Tại sao Bỉ trở thành sào huyệt của quân thánh chiến tại châu Âu ?
Phóng viên quốc tế dồn dập đổ về Molenbeek, Vervier, Forest, Schaerbeek khi những địa danh này trên vương quốc Bỉ trở thành địa bàn hoạt động của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại châu Âu. Vì sao nước Bỉ trở thành “mảnh đất mầu mỡ” của quân thánh chiến Hồi Giáo và đâu là nguyên nhân khiến Bruxelles trở thành mục tiêu tấn công ?
Tháng 11/2015, sau loạt khủng bố đẫm máu Paris, công luận Bỉ đã choáng váng khi phát hiện ra rằng vương quốc Bỉ đã trở thành “cứ địa của quân khủng bố trong lòng châu Âu”. Nhật báo Anh The Guardian nêu lên câu hỏi: vì sao quân khủng bố lại chọn Bỉ là địa bàn hoạt động ? Tờ báo nhắc lại rằng, cách nay 20 năm, cuốn cẩm nang “tiến hành thánh chiến tại châu Âu” đầu tiên đã được tìm thấy trên đất Bỉ. [Đọc tiếp]
Cảnh sát Bỉ xác định được nghi phạm khủng bố Bruxelles
Báo chí Bỉ ngày 23/03/2016 đưa tin cảnh sát nước này đã xác định được danh tính ba nghi phạm của hai vụ đánh bom tự sát tại sân bay Bruxelles-Zaventem làm hơn ba chục người chết và hàng trăm người bị thương sáng thứ Ba ngày 22/03.
Dẫn nguồn tin của cảnh sát Bỉ, đài phát thanh truyền hình RTBF cho biết hai nghi phạm cho nổ bom tại phi trường Zaventem là hai anh em Khalid và Brahim El Bakraoui, sống tại Bruxelles. Trước đó, cảnh sát Bỉ chỉ nắm được hai đối tượng trên từng tham gia vào các hoạt động băng nhóm tội phạm lớn, không có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khủng bố.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (45)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập II (1950-1975)/ Năm 1960: Du học Hoa Kỳ trở về đơn vị Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (45) [Đọc tiếp]
Trung Cộng bành trướng biển Đông “gây rủi ro lớn trên thế giới”
Khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở biển Đông vì sự bành trướng của Trung Cộng gây ra một mối đe dọa toàn cầu lớn, theo tổ chức nghiên cứu của Anh có tên viết tắt là EIU (Economist Intelligence Unit).
Bảng nhận định những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Cộng đứng ở vị trí 20. [Đọc tiếp]
Những nước cờ bành trướng của Trung Cộng sau Gạc Ma 1988
Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài thực hiện tham vọng từ đánh chiếm Hoàng Sa đến đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía Nam.
Từ Hoàng Sa tới Gạc Ma cho thấy:
Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình. Từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. [Đọc tiếp]
Bốn chữ “lãnh đạo nào của Trung Cộng cũng nói”, hãy nhớ họ làm gì ở Gạc Ma 1988!
Để hiểu rõ về chiến lược đối với Biển Đông đã được nuôi dưỡng trong bộ máy lãnh đạo Trung Hoa qua nhiều thời kỳ lịch sử, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả loạt bài phân tích để chứng minh dã tâm “bá quyền” của Bắc Kinh là truyền kiếp không bao giờ từ bỏ tham vọng
Tham vọng từ lịch sử
Các vương triều phong kiến Trung Hoa trước đây luôn ôm ấp giấc mộng thống trị thế giới, nên không ngừng mở rộng bờ cõi ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng định đấu với Mỹ bằng sức mạnh hạt nhân
Căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, khi các tướng lãnh quân đội Mỹ liên tiếp “đe dọa” Bắc Kinh, trong khi báo chí Trung Cộng đe dọa trả đũa bằng “quân bài cuối cùng”.
Tờ Washington Post tại Washington DC tiết lộ, Tòa Bạch Ốc đã xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho trường hợp xung đột với Trung Cộng xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ liên kết cùng Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu để tạo thành tiếng nói đủ trọng lượng nhằm vào thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm xăm chiếm biển Đông.
Manila: Thỏa thuận mới với Washington giúp Philippines giữ biển
Hai ngày sau khi đạt thỏa thuận song phương cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ hải-lục-không quân để luân chuyển quân, chính phủ Philippines hôm nay 20/03/2016 tuyên bố hài lòng. Sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ giúp cho Philippines cải tiến khả năng phòng thủ và bảo vệ biển đảo bị Trung Cộng xâm lấn.
Trong ngày Chủ nhật 20/03/2016, từ Bộ Quốc phòng cho đến Bộ Ngoại giao Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ-Phi vừa đạt được hôm 18/03, trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược thường niên. Theo hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp máy bay, tàu chiến và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông, nơi Trung Cộng tranh chấp bằng sức mạnh.
Phỏng vấn 5 vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội…
Xin giới thiệu đây là ghi âm cuộc phỏng vấn 5 vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội về việc thành hình Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.
Tư lệnh Hải quân CS Việt Nam hội đàm với Đô đốc Hạm hội Hoa Kỳ
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott H. Swift và Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở hái Bình Dương, Trung tướng John A. Toolan ngày 18/3 đã có cuộc gặp với Chuẩn Đô đốc CSVN Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tư lệnh Scott H. Swift và tướng Toolan tới Việt Nam trong chuyến thăm 3 ngày từ 17/3 đến 19/3 và có các cuộc họp với quan chức cấp cao ở Hà Nội và Hải Phòng. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ tiết lộ hành vi khả nghi của Trung Cộng ở bãi Scarborough
Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua 17/03/2016, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã cho biết rằng Hoa Kỳ vừa phát hiện những hoạt động đáng ngờ của Trung Cộng quanh bãi cạn Scarborough đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012. Theo đô đốc Richardson, các hành động đó có thể là tiền đề cho việc bồi đắp nơi này thành đảo nhân tạo.
Trả lời hãng tin Anh, tư lệnh Hải Quân Mỹ nói rõ là “đã nhận thấy tàu Trung Cộng đang có một số hoạt động đại loại như hoạt động khảo sát” tại một khu vực có thể sắp trở thành nơi được bồi đắp. Khu vực được ông Richardson nói đến là bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.
Biển Đông : Bắc Kinh âm mưu dùng luật Trung Cộng bác bỏ luật quốc tế
Ngày 13/03/2016, ngay trước Quốc Hội đang họp, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Cộng Chu Cường cho biết sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế, mà mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Cộng”. Theo giới phân tích, ý đồ của Bắc Kinh trong quyết định thành lập cơ chế này là nhằm áp đặt luật lệ của Trung Cộng lên trên luật pháp quốc tế, trong tình trạng phán quyết sắp được Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra về yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (44)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Năm 1960 – Du học Hoa Kỳ về căn bản sỹ quan Thủy Quân Lục Chiến (44) [Đọc tiếp]
Tường trình từ Việt Nam: Huế và bánh mì miễn phí
Mỗi ổ bánh mì là một lời yêu thương gửi gắm và mỗi ổ bánh mì đến tay người nhận là một sự chia sẻ tình người trên tinh thần đồng đẳng, cùng san sẻ một buổi sáng, nhiều buổi sáng để ấm bụng ấm lòng, để thấy rằng cuộc đời này ấm áp và đáng yêu, đáng sống. Đó là triết lý của những bạn trẻ thành phố Huế khi họ chia sẻ, tặng bánh mì, xúc xích và bơ đường. Mỗi buổi sáng, cũng như nhiều bạn trẻ ở Sài Gòn và Đà Nẵng, Hà Nội, các bạn trẻ Huế bắt đầu công việc của mình từ 6h30 và kết thúc khi những ổ bánh mì cuối cùng được trao tay cho người cần dùng.
Cũng xin nói thêm là nhóm các bạn trẻ ở Huế gồm ba người, gồm Long, Nhận và Thể. Cả ba bạn trai đều là những người làm kinh doanh và thời gian đối với họ rất quí. Và những bạn trẻ này xem việc mỗi sáng mang bánh mì ra ngã tư Phan Châu Trinh – Nguyễn Trường Tộ để biếu cho những người cần đến là một công việc thường ngày, dù nắng mưa hay trở ngại thời tiết họ đều có mặt đúng giờ, đúng điểm.
Quân đội Mỹ dự định cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia
Lục quân Mỹ có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác không được nêu tên ở vùng Thái Bình Dương, nhằm giúp các lực lượng Mỹ khai triển nhanh chóng hơn vì các thiết bị và tiếp liệu đã có sẵn tại chỗ. Động thái mới này sẽ nằm ngay trong những nơi mà Trung Cộng cho khu vực họ có ảnh hưởng.
Một số trang tin Mỹ hôm 16/3 trích lời Chỉ huy Bộ tư lệnh Hậu cần Lục quân, Tướng Dennis Via, nói tại một hội nghị của Hiệp hội Lục quân Mỹ ở Hunsville, bang Alabama, rằng các thiết bị được cất trữ sẽ để phục vụ các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai. [Đọc tiếp]