khắp trên đường phố, chiến đấu cơ của Nga bị phòng không Ukraine bắn hạ rơi xuống từ vùng trời Ukraine. Nhiều đợt tấn công của quân Nga bị quân Ukraine chặn đứng, thủ đô Kyiv đang đứng vững dù bị hư hại rất nhiều do hỏa tiễn Nga bắn đến từ xa… [Đọc tiếp]
Những chuyện cần biết về Putin xâm lăng Ukraine
Dưới đây là những gì mà mà thế giới quan tâm đến tình trạng Nga xâm lăng Ukraine, nó không hạn chế trong Ukraine mà có thể rộng lớn đến các nước thuộc khối Liên Xô cũ, nay là thành viên của NATO. Putin muốn lập lại đế chế Nga Hoàng cai trị theo cách cộng sản, như Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cai trị Trung Hoa dưới chế độ Cộng Sản pha trộn tham vọng Đại Hán. Những điều dưới đây nói về sự đau thương của dân Ukraine, những đòn trừng phạt của Mỹ và Tây Phương, Putin sẽ đẩy cuộc chiến đi xa đến đâu, Mỹ và Châu Âu sẽ đối phó ra sao…
***
Trên không, trên bộ và trên biển, Nga đã bắn hỏa lực tàn khốc vào Ukraine, một quốc gia theo thể chế dân chủ, với 44 triệu người dân và họ đang chiến đấu ở ngoại ô thủ đô Kyiv để bảo vệ nền dân chủ non trẻ mà họ trân quý.
Trong nhiều tháng, Vladimir Putin phủ nhận xâm lăng Ukraine, nhưng nay “chứng minh Putin nói láo như vẹm”.
Khi số lượng người chết tăng lên, Putin sẽ bị buộc là đã phá vỡ hòa bình ở châu Âu. Điều gì xảy ra tiếp theo có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ nền an ninh của lục địa văn minh này? [Đọc tiếp]
Bàn về Nga tuyên bố một vài lực lượng Nga ở biên giới đã rút đi…
Tổng thư ký Liên Minh NATO, Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Ba (15/02/2022) rằng ông thấy lý do cho “sự lạc quan thận trọng” sau khi Moscow ra hiệu sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga cho biết một số binh sĩ của họ đã trở lại căn cứ. Tuy nhiên, TTK NATO lưu ý rằng không có dấu hiệu nào cho thấy sự giảm leo thang của Nga “trên thực địa”.
Ông Stoltenberg nói với các phóng viên báo chí tại Brussels trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO vào ngày mai, thứ Tư (16/02/2022): “Moscow đưa những tín hiệu ngoại giao nên được tiếp tục, có cơ sở cho sự lạc quan thận trọng. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu giảm leo thang nào trên mặt đất”.
Sau khi Tổng thống Nga Putin ra hiệu hôm thứ Hai rằng ông sẵn sàng ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Nga và NATO về nỗ lực gia nhập liên minh của Ukraine, Moscow đã gửi đi một loạt các tín hiệu trái ngược vào thứ Ba – thông báo rằng một số lực lượng Nga sẽ được đưa về nhà sau khi hoàn thành các cuộc tập trận, ngay cả khi các cuộc tập trận quân sự lớn tiếp tục diễn ra gần Ukraine và Biển Đen. [Đọc tiếp]
Tổng Tư Lệnh quân ly khai Miến Điện nói chuyện với Asian Times
Có bao giờ chúng ta lại nghĩ đến một nước Miến Điện láng giềng cách Việt Nam bởi nước Lào chật hẹp, lại phức tạp đến như vậy? Miến Điện ngày nay gọi là Myanmar. một quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương với diện tích 676,578 cây số vuông lớn gấp 2 nước Việt Nam (331,699 km2) cộng lại, dân số Miến Điện 53.5 chỉ bằng nửa dân số Việt Nam. Chúng ta nghe nhiều về Miến Điện khi có bà Aung Sang Sui Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình, bà từ giả chồng con ở nước Anh đơn thân độc mã trở về tranh đấu cho một nước Miến Điện được tự do dân chủ.
Nhìn thấy bà có tướng sang trọng nhưng số lận đận về già, tình duyên trắc trở nay lại bị bọn thảo khấu quân phiệt Miến Điện bạo ngược tuyên án tù bà đến 100 năm. Năm nay bà đã 74 tuổi, lại thêm 100 năm tù là thì bà phải sống đến 174 năm để bóc lịch cho hết hạn, nếu bà mất ở tuổi đại thọ 100 thì còn 74 năm tù ở âm ty.
Hôm nay đọc Asia Times mới nhìn ra một góc khuất khác của Miến Điện, qua bài phỏng vấn mới thấy đây một đất nước không phải như mình được biết, ở đó vô cùng phức tạp với các dân tộc thiểu số trong đó có người Arakan. Một tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương (xem hình giải màu đỏ là tỉnh Arakan).
Gần đây các nước trong khối ASEAN đang đánh bóng một nhân vật trẻ ở Miến Điện, anh ta là thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, Tổng Tư Lệnh tư lệnh quân kháng chiến Arakan có 30,000 quân. Tỉnh này trước đây độc lập (thiết nghĩ nó như vùng cao nguyên của người thượng du Việt Nam xưa kia, sau này thành đất của Hoàng Triều Cương Thổ).
Arakan có biên giới phía Tây giáp bờ biển Vịnh Bengal, Phía Bắc giáp Bangladesh và Ấn Độ, Phía Đông có dãy núi cao Arakan làm bình phong ngăn với phần còn lại của Miến Điện. Xưa kia, vùng đất này chỉ tiếp cận với biển Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1937, Arakan thành một tỉnh của Miến Điện lấy tên Rakhine. Tuy là một tỉnh của Miến Điện nhưng người Arakan vẫn mơ về chủng tộc và lịch sử của họ, cho nên họ thành lập quân đội, hành chánh và thuế khóa….
Dưới đây là phần phỏng vấn của nhà báo Asian Times với thiếu tướng Tổng Tư Lệnh quân Arakan gọi là Arakan Army (AA): [Đọc tiếp]
Nga hù dọa hay đánh Ukraine?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Hiện nay nhiều lời đồn cho rằng Nga chỉ phô trương sức mạnh quân sự ở biên giới Ukraine để hù dọa nhằm chiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Suy nghĩ như vậy thì coi thường tình báo của Mỹ và các nước châu Âu chẳng biết gì về đường đi nước bước của Nga hay sao? Hãy đọc một đoạn tin trên hãng truyền thông uy tín của Mỹ: “Hiện Nga đang đưa quân qua biên giới Ukraine, đến những vùng ly khai xung quanh hai thành phố Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, hoặc di chuyển đến sông Dnieper. Một giới chức cao cấp giấu tên tiết lộ là Ngũ Gíác Đài Hoa Kỳ đang nghiên cứu 5 hoặc 6 phương án khác nhau tùy thuộc vào mức độ điều quân Nga tại Ukraine, nếu tình huống xảy ra”.
Nói vậy là từng bước chuyển dịch của quân đội Nga thì Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu đều biết rõ qua hình chụp từ vệ tinh, từ tình báo có mặt ngoài thực địa và từ những phương tiện tình báo tối tân nhất hiện nay. [Đọc tiếp]
Hãy lấy lại bản lĩnh và hùng khí của Hoa Kỳ.
lethanhnhan@vietquoc.org
Sau Đệ II thế chiến năm 1945, Hoa Kỳ là cường quốc số một không ai sánh kịp, các chính phủ Mỹ luôn luôn dùng sức mạnh kinh tế đi đôi với quân sự để trừ gian diệt bạo. Đối với những nước nghèo thì Mỹ giúp phương tiện để phát triển. Đối với kẻ thù như Nhật, Đức thì Mỹ biến thù thành bạn để làm ăn với Mỹ. Nay Đức và Nhật thành cường quốc kinh tế sống chung với Mỹ trong thế giới hòa bình và hỗ tương với ước vọng nhân loại dưới mái nhà chung Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Nay, căn nhà LHQ đó bị ngã nghiêng sắp đổ, vì có những gã đạo tặc Trung Cộng và Nga liên tục quấy phá. Trung Cộng vẫn lộ nguyên hình loài quỷ sống Cộng Sản, Nga thì ẩn mình dưới con quỷ Cộng Sản đã chôn xuống mồ. Căn nhà chung LHQ nay không còn là nơi trú nấp cho nhân loại mà đã thành “căn nhà dĩ vãng”. Đến mức tàn tệ là Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) lại bị những nước có thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất vào choáng chỗ. Nói theo tiếng Việt là “quỷ đã nhập tràng”. [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ-Úc vạch trần âm mưu: “tàu đánh cá” Trung Cộng gây rối ở Biển Đông
Theo hồ sơ của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), toàn bộ hoạt động của tàu đánh cá do nhà nước Trung cộng tài trợ từ việc đóng tàu, cung cấp nhiên liệu, đến lương tháng và của thuyền trưởng và thuyền viên.
Vén tấm màn Dân Quân Biển của Trung Cộng trên Biển Đông
Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh Bạch Hàng Hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết, dân quân biển của Trung Cộng là lực lượng bán vũ trang, thường xuyên hiện diện ở khu vực Biển Đông. Theo hình ảnh vệ tinh thì các tàu này quấy rối và tấn công hoạt động đánh cá hợp pháp của các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông. [Đọc tiếp]
Trung Cộng tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương
Lời người post: tuyến cáp là gì?
Tuyến cáp là Asia-America Gateway (AAG) là một hệ thống cáp quang thông tin và đường giây Internet ngầm chạy dài dưới đáy biển 20,000 km (12,000 miles) nối kết lục địa Hoa Kỳ với Đông Nam Á dưới đáy biển Thái Bình Dương qua trạm trung chuyển ở đảo Guam và Hawaii (1) & (2).
Vốn nối kết giây cáp AAG là khoảng 500 triệu USD, được đầu tư bởi 19 quốc gia gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (UK), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), FPT Telecom (Việt Nam), Authority for Info-Communications Technology Industry (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), Saigon Postal Corporation (Việt Nam), StarHub (Singapore), Ezecom/Telcotech (Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Telecom New Zealand (New Zealand), Viettel (Việt Nam), và Sở Bưu Chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (Việt Nam). Tuyến cáp có điểm nối tới đất liền tại Hoa Kỳ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.(3) & (4)
Như vậy dự án cáp quan xuyên đại lục Mỹ-Đông Nam Á năm 2009 không có bàn tay nào của Trung Cộng nhúng vào. Các đường cáp quan này chạy dưới lòng biển và rất khó phá hỏng. Tuy vậy cách thiết kế đường giây cáp này nếu có bị đứt, nếu có bị đứt vì bất cứ lý do gì dễ thay thế từng đoạn. [Đọc tiếp]
Con Thuyền Không Bến
Chiều hôm ấy, nỗi lo âu dâng đầy trong trí óc, tôi quyết làm một chuyến chót, mở ngăn tủ, lấy vàng đi nộp. Ngồi trên chiếc xe đạp cũ, ọp ẹp, tiến về đường Công Lý, đường sá tấp nập và xô bồ, tôi đưa chân mang dép râu cà lên bánh xe đạp đế thắng. Vội vã dựng xe trước hiên nhà anh Quốc, còn có tên là Kinh Đô. Tôi đặt tất cả niềm tin vào anh chàng bụng bự na ná xì thẩu này. Tôi rút túi đưa vàng mà không hề có một chữ nào trên giấy, chỉ tin nhau và đặt niềm hy vọng tràn trề. Căng thẳng dâng đầy mình cứ tưởng nơi nào cũng có đôi mắt cú vọ của công an, nên vội vã từ giã. Bước ra hiên, hỡi ơi chiếc xe đạp đã bạc tình mà đi qua tay kẻ khác.
Một niềm đau và thất vọng đã hiện ra trước mắt, thế là tôi bắt đầu theo chủ nghĩa hoài nghi…
Thôi đành nhắm mắt đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vần thế nao? [Đọc tiếp]
FBI gài bẫy bắt kẻ bán bí mật tàu ngầm nguyên tử cho nước ngoài…
Kỹ sư nguyên tử của Hải Quân Mỹ Jonathan Toebbe và vợ đã bị buộc tội cố gắng bán bí mật tàu ngầm nguyên tử cho nước ngoài. Hồ sơ tòa án cho biết ông ta đã tìm cách bán tin tức mật cho một người mà ông ta tin là đại diện cho một thế lực nước ngoài. “Thương vụ” bán bí mật quốc gia lấy tiền bị Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) “lật mặt” từ Tháng 12/2020 và tiếp tục bằng màn “đánh lừa” ngoạn mục với người mua là nhân viên FBI giả danh.
Giăng bẫy
Theo hồ sơ luận tội nộp cho tòa án ở tiểu bang West Virginia vừa được gỡ niêm phong vào ngày 10/10, Jonathan Toebbe và vợ đã nhiều lần cố gắng chuyển bí mật tàu ngầm nguyên tử của Mỹ cho nước ngoài, một âm mưu kiếm tiền bất chính bị khép vào tội gián điệp. Theo FBI, “Toebbe lén lút lưu giữ các thông tin tối mật về tàu ngầm nguyên tử Mỹ đã vi phạm Luật Năng Lượng Nguyên tử (Atomic Energy Act) khi nhiều lần trao tài liệu bí mật (Restricted Data) cho một chính phủ nước ngoài với sự tiếp sức khôn ngoan của người vợ, Diana Toebbe”. [Đọc tiếp]