Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế. [Đọc tiếp]
Chỉ thị 15 của Bộ Chính Trị đảng CSVN là gì mà tướng công an cũng… bó tay?
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát của tướng công an CSVN Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì?
Báo chí và mạng xã hội tràn đầy lời nói thật của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP HCM tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an Thành Phố giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì công an Thành Phố cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”. [Đọc tiếp]
Lễ Hai Bà Trưng và Truyền Thống Anh Hùng Chống Ngoại Xâm của Phụ Nữ Việt Nam
Lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng có lúc nhục, lúc vinh. Tại châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ý. . . từng bị Hy Lạp rồi La Mã đô hộ cả ngàn năm. Tây Ban Nha bị một nước nhỏ ở bắc Phi là Ma Rốc cai trị gần 1 ngàn năm.
Trung Hoa, một nước từ trước tới nay thường tự đề cao là thiên triều, xưa kia đã từng có thởi kỳ phải triểu cống dưới hình thức thuế cho các dân tộc ở bên kia Vạn Lý Trường Thành hàng năm để được sống yên ổn. Nhưng cũng không được yên ổn mãi mãi mà bị hết người Mông Cổ đến người Mãn Châu cai trị rồi người phương Tây như Anh, Pháp, Nga, Đức, Bồ . . . xâu xé làm bao nhiêu mảnh, chưa kể người Nhật sát nhập quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ thành lãnh thổ Nhật cho tới năm 1945, khi Nhật đầu hàng người Mỹ bởi 2 trái bom nguyên tử mới lại trở về dưới sự cai trị của người Trung Hoa! [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa
Chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa , quân đội Trung Cộng đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển Đông. Trên đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper với lập pháp Hoa Kỳ mới được tiết lộ.
Trong một bản báo cáo gửi thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đề ngày 23/02/2016, giám đốc Tình báo Quốc gia James Claper cho biết những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Cộng tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.
Tình báo Mỹ nói về việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông
Hoạt động xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc trên các đảo có tranh chấp ở Biển Đông đã gần hoàn tất và giúp cho kế hoạch của Bắc Kinh nhằm nhanh chóng phô trương sức mạnh trong khu vực. Đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nêu ra trong một văn bản phân tích tình báo gửi đến Quốc hội hôm 23/2 và được trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ đăng tải hôm 9/3.
Ông Clapper cho hay Trung Quốc đã gần hoàn tất các tiền đồn chính trên các đá hoặc đảo nhỏ nằm trong vòng tranh chấp của một số nước, trong đó có Việt Nam. Ông nói: “Căn cứ vào tốc độ và quy mô xây dựng các tiền đồn này, Trung Quốc sẽ có thể triển khai một loạt các năng lực tấn công và phòng thủ quân sự và trợ giúp cho sự gia tăng hiện diện của Hải quân và Tuần duyên của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2016”. [Đọc tiếp]
Lộ danh sách 22.000 chiến binh khủng bố của IS ?
Ngày 10/03/2016, cơ quan truyền thông Anh Quốc, SkyNews cho biết đã nhận được danh sách chiến binh của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, với tên tuổi 22.000 người thuộc 50 quốc gia khác nhau. Những thông tin trên đã được chuyển tới các cơ quan an ninh.
Theo hãng thông tấn Pháp AFP, SkyNews đã nhận được tài liệu mật nói trên từ một cựu chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tất cả các tài liệu được thu vào một ổ khóa USB và được trao cho SkyNews tại một địa điểm bí mật trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu làm được gì để chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ?
Cuối tháng Hai vừa qua, một nhóm học giả, chuyên gia hoạch định chính sách và quan chức chính phủ, trong đó có nhiều người đến từ châu Âu, đã họp lại tại Rangoon (Miến Điện) để thảo luận về các thách thức chiến lược tại vùng Đông Nam Á, trong đó có vấn đề Biển Đông. Trong một bài viết đăng trên trang web tạp chí Mỹ Forbes vào hôm 06/03/2016, chuyên gia Úc John Lee, giám đốc Học Viện An Ninh Khu Vực tại Canberra đã nêu bật những gì mà châu Âu có thể làm được, đặc biệt là trong việc ngăn không cho Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, khuấy động tình hình ổn định trong khu vực.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (42)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Năm 1959 hành quân Quân Khu 4 (42) [Đọc tiếp]
“Hoàng đế” Tập Cận Bình qua mặt Mao và Đặng về quyền lực, xem lân bang là chư hầu
Tập Cập Bình củng cố ngôi hoàng đế
Về thời sự châu Á , nhân khoá họp của Quốc Hội Trung Cộng, nhật báo Công giáo La Croix cho biết cơ quan lập pháp Trung Cộng đã là bù nhìn mà còn đang bị Tập Cận Bình “siết chặt” thêm.
Trong hai tuần, các đại biểu sẽ thông qua kế hoạch kinh tế năm năm mà xí nghiệp quốc doanh, do đảng Cộng sản chỉ đạo, sẽ tiếp tục áp đảo kinh tế quốc gia. Để thu tóm hết quyền lực, Tập Cận Bình sẽ được “Quốc Hội” trao cho danh hiệu “hạch tâm” theo tiếng Tàu, là “trái tim của đảng” tức là ngang hàng với Mao Trạch Đông. [Đọc tiếp]
Nguyễn Phú Trọng ăn mừng ngày sinh kẻ bán nước
Sáng ngày 1/3/2016, nhà cầm quyền CSVN đã tưng bừng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – kẻ đã ký công hàm 1958 bán Hoàng Sa cho Trung Cộng.
Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình (Inside Xi Jinping’s inner circle)
Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.
Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các phụ tá và đồng nghiệp cũ, những người Tập từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác. [Họ là kẻ cùng với Tập chủ trương bá quyền xâm chiếm Biển Đông ] [Đọc tiếp]
Tại sao Trung Cộng và Nga sợ hệ thống hoả tiễn THAAD của Mỹ ?
Chúng ta còn nhớ ngày diễn hành tại Bắc Kinh, vào hôm 3 tháng 9 năm 2015, vợ chồng Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện mặc đại cán long trọng tiếp bà Tổng Thống độc thân Park Geun-hye (Phác Cận Huệ) của Nam Hàn, một Tổng Thống duy nhất của phe thế giới tự do dự lễ diễn binh của Trung Cộng thuộc phe Cộng Sản. Sự kiện độc đáo này nhờ Nam hàn là đối tượng thương mãi quan trọng của Bắc Kinh, và dù một nước nhỏ nhưng có vị thế lớn trên trường quốc tế đó là cường quốc kinh tế thứ 13, và quân sự mạnh đứng thứ 7 trên thế giới hiện nay. Hai nước này đã trải qua một thời gian dài xây dựng quan hệ ngoại giao mới có sự thân thiện tham dự lễ diễn binh tại Bắc Kinh vừa rồi. Thế nhưng, trong những tháng gần đây, Bắc Kinh luôn gửi tín hiệu hăm dọa đến Nam Hàn cảnh cáo rằng Nam Hàn phải thận trọng, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bắc Kinh nói với Nam Hàn rằng: “Nam Hàn nên tính đến lợi ích các nước khác khi cân nhắc vấn đề an ninh của riêng họ”; trầm trọng hơn, ngày 23 tháng 2, 2016 Đại Sứ Trung Cộng ở Nam Hàn, Qiu Guohong cảnh cáo là nếu Seoul quyết định đặt hệ thống hỏa tiễn tối tân THAAD trên đất Nam Hàn, sẽ phá hủy mối quan hệ song phương giữa hai nước”. Và dĩ nhiên, Nam Hàn sẽ phản ứng lại với những lời lẽ không mấy nhượng bộ.
Như vậy THAAD là hệ thống ngăn chận hỏa tiễn như thế nào của Mỹ mà Trung Cộng và Nga sợ như vậy? [Đọc tiếp]
Nam Hàn và Hoa Kỳ thảo luận về dự án lá chắn hoả tiễn THAAD
Mỹ và Nam Hàn đẩy thêm một bước nữa trong việc buộc Trung Cộng phải trói tay con rối Bắc Hàn Cộng Sản. Vài tháng trước đây, khi Bắc Hàn thử vũ khí hạch nhân và tiếp theo thử hoả tiễn tầm xa đã làm cho các nước tây phương lên tiếng phản đối và đòi đưa ra Liên Hiệp Quốc có biện pháp cứng rắn với Bắc Hàn, thì Trung Cộng bênh vực dùng quyền Ủy Viên Thượng Trực Liên Hiệp Quốc để bác bỏ, cho nên HK cùng Nam Hàn tuyên bố sẽ đặt lá chắn hỏa tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) tại Nam Hàn. THAAD có thể làm cho Trung Cộng lép vế và không kịp trở tay trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ nếu đối phương đặt hệ thống phòng thủ hoả tiễn THAAD trên lãnh thổ Nam Hàn sát nách TC. Sau đó, Trung Cộng đã có thái độ dịu giọng để trì hoãn việc Mỹ-Nam Hàn đặt THAAD. Thế nhưng biết TC không là kẻ lừa dối, cố tình trì hoãn chứ không thật tâm ngăn cản Bắc Hàn, nên hôm 4 tháng 3, 2016 vừa rồi, Hoa Kỳ và Nam Hàn tiếp tục thảo luận việc đặt THAAD tại Nam Hàn. [Đọc tiếp]
Khó khăn kinh tế buộc Trung Cộng giảm mức tăng ngân sách quân sự
Trong hoàn cảnh kinh tế ngày càng nhiều khó khăn, Trung Cộng buộc phải giảm bớt mức tăng chi tiêu quân sự trong năm nay, đúng vào lúc Tập Cận Bình muốn tiến hành một cuộc cải tổ sâu rộng nhất từ nhiều thập niên qua trong quân đội nước này.
Theo bản báo cáo về ngân sách được công bố hôm nay, 05/03/2016, tại buổi khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Cộng, Bắc Kinh dự trù là chi tiêu quân sự của nước này trong năm 2016 sẽ tăng 7,6%, mức tăng thấp nhất từ một thập kỷ qua.
Mỹ điều động tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm tấn công Stennis vào Biển Đông
Trong một hành động được cho là nhằm mục tiêu phô trương lực lượng, Hoa Kỳ đã phái một tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Cộng và các láng giềng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ cho rằng đó chỉ là hoạt động bình thường của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm Stockdale và Chung-Hoon, hai tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7. Theo báo chí Mỹ, đội tàu đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông từ hơn 24 tiếng đồng hồ vừa qua.