Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Luận về “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện (ĐTCLTD)” Mỹ-Việt
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Gần đây, các cơ quan truyền thông của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) “nổ” lớn về chuyến thăm của Joe Biden được mô tả cái gì cũng hay, cũng đẹp! Từ khi chiếc máy bay C-17 Globemaster chở xe “Cadillac quái thú” của TT Mỹ hạ xuống phi trường Nội Bài, Hà Nội đến phút cuối cùng, đoàn xe hộ tống của công an CSVN giăng hàng ngang dẫn đầu tiễn chân Joe Biden ra tận Air Force One ở phi trường hú còi inh ỏi và chớp đèn báo hiệu liên tục… đó là cảnh tượng “tiền hô hậu ủng” một cách trang trọng của CSVN đón tiếp “trùm tư bản Mỹ” vào hai ngày 10-11/09/2023. Chưa hết, những mẩu chuyện nhỏ như ngoại trưởng Antony Blinken thích uống cafe trộn trứng ở Hà Nội đến nụ cười nhếch mép một bên “khoái chí” của Joe Biden trong bàn hội khi nghe Nguyễn Phú Trọng khen mái tóc bạc của ông đẹp, v.v… Những chi tiết được mô tả láng bóng không một chút sơ hở.
Khá khen nghề “ba xoay” của CSVN, mới ngày nào chửi rủa và nhục mạ “Đế quốc Mỹ” rất xúc phạm, giờ đây “xoay” qua ca ngợi, tôn vinh không tiếc lời! Đúng như lời của nhân gian “miệng lưỡi tụi Vẹm có khác…” (Vẹm là biệt danh của Việt Minh, mặt trận ngoại vi của đảng CSVN do Hồ Chí Minh lập ra). [Đọc tiếp]
Cuộc chiến Mỹ-Trung như thế nào?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Bối cảnh thế giới ngày nay
Không những tại Mỹ mà nhiều nơi trên thế giới đều cho rằng Hoa Kỳ không còn là một lực sĩ cầm cờ dẫn dắt trật tự thế giới mà Mỹ đang đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng. Thế giới hiện đang đi vào thời kỳ đối đầu trong tình trạng hỗn loạn mạnh được yếu thua, không tôn trọng luật pháp quốc tế và thiếu đạo lý. Nguy cơ hàng đầu là Trung Cộng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh vị thế siêu cường của Mỹ một cách quyết liệt.
Những thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, từ Hạ viện đến Thượng viện trong những năm gần đây, dù hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chia rẽ về tranh chấp quyền lực nội bộ, nhưng về đối ngoại họ có đồng thuận như tuyệt đối khi thông qua một dự luật chống Trung Cộng. Cho thấy giới Lập Pháp của Mỹ đã nhìn ra kẻ thù để đối phó. Trong khi giới Hành Pháp thường “tính dài, tính ngắn mà quên tính thực tế” đã có những quyết định khó hiểu, nếu không muốn nói là sai lầm làm lợi cho đối phương. [Đọc tiếp]
Biden – Trump: Giành lá phiếu!
Lời người post: Là một chính khách của siêu cường muốn có lá phiếu bầu của người dân Mỹ thì phải đưa ra chính sách và cách giải quyết vấn nạn toàn cầu đang cực kỳ rối loạn và nguy hiểm trước mắt, chứ không phải nhìn vào những chuyện “lặt vặt” ra để làm xấu nhau hầu giành từng lá phiếu. Thắng như vậy chẳng vinh quang gì! Mà còn làm bế tắc thời cuộc bởi những người kém trí tuệ. Đây là thời khắc quan trọng nhân loại cần có một Tổng Thống lỗi lạc của siêu cường để giải quyết những bế tắc của thế giới hiện nay…
Trang website https://vietquoc.org không chủ trương đứng về phía nào trong hai đảng chính trị tại siêu cường Hoa Kỳ mà đứng về lẽ phải và công lý để đưa tin. Hôm nay có hai Ứng Cử Viên Trump và Biden đều gặp nạn…
Chắc chắn hai ƯCV này là đối thủ của nhau trong cuộc chạy đua vào ghế Tổng Thống 2024. Mong rằng, hai ông già này tự chế để chấm dứt những tình trạng “nasty” như năm 2020. [Đọc tiếp]
Tin Đông Nam Á
1) Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ thay mặt Papua New Guinea (PNG) tuần tra tại Thái Bình Dương
Các sĩ quan lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đang tuần tra vùng biển Papua New Guinea (PNG) sẽ có quyền lên các tàu nước ngoài bị nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp trong khu khai thác kinh tế của họ mà không cần có sĩ quan PNG trên tàu. Thỏa thuận giữa Mỹ và PNG bao gồm một điều khoản mới cho phép các sĩ quan Cảnh Sát Biển Mỹ thay mặt lực lượng PNG khám xét một tàu khả nghi mà không yêu cầu nhân viên PNG phải có mặt với tư cách là “người lái tàu”. Trước đó, PNG đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ vào tháng 5/2023 và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố việc điều động một tàu tuần duyên Mỹ vào tháng 8 trong chuyến thăm PNG vào tuần trước.
Reference: Reuters, U.S. Coast Guard to search, board for PNG, in stepped up Pacific role. [Đọc tiếp]
Tin Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương…
1) Mỹ nghiên cứu thuốc nổ để hỏa tiễn bay xa hơn
Ngũ Giác Đài và Quốc Hội Mỹ đang xét trang bị thêm để có thể mở rộng phạm vi hoạt động của một số loại vũ khí hiện tại lên tới 20% bằng cách sử dụng các nhiên liệu đẩy mạnh hơn và đầu đạn nhẹ hơn. Tuần trước, thượng viện Mỹ đã đề xuất dự luật dành ít nhất 13 triệu USD để lập kế hoạch, mở rộng và sản xuất các hợp chất hóa học có thể được sử dụng để đẩy hỏa tiễn hoặc thay thế vật liệu nổ trong đầu đạn, được gọi là “năng lượng”. Dự luật sẽ khởi động một chương trình của Ngũ Giác Đài nhằm cố gắng tăng thêm tầm bắn cho các vũ khí hiện có sử dụng hóa chất như Hợp Chất CL-20.
Reference: Reuters, Eyeing China in the Pacific, US studies explosives to make missiles fly further. [Đọc tiếp]
Henry Kissinger tái xuất tại Bắc Kinh…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org):
Con người đã bước qua 100 tuổi mà còn ngàn dặm đi Bắc Kinh giải quyết chuyện đại sự quốc gia bế tắc giữa hai siêu cường Mỹ-Trung là thuộc ngoại hạng. Người dân Việt Nam xem y như một kẻ phản bội, bán đứng Miền Nam Việt Nam tự do cho Cộng Sản Bắc Việt qua những chuyến đi đêm với Bắc Kinh và Hà Nội vào những năm sau Mậu Thân 1968 để thu xếp Hiệp Định đình chiến Paris (hay hiệp định Mỹ rút quân trong danh dự). Là người Việt Nam yêu chuộng tự do mà không ghét Kissinger đóng góp cho sự chiến thắng của CSVN đánh chiếm miền Nam là một người bất bình thường!
Đó là suy nghĩ của người Việt yêu tự do. Người Mỹ đánh giá về Kissinger theo thực tế và đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên không màng đến đạo lý Đông phương!
Hãy tìm hiểu một Henry Kissinger của nước Mỹ ra sao? Từ đó mới thấy việc đi thăm Trung Cộng ở tuổi 100 có mục đích gì? [Đọc tiếp]
Kiểu ngoại giao “tùy tiện” của Trung Cộng thành thông lệ…
Hai chuyến thăm Trung Cộng của hai phó chủ tịch Ủy ban châu Âu được Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đối xử khác biệt, có nhận định cho rằng cách hành xử “cà chớn” trong đối ngoại này đã được Trung Cộng thường áp dụng tỏ thái độ ngoại giao.
Phát ngôn viên của Liên Minh Châu Âu (EU) tuyên bố hôm 4/7 rằng phía Trung Cộng đã bất ngờ hủy chuyến thăm dự kiến vào ngày 10/7 của Phó Chủ tịch kiêm Đại diện về Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh Ủy Ban Châu Âu, ông Josep Borrell – Trước đó vài ngày, EU vừa thông báo về chuyến công du đến Trung Cộng của ông Borrell. [Đọc tiếp]
Mỹ không bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập NATO…
Bắt đầu ngày 11/07/2023, 31 thành viên khối NATO sẽ họp thượng đỉnh tại thành phố Vilnius, Lithuania. Trong đó có việc quan trọng là bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập Liên Minh NATO.
Cách đây mấy ngày, Tổng thống Zelensky đã bôn ba thăm viếng các nước châu Âu để vận động vào Liên Minh NATO. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Zelensky ngạc nhiên nghe tổng thống Recep Erdogan nói với một thái độ cởi mở khác thường: “Ukraine xứng đáng là thành viên khối NATO”, trong khi đó Erdogan đã từng gây khó khăn cho Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO.
Cũng ngạc nhiên không kém khi TT Mỹ Joe Biden lại từ chối bỏ phiếu cho Ukraine vào NATO như tờ New York Time đưa tin ngày 9/07: “Biden nói Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO (Biden Says Ukraine Is Not Ready for NATO Membership)” (1). Trước khi đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO tại Vilnius, TT Joe Biden ghé thăm nước Anh, tại London thì ông và thủ tướng Anh, Sunak đều bảo đảm hỗ trợ cho Ukraine: “Biden và Sunak cam kết hỗ trợ Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh NATO (Biden and Sunak pledge support for Ukraine ahead of NATO summit) (2). Vài hôm trước khi Biden đi châu Âu ông tuyên bố “Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh cho Ukraine theo kiểu Israel”. Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đang lúc Ukraine đang có chiến tranh với Nga, nếu chấp nhận Ukraine gia nhập vào khối NATO thì sẽ kích hoạt điều 5 của khối này cho phép Mỹ và các thành viên NATO đưa quân vào Ukraine để trực tiếp đánh với quân Nga. Điều này không loại trừ Trung Cộng, Iran sẽ nhảy vào giúp Nga. Lúc đó Thế Chiến Thứ III bùng nổ, sự tác hại không biết đâu mà lường kể cả chiến tranh nguyên tử huỷ diệt nhân loại…
Tuy vậy, hiện đang có nhiều lý luận ngược lại trong giới học giả tây Phương cho rằng: Cần cho Ukraine vào Liên Minh NATO để kết thúc vĩnh viễn chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine với những lý do cũng không kém phần thuyết phục.
Bài báo này đưa lên không nói chuyện đúng sai, mà chỉ đưa ra những quan điểm trái chiều để độc giả có cái nhìn rộng rãi về vấn đề thời sự và nhận thấy sự thăng hoa của những suy nghĩ trái chiều. Từ đó chứng minh sự hẹp hòi, bủn xỉn, ti tiện của chế độ độc tài bịt miệng để nghe một chiều.
Tựu trung có 5 lý do cho rằng Ukraine tham gia NATO để dứt chiến tranh lâu dài với Nga là:
[Đọc tiếp]
Chỉ còn 30% FSB ủng hộ Putin nếu một cuộc binh biến khác xảy ra…
FSB (Federal Securiry Service) là cơ quan an ninh Liên bang Nga như CIA của Mỹ.
Nước Nga đang đi về đâu?
Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn.
Hệ thống đang sụp đổ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên chương trình “Face the Nation” (CBS, 23/06): “Cuộc nổi dậy của Prigozhin bộc lộ những rạn nứt về hệ thống. Nó thách thức trực tiếp quyền lực của Putin”. Theo Bộ Quốc phòng Anh, “Đây là thách thức lớn nhất đối với Nga trong thời gian gần đây. Cuộc binh biến có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, vì đó là sản phẩm của một hệ thống quản trị rối loạn sắp dẫn đến hỗn loạn” (bardak). [Đọc tiếp]
Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Cộng”
Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp là bà Sophea Eat và ông Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi bà Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà – ông Keo Chhea, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington DC từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho hai vị đại sứ. Chính quyền Tổng thống Biden đang bị sốc trước việc Campuchia đang nhanh chóng trở thành một nhà nước độc đảng ngày càng đàn áp khi tháng trước đã cấm Đảng Candlelight Party đối lập chính của đất nước tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng Bảy tới. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Campuchia đang cho phép Trung Cộng dựng một căn cứ hải quân trên Vịnh Thái Lan để quân đội Trung Cộng độc quyền sử dụng. Nhưng Tổng thống Joe Biden cũng đánh giá cao sự ủng hộ của Campuchia đối với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ hậu thuẫn chống lại cuộc chiến của Nga xâm lăng Ukraine trong 15 tháng qua. [Đọc tiếp]
Phát biểu của đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng
Lời giới thiệu: Trong ngày tưởng niệm Anh Hùng Liệt Nữ Yên Báy lần thứ 93 (1930-2023) tổ chức tại Nam California, ông Lê Thành Nhân – Chủ tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương VNQDĐ nói về tình hình chính trị hiện nay và đưa ra đường lối đấu tranh mới gỉải trừ chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam.
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Kính thưa quý đại diện các chính đảng, cộng đồng và các đoàn thể đấu tranh
Kính thưa các cơ quan truyền thông và báo chí
Thưa quý quan khách và Anh Chị Em VNQDĐ
Xin thay mặt VNQDĐ thành thật cám ơn quý vị đã đến dự lễ Tưởng Niệm 13 Anh Hùng Liệt Nữ của VNQDĐ hôm nay.
Qua cơn Đại Hồng Thuỷ của đại dịch Covid-19 kéo dài mấy năm, giết chết hàng triệu người trên thế giới. Chúng tôi xin chúc mừng quý vị và gia đình đã vượt qua đại dịch lớn nhất thế kỷ và có mặt hôm nay. Chúng tôi cũng xin thành kính chia buồn những chiến hữu đã vĩnh viễn ra đi vì bệnh dịch, là một mất mát to lớn cho gia đình.
Trong hội trường này, đặc biệt thấy có hai vị khách từ phương xa ngàn dặm là Bác Sĩ Trần Quốc Hưng và Luật Sư Thuỳ Linh từ Dallas tiểu bang Texas – thật là đáng quý. [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung bất đồng nhiều vấn đề sau ngày đầu Blinken viếng thăm Bắc Kinh
Bản tin từ tờ The Christan Science Monitor cho biết: Mỹ-Trung bất đồng nhiều vấn đề sau ngày đầu Blinken viếng thăm Bắc Kinh
Hoa Kỳ và Trung Cộng đã không vượt qua được những bất đồng chính yếu đôi bên, tuy đã có cuôc thảo luận thẳng thắn và xây dựng và đồng ý tiếp tục đàm phán, tìn từ các giới chức Hoa Kỳ và Trung Cộng cho biết hôm Chủ nhật.
Tại sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?
Khi một tàu chiến Trung Cộng áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ gần 140m ở Eo biển Đài Loan hôm 3/6 và buộc tàu này phải giảm tốc độ, đây là lần thứ hai trong vòng vài ngày mà Trung Cộng và Hoa Kỳ xuýt gặp một tai nạn lớn.
Cuối tháng trước, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng bay trước mũi một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trên Biển Đông, khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích.
Sau cuộc chạm trán tàu chiến hôm 3/6, Tòa Bạch Ốc cáo buộc Trung Cộng “ngày càng hung hăng”. Còn Trung Cộng thì nói hoạt động quân sự như vậy của Mỹ trong vùng biển quốc tế là “cố tình khiêu khích rủi ro”.
Đây là lý do tại sao những cuộc chạm trán cận kề giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể tiếp tục.
Người Nga nói về nước Nga: “Đế quốc Nga sẽ tan rã và thời kỳ hậu Putin sẽ đầy bạo lực” …
Lời người dịch: Một nửa nước Việt Nam (miền Bắc) đã từng nhận được hỗ trợ hào phóng của Liên Xô (nay thường được đồng nhất với Liên Bang Nga) để đánh nhau với một nửa còn lại (miền Nam) khi đó được Mỹ và đồng minh nỗ lực bảo vệ. Đó là ván cờ địa chính trị của hai phe đối chọi nhau về ý thức hệ và qua đó là sự tranh giành bá quyền khu vực, trên cơ sở đó củng cố địa vị toàn cầu, giống như một ván cờ vây. Sự ngẫu nhiên về lịch sử này đã dẫn đến hệ quả là một nửa dân Việt Nam [miền Bắc] bỗng dưng có cảm tình – một số thậm chí sâu đậm – với Liên Xô và Nga (trước năm 1945 thì có lẽ 98% người Việt Nam không biết nước Nga ở đâu). Một nửa số dân này sau năm 1975 cố gắng áp đặt tình yêu nước Nga lên cả miền Nam, và dường như có thu được một chút kết quả. Đối với họ, nước Nga là tốt lành, nhân hậu, và đã trợ giúp VÔ ĐIỀU KIỆN cho cuộc chiến tranh của miền Bắc, rồi sau đó lại giúp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Họ thường không nhìn ra rằng chính nước Nga đã hài lòng vì Miền Bắc đã phục vụ VÔ ĐIỀU KIỆN kế hoạch của phe Cộng Sản lúc ấy. Cũng hệt như cha ông họ 100 năm trước chưa bao giờ hiểu địa chính trị thế giới trong khi nỗ lực một cách tuyệt vọng để mua sắm súng thần công.
Dù thế nào, có nhiều người Việt hiện giờ yêu nước Nga là có thật. Nhưng nước Nga là gì? Người Nga là ai? Căn tính của họ ra sao? Ngoài bánh mì muối, nồi áp suất, học bổng và vài bức tranh về mùa thu rơi rớt phong cách Tân cổ điển trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa Hiện thực mà chưa bao giờ đạt tới giai đoạn Ấn tượng, thì người Việt Nam hiểu gì về người Nga và quá khứ đau khổ cùng tương lai vô định của đất nước này?
Dưới đây là một bài dài để hiểu thêm về nước Nga và bi kịch định mệnh của nó. Nên kiên nhẫn đọc để không bị định kiến hoặc truyền thông thân Nga thời hiện đại thao túng bạn. Vì căn tính của dân Nga không đến từ hư vô, cũng không hề xuất hiện gần đây, như nhiều người vẫn nghĩ một cách đơn giản. Tất cả đều có nguồn gốc xa xưa từ khi lập quốc, và hẳn là chính những trí thức Nga là người hiểu hơn ai hết căn tính của dân tộc mình.
Tri thức là đắt đỏ. Và bạn cần trả giá xứng đáng thông qua sự kiên nhẫn của mình để có sự hiểu biết. [Đọc tiếp]