Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Nói về tác giả “Ai Về Sông Tương”
Trong Đại Hội Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa qua, có một anh em hát bài “Ai Về Sông Tương” – Đây là bài nói về tác giả bản nhạc nổi tiếng này: Thông Đạt
Nhạc sĩ Văn Giảng, tên thật là Ngô Văn Giảng, một trong những tài năng âm nhạc của người Việt thuộc văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, thành danh và đóng góp không ít cho nền văn hóa mà ông phục vụ, với cả những dòng nhạc tác phẩm bình dân cho đến học thuật. Thậm chí sau năm 1975, khi tìm đến định cư ở Úc, ông cũng làm việc không ngừng, góp sức xây dựng văn hóa âm nhạc cho cộng đồng người Việt đang tập hợp ở đây. Ông qua đời ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc, ngày 9 Tháng 5 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi. [Đọc tiếp]
Những gì xảy ra giữa Mỹ-Trung Cộng trong 18 tháng của TT Joe Biden?
Lời người post: Sở dĩ phải bỏ thì giờ để dịch tài liệu này, để chúng ta biết được những diễn biến thực tế xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2020 đã 18 tháng qua. Trong tài liệu này, chỉ biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những sự kiện xảy ra theo thời gian giữa Tòa Bạch Ốc và Bắc Kinh kể từ ngày 21/01/2020 đến cuối tháng 6/2022.
Căn cứ trên tài liệu này, trang nhà https://vietquoc.org sẽ có những bình luận sau. Tài liệu này cũng giúp sự bình luận quan hệ giữa Mỹ-Trung dưới thời Biden mang tính cách vô tư không cảm tính.
*****
Vào ngày 20/01/2021, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của Hoa Kỳ, từ đó đến nay ông có thay đổi gì không về sự quan hệ Mỹ-Trung, vốn rất căng thẳng trong 4 năm của cựu TT Trump. Nhất là xung đột giao thương leo đến mức thang chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty kỹ thuật công nghệ của Trung Cộng (TC) rất gắt gao.
Kể từ khi Joe Biden nhậm chức, người Mỹ rất chú ý đến định hướng chính sách của Mỹ đối với TC. Hãy đọc hết toàn bộ những việc làm dưới đây sẽ tự đánh một cách khách quan.
Quan hệ Mỹ-Trung từ ngày TT Biden nhậm chức đến cuối
tháng 6/2022: [Đọc tiếp]
Cựu Thủ Tướng Tony Blair: Nguy cơ của thế kỷ 21 là Trung Cộng chứ không phải Nga
Lời người post: Tony Blair có 10 năm thủ tướng nước Anh, sau khi mãn nhiệm ông có 15 năm làm việc với các quốc gia và các định chế hàng đầu quốc tế. Qua đó, ông đã tích lũy một kinh nghiệm rất lớn và giá trị. Bài nói chuyện của ông tại Ditchley Annual Lecture ngày 16/07, rất có giá trị về tầm nhìn chiến lược của một thế giới Tây Phương ngày nay cần phải thay đổi để đáp ứng với thời đại.
Đồng thời trong bài nói chuyện của ông nhấn mạnh nguy cơ của thế giới trong thế kỷ thứ 21 là Trung Cộng chứ không phải Nga.
Nhận thấy gia trị của bài nói chuyện và hình như chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng đang đi trên hướng “strength plus engagement” của Tony Blair đã đề cập trong bài nói chuyện.
***
Năm 1945 hay 1980, các nước Tây Phương đã ở trong những khúc quanh lịch sử quan trọng. Những lần này, Tây Phương phải tạo ra các thể chế mới về lãnh đạo quốc tế, về quốc phòng và hợp tác của châu Âu thay cho một cuộc chiến tranh thế giới do xung đột giữa các quốc gia châu Âu gây ra.
Năm 1980, sau nhiều năm có vũ khí hạt nhân, chúng ta tìm kiếm sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, điều đó chứng minh và sự thành công của các giá trị tự do dân chủ. [Đọc tiếp]
10 nước bên bờ vực phá sản đều tham gia “Vành đai và Con đường” của Trung Cộng
Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất gặp phá sản. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Lào, Pakistan, Venezuela, Guinea, và Việt Nam, đã lên tiếng báo động.
Áp lực kinh tế đã thúc đẩy làn sóng biểu tình, việc vay nợ lãi suất cao ngắn hạn để cung cấp tiền cứu trợ đại dịch Virus Vũ Hán (COVID-19), đã làm chồng chất thêm nợ đối với các quốc gia vốn đang phải khó khăn để phải trả nợ đúng hạn của mình. Theo số liệu của cơ quan quốc tế Liên Hợp Quốc, trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, có hơn một nửa quốc gia đang lâm vào cảnh chật vật trả nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ rất cao. [Đọc tiếp]
Ủa, ông chưa có tiến sĩ hả? Sao không “làm một cái”?!
“PGS-TS-BS” – đó là viết tắt của “Phó giáo sư – Tiến sĩ’ – Bác sĩ”. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y khoa nước Việt Nam. Đó là bệnh hám danh, đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh. [Đọc tiếp]
Cựu TT Abe bị ám sát, đảng LDP của ông thắng lớn tại Thượng Viện Nhật
Đảng LDP của cựu thủ tướng Shinzo Abe thắng lớn tại Thượng Viện Nhật ngày 10 tháng 7 năm 2022, tiếp tục thực hiện di sản của ông: Sửa đổi Hiến Pháp để Nhật được nâng cao lên hàng cường quốc quân sự hầu đối đầu với Trung Cộng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Theo New York Times: TOKYO – Hai ngày sau khi cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị ám sát chết tại địa điểm vận động cho cuộc bầu cử Thượng Viện Nhật vào thứ Sáu, Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) của ông và các đảng đồng minh đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử Quốc Hội Nhật năm nay, giúp họ có cơ hội theo đuổi tham vọng lâu dài của ông cựu Thủ Tướng Shinzo Abe, là sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. [Đọc tiếp]
Nhìn Lào phá sản vì liên doanh với Trung Cộng – Khi nào đến Việt Nam?
Với hy vọng mở rộng xuất cảng và thu hút khách du lịch, Lào đã xây dựng liên doanh Đường sắt Lào-Trung với Trung Cộng, thị trường xuất cảng và là nước hợp tác kinh tế thương mại quan trọng nhất của Lào.
Tiến trình xây dựng kéo dài 5 năm và tuyến đường sắt đã chính thức khai trương vào cuối năm 2021. Nhưng do nền kinh tế Trung Cộng hiện đang suy thoái, Lào thấy mình ở một vị trí có thể phải trả nợ từ việc xây dựng đường sắt bằng tài nguyên thiên nhiên của nước Lào.
Bản cập nhật kinh tế Trung Cộng tháng Sáu của World Bank báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Cộng sẽ chậm lại còn 4.3% trong năm 2022, có nghĩa là nhu cầu nhập cảng của Trung Cộng giảm, một đòn giáng thêm vào tình hình kinh tế mong manh của Lào.
Vào tháng Tư năm 2022, World Bank báo cáo lạm phát của Lào đã tăng từ dưới 2% trong tháng 02/2021 lên 9.9% trong tháng Tư năm nay. Đây là mức cao nhất trong hơn mười năm qua và đã đe dọa đáng kể đến mức sống của dân Lào, đặc biệt là đối với các gia đình có thu nhập thấp. [Đọc tiếp]
Luật “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Mỹ và thân phận Biển Đông…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ngày 27 tháng 6 năm 2022 ngày cứu tinh của dân tộc Việt Nam chăng?! Ngày đó có gì đặc biệt cho số phận của dân tộc 100 triệu người đang bị o ép trong ngõ hẹp không có lối thoát.
Dân tộc Việt Nam, qua bao thế hệ chinh chiến triền miên, hàng lớp thanh niên hy sinh núi xương sông máu trên sa trường để bảo vệ giải đất hình cong như chữ “S”, lưng tựa vào rừng Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Thái Bình như dòng sữa mẹ nuôi sống đàn con… [Đọc tiếp]
Đề tài tình báo: Về sự xâm nhập phá hoại của Việt Cộng tại Hải Ngoại
I) Chuyện cũ trước 1975:
Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt Cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cử tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. [Đọc tiếp]
Litva: Nước nhỏ nhất thế giới là anh hùng chống cộng
Lê Thành Nhân
Một nước rất nhỏ, có thể nói là nhỏ nhất thế giới thuộc vùng Baltic ở Bắc Âu, nhưng có lá gan rất lớn và con tim thật vĩ đại, đứng hẳn về công lý, tự do sẵn sàng hy sinh bằng mọi giá chống lại hai nước độc tài cộng sản lớn nhất hoàn vũ Nga-Tàu. Năm 2021, một mình đương đầu với Trung Cộng và năm nay đương đầu với Nga không khoan nhượng. Thật đáng kính, đáng nể!
Gần đây chúng ta thấy báo chí đăng tin, Litva có thể là thùng thuốc nổ Thế Chiến III. Thật ra, trước đây ít ai để ý đến Litva. Nhờ chuyện “anh hùng tí hon” chống Tàu Cộng rồi chống Nga mới đi tìm hiểu thì Litva là nước thật nhỏ, diện tích 65,000 km2, dân số 2.8 triệu người. Nhìn trên bản đồ châu Âu, ba nước nước vùng Baltic gồm: Estonia, Latvia, Lithuania thì Litva chính là Lithuania, thủ đô Vilnius, từ đây người viết dùng Litva cho gọn. [Đọc tiếp]
Nga-Tàu liên minh đưa thế giới vào chiến tranh thứ ba
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thất bại
Cuộc chiến xâm lăng của Nga, với kế hoạch ban đầu là Putin muốn chiếm toàn lãnh thổ Ukraine,mục đích đẩy biên giới khối NATO ra xa nước Nga ngàn dặm, kế hoạch 1 đã bị thất bại. Kế hoạch thứ 2 của Putin là thu hẹp chiến trường chủ yếu là chiếm vùng biên giới miền Đông và vùng miền Nam để kiểm soát toàn bộ lối ra Biển Đen của Ukraine. Khi Soái Hạm Moscow, cùng nhiều khu trục hạm và tàu tiếp tế của Nga liên tục bị Ukraine bắn chìm xuống Biển Đen, báo hiệu Nga thất bại kế hoạch 2 tại chiến trường miền Nam. Nga xoay qua kế hoạch thứ 3 là tập trung lực lượng chiếm vùng Donbass để chiếm hai tỉnh gọi là “nhà nước cộng hòa độc lập tự trị” Donetsk và Luhansk, Putin dùng sự chiếm đoạt này để giữ thể diện nói chuyện với dân Nga – không lẽ Putin đi không lại về không?
Tuy thế, mặt trận chính trong kế hoạch 3 của Putin là ở thành phố Severodonetsk thuộc tỉnh Luhansk nằm bên bờ sông Seversky Donetsk, cách biên giới Nga 145 cây số. Cả mấy tuần nay, Nga dồn mọi hỏa lực mà không thể chiếm thành phố này, tại đây quân Nga bị quân Ukraine kháng cự quyết liệt, không tiến thêm được bước nào. Nếu quân Nga thất bại ở mặt trận Severodonetsk đồng nghĩa với Nga không thể chiếm được vùng Donbass. Thừa thắng xông lên, Ukraine có thể phản công qua Crimea. Lúc đó Vladimir Putin chỉ còn độn thổ chứ không thể nhìn mặt mọi người, nhất là dân Nga! [Đọc tiếp]
Điểm báo Pháp
Bắc Kinh giữ bí mật những thỏa thuận song phương với các tiểu quốc ở Thái Bình Dương, tìm cách đẩy Mỹ khỏi khu vực. Tại châu Âu, Trung Cộng gia tăng quyền lực mềm ở vùng Balkan. Trong khi đó Moscow bị mất đi ảnh hưởng nơi các đồng minh Trung Á do xâm lăng Ukraine.
Thắng thầu nhờ giá rẻ, công nhân đưa từ Trung Cộng sang
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (Pentecôte), chỉ duy nhất Le Figaro ra báo, bên cạnh Le Monde ra từ cuối tuần trước. Trung Cộng và Nga, hai nước thù nghịch với phương Tây là chủ đề chính của nhiều bài báo. Le Monde có bài điều tra dài về Balkan: Tuyến đầu của ” soft power” Trung Cộng. Một cây cầu ở Croatia, một tuyến tàu cao tốc ở Serbia, một xa lộ ở Montenegro: ba dự án cơ sở hạ tầng lớn do Trung Cộng xây dựng trong vùng Balkan được khánh thành năm 2022. Trước sự tấn công của Bắc Kinh, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cố gắng nắm lại thế chủ động. [Đọc tiếp]
Tử tù cải tạo Việt Nam Cộng Hoà!
Lời Giới Thiệu của Khôi An (người viết)
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ đơn thân, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong tình trạng xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau ngày 30/04/1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Người tù tử tội là Thiếu tá Nguyễn Văn Bé khoá 19 trường Vĩ Bị Quốc Gia Đà Lạt và tấm gường hy sinh vô bờ bến của người vợ tảo tần nuôi 6 con thơ đến mấy chục năm sau được lên đường định cự tại Mỹ theo diện HO14 – Một câu chuyện thật cảm động.
Ai thắng, ai thua sau 101 ngày Nga xâm lăng Ukraine?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ngay từ đầu cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine, trang nhà https://vietquoc.org đã có bài bình luận rằng Nga xâm lăng Ukraine là đi vào bẫy của Mỹ đã giăng ra. Nay quả thật đúng như tình hình cuộc chiến đang xảy ra.
Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tại Ukraine đến khi Nga kiệt quệ về nhân lực, tài lực và kinh tế, không còn đủ sức để mở một cuộc chiến vào nước nào nữa. Sự ngừng chiến ở Ukraine sẽ đến khi nào Mỹ đạt được mục đích nói trên để trừ hậu quả lâu dài cho châu Âu. Do đó, Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine đủ để chiến đấu cầm cự, đánh trả chứ không phải viện trợ để Ukraine đánh quân Nga chạy về nước Nga. Bởi thế, chúng ta thấy nhiều loại vũ khí tối tân mà Mỹ chưa viện trợ cho Ukraine, lấy cớ là sợ Nga lấy được những kỹ thuật tối tân của những loại vũ khí của Mỹ. Nhưng bề trái của vấn đề là Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cho đến khi cần thiết. [Đọc tiếp]
Giám đốc CIA: William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới
Năm mươi năm sau “cuộc đảo chính” Chiến Tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối diện với một trật tự toàn cầu mới.
Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FT Weekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến Tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. [Đọc tiếp]