Trung Cộng sẽ không thay đổi những hành động tại Biển Đông

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, ông Lý Triệu Tinh (giữa) chụp tại Paris vào ngày 14/7/2014.

Vài tuần trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Cộng ở biển Đông, một cựu quan chức ngoại giao của Trung Cộng mới đây lên tiếng khẳng định lập trường của Trung Cộng là không chấp nhận phán quyết của tòa và lên án Philippines đã không công bằng.

Phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) tại New York vào sáng ngày 23 tháng 6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Ngoại giao công của Trung Cộng, ông Lý Triệu Tinh nói rằng phát quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về chủ quyền ở biển Đông giữa Philippines và Trung Cộng sẽ không làm thay đổi những đòi hỏi và hành động của Trung Cộng trong khu vực. Ông cũng gọi hành động đưa Trung Cộng ra tòa quốc tế của Philippines là sai luật và không công bằng:

[Đọc tiếp]

Mỹ cảnh báo Trung Quốc dùng tàu cá trong tranh chấp lãnh hải

Tầu chiến Indonesia KRI Imam Bonjol (T) kiểm soát một tầu đánh cá Trung Quốc trong vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia.

Hôm qua, 22/06/2016, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cảnh báo việc Trung Quốc đang dùng các đội tàu cá có quân đội hộ tống cho mục đích tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Theo quan chức này, hành vi của Trung Quốc « gây quan ngại ».
Bình luận của phía Hoa Kỳ được đưa ra sau khi các tàu chiến của Indonesia bắn cảnh cáo và bắt giữ một tàu cá mang cờ Trung Quốc và một số thủy thủ gần quần đảo Natuna ở Biển Đông tuần trước. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh với hành động của Jakarta.

Châu Âu kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một trạm ra-đa được xây dựng trong quần đảo Trường Sa có tranh chấp trên Biển Đông.

Các nước phải được “tự do lưu thông tại Biển Đông“. Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.

Thông cáo phát hành ngày hôm qua của Ủy Ban Châu Âu ghi rõ : « Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển qua vùng này cho thấy tự do hàng hải và hàng không là điều quan trọng hàng đầu đối với EU. Liên Hiệp Châu Âu cần cổ vũ Trung Quốc đóng góp vào sự ổn định của khu vực…và ủng hộ trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp ». [Đọc tiếp]

Thấy gì qua 2 thảm nạn máy bay rớt và biển chết?

Mãnh vỡ của máy bay cứu nạn CASA 212

…Cả 2 trường hợp cá chết và máy bay rơi, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đều nhanh nhạy bắn tiếng muốn hỗ trợ, nếu được yêu cầu, nhưng đã bị từ chối trong yên lặng! Trong lúc đó dư luận đang nghi ngờ các “tai nạn” đều có cùng một gốc, là Tàu cộng, thì Việt Nam đã “xin” họ hỗ trợ và hiện đang có 8 tàu và 2 trực thăng của họ vào cuộc ngay trên phần biển đảo Việt Nam, Bạch Long Vĩ! Như vậy là “xin” Tàu cộng hỗ trợ tìm kiếm hay cho phép Tàu cộng tìm cách phi tang bằng chứng “tai nạn” (nếu có thể) một cách hợp pháp?… [Đọc tiếp]

Bản tin đài RFA ngày 22 tháng 6

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (63)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Năm 1972 rời binh chủng Thủy Quân Lục Chiến về làm phó tư lệnh Sư Đoàn II Bộ Binh VNCH (63) [Đọc tiếp]

Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng (4)

Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử. Dưới đây là Thiên Thứ Nhất (1927-1932) / Chương IV: VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG BỊ THỰC DÂN ĐÀN ÁP” [Đọc tiếp]

Chiến hạm Trung Cộng bám tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS JOHN C. STENNIS

Trong hành động bị cho là nhằm công khai thách thức đối phương, Trung Cộng đã cho tàu hải quân của mình bám sát theo hải đội tàu sân bay Mỹ John C. Stennis khi đoàn chiến hạm Mỹ đi qua Biển Đông ngược lên phía bắc tham gia cuộc tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ. Trả lời báo chí vào hôm qua, 15/06/2016, một số sĩ quan chỉ huy Mỹ đã ghi nhận thái độ ngày càng quyết đoán trên đây của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?

Tiêm kíc F/A-18 của HKMH John C. Stennis trong cuộc tập trận Malabar, với Mỹ, Nhật và Ấn Độ, ở ngoài khơi phía nam Okinawa, Nhật Bản, ngày 15/06/2016

Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Trung Cộng đã không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát sao. Mối quan ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Cộng ngày càng quyết đoán, với sức mạnh quân sự ngày càng tăng. 

[Đọc tiếp]

17 tháng 6 Tưởng niệm ngày Tang Yên Báy 13 Anh hùng dân tộc VNQDĐ Vị Quốc Vong Thân:

Hội Ái Hữu Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn tưởng niệm Ngày Tang Yên Báy 17/06

13 Liệt sĩ Yên Báy

Nguyễn Thái Học
Phó Đức Chính
Bùi Tư Toàn
Bùi Văn Chuẩn
Nguyễn An
Hà Văn Lạo (25 tuổi)
Đào Văn Nhít
Ngô Văn Du
Nguyễn Đức Thịnh
Nguyễn Văn Tiềm
Đỗ Văn Sứ
Bùi Văn Cửu
Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên bí danh Ngọc Tỉnh)
[Đọc tiếp]

Các nhà điều tra: Vợ tay súng Orlando biết trước kế hoạch tấn công

[Đọc tiếp]

Trung Quốc lại ngăn chặn một tuyên bố của ASEAN về Biển Đông

Cuộc họp đặc biệt Trung Cộng – ASEAN, Vân Nam, Trung Hoa, ngày 14/06/2016

Một bản tuyên bố chung khá cứng rắn đối với Trung Cộng trên vấn đề Biển Đông vừa được đưa ra đã vội bị phủ nhận : sự cố ngày hôm qua 14/06/2016 trong khuôn khổ hội nghị ngoại trưởng ASEAN-Trung Cộng tại Vân Nam như đã lập lại kịch bản đáng buồn vào năm 2012 tại Phnom Penh, khi Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN cũng bất đồng ý kiến với nhau và không ra được bản tuyên bố chung đúc kết hội nghị. Mẫu số chung trong hai sự cố này: sức ép của Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Hillary Clinton, Donald Trump và tương lai quan hệ Việt-Mỹ

Donald Trump và bà Hillary Clinton

Mối quan hệ song phương Việt-Mỹ đã đi được một chặng đường dài, đặc biệt sau chuyến công du lịch sử của tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ này sẽ như thế nào dưới thời tổng thống Hoa Kỳ sắp tới?
Ông Roncevert Ganan Almond, một thành viên của Wicks Group có trụ sở tại Washington, tham gia cố vấn cho nhiều chính phủ tại châu Á, châu Âu và từng là trợ lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton năm 2008, phân tích trong bài viết dưới đây và được đăng trên trang The Diplomat ngày 11/06/2016.

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm anh hùng liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (62)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Nhận định về cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa (62) [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt