Trung Cộng không viện trợ “vũ khí sát thương”, nhưng đã giúp đỡ quan trọng để Nga duy trì cuộc chiến ở Ukraine!

Lời người post: Bài viết chung của Markus Garlauskas Giám Đốc Chương Trình Sáng Kiến An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương và là cựu sĩ quan tình báo và chiến lược gia cao cấp của Hoa Kỳ. Joseph Webster quan chức cao cấp tại Trung tâm Năng Lượng Toàn cầu và là biên tập viên của Báo Cáo Nga-Trung và Emma C. Verges phụ tá của Markus. Một bài báo mang nhiều tin tức quan trọng hé lộ cánh cửa: “tại sao Nga vẫn còn sức tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine?”.
Nguyên tác: https://www.atlanticcouncil.org/blogs/new-atlanticist/chinas-support-may-not-be-lethal-aid-but-its-vital-to-russias-aggression-in-ukraine/

Lược dịch Hoàng Long – Admin https://vietquoc.org [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuỗi cung ứng…

Hình minh họa (chuỗi cung ứng)

Lời người post: Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một loạt các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm từ nguồn cung cấp đến khách hàng sử dụng. Chuỗi cung ứng liên quan trực tiếp giữa các nhà sản xuất và nhà bán lẻ và khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh và sản xuất ngày nay, giúp các doanh nghiệp hoạt động và giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và cải thiện sự phục vụ cho khách hàng.
Trung Cộng đã ngoi lên đứng đầu thế giới mệnh danh là “chuỗi cung ứng” cho thế giới trong hơn bốn mươi năm qua – nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi, vì chính các công ty Trung Cộng cũng đang chuyển “chuỗi cung ứng” ra khỏi Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng liên tiếp mất thị phần xuất khẩu sang Mỹ, 2 nước Đông Nam Á thế chân

Chuỗi Cung Ứng từ Tung Cộng bị giảm sút

Trung Cộng đã mất thêm thị phần xuất khẩu đến Mỹ từ 14 quốc gia và khu vực chi phí thấp ở châu Á vào năm ngoái, khi các công ty tiếp tục chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi nền kinh tế Trung Cộng mệnh danh lớn thứ hai thế giới.

14 nước và khu vực châu Á có chi phí thấp bao gồm Trung Cộng, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Campuchia, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka.

Trung Cộng liên tục mất thị phần

Năm 2022, Trung Cộng chiếm tổng cộng 50,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ 14 quốc gia và khu vực chi phí thấp ở châu Á vào Mỹ.

Con số này giảm từ 53,5% vào năm 2021 và tiếp tục xu hướng giảm bắt đầu từ năm 2013, theo báo cáo Reshoring Index hàng năm của công ty tư vấn Kearney.

Theo báo cáo, thị phần của Trung Cộng tiếp tục giảm mặc dù nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ 14 quốc gia và khu vực LCC châu Á đã tăng 11% vào năm 2022 lên hơn 1,000 tỷ USD. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam và Philippines đu dây giữa Mỹ-Trung như thế nào?

Việt Nam và Philippines đu dây giữ Mỹ và Trung Cộng như thế nào?

Chiến trường Ukraine đang bất lợi cho Nga trong lĩnh vực quân sự cũng như ngoại giao. Về quân sự, Mỹ và đồng minh NATO ở châu Âu ồ ạt viện trợ vũ khí tối tân cho Ukraine hứa hẹn phản công quân Nga trên nhiều mặt trận trong những ngày tới… Mặc dù Nga đã dùng hỏa lực “cực mạnh” – ngoài bom nguyên tử, nhưng không thể trấn áp được sự kiên cường của quân dân Ukraine, vũ khí mà Ukriane càng ngày càng nhận được từ Mỹ và châu Âu tối tân hơn, kể cả hỏa tiễn phòng không Patriot của Mỹ hôm 6/05 vừa rồi đã bắn hạ hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal mà Nga tự cho là bất bại (1), Ukraine cũng vượt biên giới vào nước Nga dùng máy bay không người lái tấn công nhiều kho dầu và lưới điện…
Về ngoại giao, các “đồng chí” của Putin từng tìm đủ cách ủng hộ Nga từ ngày phát động cuộc chiến, nay hình như đổi chiều. Ngày 26/04/2023, bốn nước Trung Cộng, Ấn Độ, Brazil, và Việt Nam không còn bỏ phiếu trắng mà đã bỏ phiếu thuận với Liên Hiệp Quốc lên án sự xâm lăng của Nga đối với Ukraine.
Trước những thay đổi đáng ngạc nhiên đó, cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đang đi vào một khúc quanh khác. Có thể những trận thư hùng giữa quân Ukraine và quân Nga trong những ngày tới sẽ quyết định cho cuộc chiến ?!

Trên cơ bản, chiến tranh Ukraine không thể kéo dài mãi mãi, vì nó làm cho nền kinh tế toàn thế giới bị suy trầm rất đáng lo ngại, ở châu Âu và châu Phi năng lượng và lương thực rơi vào khủng hoảng… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Ukraine đang qua một khúc quanh mới?

Phiên họp Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/04/2023

Lời người post: Nga đánh Ukraine hoài không thắng – thông thường một cuộc chiến giữa một cường quốc và một tiểu quốc mà cường quốc đánh hoài không thắng – lại bị tiểu quốc chuyển từ thế thủ sang thế công là dấu hiệu dù cường quốc đó có khả năng “lỳ lợm” bao nhiêu cũng bỏ cuộc. Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine cũng tương tự. Những ngày đầu cuộc chiến, thế giới cho rằng Nga đánh Ukraine chẳng khác gì con rắn nuốt con nhái, nhưng không ngờ rắn lại bị tả tơi, trầy vi tróc vảy, gảy răng. Quân Ukraine càng ngày càng có những chiến thắng ngoạn mục làm Nga hoảng sợ. Thậm chí những ngày gần đây, quân Ukraine cho máy bay không người lái đánh thọc sâu vào lãnh thổ Nga để đánh những kho dầu và cơ sở lọc dầu, v.v… tức đánh vào đầu não kinh tế của Nga, nước đang nắm ách chủ bài năng lượng.
Thậm chí, một thị trấn Bakhmut rất nhỏ chỉ có 41.6 cây số vuông mà Nga đã mất 9 tháng nay không chiếm được, chứng tỏ quân Ukraine đang chiến đấu ngang ngửa với quân Nga… Một thị trấn nhỏ mà không chiếm được thì làm sao chiếm được toàn cõi Ukraine 603,628 cây số vuông?! Nga hiện đang lâm vào thế tương tự như ngày trước đây tấn công vào Afghanistan… cuối cùng phải tháo chạy.
Không những trên chiến trường quân sự, mà còn trên mặt trận ngoại giao, nhưng “đồng chí” của Putin đã đổi chiều – một tin sét đánh ngang tai với Putin: Trung Cộng, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam đều bỏ phiếu thuận cho là “Nga xâm lược Ukraine” trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc. 4 nước trên là “kề vai sát cánh” với Nga trong thời gian qua, nay đã “đổi chiều” và thông qua Nghị Quyết A/RES/77/284 lên án Nga xâm lăng Ukraine. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Có chuyện Trung Cộng hỗ trợ vũ khí cho Nga không?

Trung Cộng có viện trợ vũ khí cho Nga không?

Lời người post: Từ một cường quốc quân sự đứng hàng đầu thế giới như Nga, nay trở thành một đạo quân đấu ngang ngửa với Ukraine có sức mạnh quân sự rất giới hạn. Hai bên lực lượng giằng co ở thị trấn Bakhmut gần 09 tháng (7/2022-4/2023) cho ta thấy Nga không đủ sức mạnh để chiếm một thị trấn. Điều này phơi bày sư yếu kém quân sự của Nga. Thậm chí, giờ này phải lập những địa đạo phòng thủ ở một số chiến trường sợ quân Ukraine tấn công. Cả thế giới đang lo rằng liệu Trung Cộng có viện trợ vũ khí quân sự cho Nga để kéo dài cuộc chiến? Đến hiện nay thì chưa thấy có dấu hiệu Trung Cộng viện trợ quân sự cho Nga như Tổng Thống Joe Biden đã xác nhận. Nhưng tương lai có hay không còn tùy thuộc. Bài phân tích dưới đây giúp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát và thông thoáng hơn về sự việc này: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phất cờ khởi nghĩa

Phá tung cai trị độc tài Cộng Sản Việt Nam

Tháng Tư lại đến thấm niềm đau,
Bốn tám năm qua dạ hận sầu.
Đất nước tang thương đầy dị tộc,
Dân lành thống khổ ngập đầu lâu.
Ước ao biến động không ngờ tới,
Thầm nhũ trầm luân mãi thế sao!
Lịch sử sang trang dân khởi nghĩa,
Cờ vàng phất phới đẹp biết bao! 

Lâm Hoài Vũ
Mar 11, 2023

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

30 tháng 4, 1975: Siêu Thảm Họa

Nguyễn Ngọc Già, tức nhà văn Nguyễn Đình Ngọc, nhà đối kháng trong nước, từng có những bài viết về xã hội rất sâu sắc, bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam bỏ tù. Khi ra khỏi tù ông nói với đài RFA rằng “Tôi luôn chọn đứng về công lý và sự thật để bênh vực cho người dân oan, tù oan, cũng như cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những bất công trong xã hội và ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Đảng Cộng Sản Việt Nam nên cám ơn tôi thay vì bỏ tù tôi.” – Đó là tâm sự của blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc, người vừa mãn hạn tù hôm 27 tháng 12 năm 2017Với ngày 30 tháng 4 ông cho là siêu thảm họa:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

30-4-1975: Thắng cuộc hay tội đồ?

Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc. Nhân mùa Quốc Hận năm nay, có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quốc Hận: Chuyện thật Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái ngày 30-04-1975

Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy người lính Nhảy Dù dưới quyền đã chọn cái chết để đền nợ nước ngày 30 Tháng 4, 1975!

Tốt nghiệp từ trường Bộ Binh Thủ Ðức (khóa 5/69), Huỳnh Văn Thái đã chọn binh chủng Nhảy Dù. Ai không sợ chết, nhưng nếu phải hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc thì đó lại là một vinh dự không phải người nào cũng làm được như Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy chiến sĩ Nhảy Dù thuộc quyền anh đã chứng minh.

Tôi không biết nhiều về các anh, nhưng sự lựa chọn của các anh đã tạo nên một thiên anh hùng ca bất tử bởi vì dứt khoát không dễ dàng chấp nhận đi vào cái chết một cách bình thản. Vậy mà các anh đã làm được điều đó. Tôi buồn rầu thú nhận rằng tôi đã không có được dũng khí như các anh để rồi giờ đây, ngày qua ngày sống trong hổ thẹn tầm thường.

Tất cả nhân vật trong câu chuyện của tôi chỉ là hư cấu. Ngoại trừ Thiếu Úy Thái, những anh hùng còn lại không lưu một dấu tích nào. Các anh tên gì, bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, cha mẹ vợ còn anh em ra sao? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn!

Khác với ngôn từ “nhiệt liệt chào mừng”, “tinh thần chiến thắng bất diệt” cuồn cuộn thông tin trên báo đảng và nhà nước, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn đầy ưu tư về ngày 30/4.

Các phương tiện thông tin lề Đảng và nhà nước, tràn ngập “tinh thần chiến thắng”, “khí thế hào hùng”, “đánh tan Mỹ, Ngụy”.

Chỉ khi bước lên những nền tảng ít nhiều còn nằm ngoài sự kiểm duyệt của nhà nước, như mạng xã hội Facebook, người ta mới thấy một không khí đa chiều hơn. Nhiều người treo cờ đỏ chào mừng chiến thắng. Không ít người tưởng niệm “ngày mất nước”

Vậy những người Việt trẻ tuổi chào đời rất lâu sau ngày chiến tranh kết thúc nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam, về hận thù và hòa giải?

BBC News Tiếng Việt đã có dịp phỏng vấn ba người trẻ có xuất thân khác nhau, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực để ghi lại những ý kiến có lẽ không bao giờ xuất hiện trên báo đài trong nước.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken đến thăm Việt Nam…

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến thăm Hà Nội (Ảnh tại phi trường Nội Bài, Hà Nội)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Từ sau đại dịch virus Vũ Hán bùng phát mạnh ở Việt Nam vào mùa hè năm 2021, hai nhân vật quan trọng của chính quyền Joe Biden tiếp nối đến thăm Việt Nam là Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và PTT Kamala Harris. Cả hai không dùng quyền lực cứng cũng như quyền lực mềm mà dùng “quyền lực thông minh” như viện trợ tủ lạnh chứa vaccine và viện trợ nhiều triệu ống vaccine ngừa virus Vũ Hán cho Việt Nam trong cơn đại dịch thập tử nhất sinh… Cuối cùng bà PTT Harris có yêu cầu nhà cầm quyền CSVN nâng cấp ngoại giao Mỹ-Việt từ Đối Tác Toàn Diện lên Đối Tác Chiến Lược thì phía Việt Nam đã lờ đi…

Trong lúc đó tại Washington, Đại Sứ Hà Kim Ngọc nói vuốt đuôi theo kiểu ba phải “khi cần đối tác chiến lược là có ngay cần gì phải ký…”. Đó là kiểu ngoại giao rừng rú của các bộ lạc còn sót lại ở trong rừng Amazon. Trên lãnh vực ngoại giao với các nước văn minh mà nói như vậy thì chẳng ra thể thống gì cả? Nhất là nước Mỹ cần những thỏa thuận dựa trên những văn bản (luật thành văn) để Tòa Bạch Ốc (hành pháp) có thể hành động theo những thỏa thuận quốc tế một cách nhanh chóng và hợp pháp mà không cần thông qua Quốc Hội. Ví như khi một nước nào tấn công một thành viên khối NATO thì toàn khối sẽ áp dụng điều 5 là đưa quân tham chiến để bảo vệ một cách nhanh chóng. Hoặc Mỹ-Nhật đã ký “hiệp ước bất tương xâm” thì nước nào tấn công Nhật là Mỹ đưa quân ứng chiến ngay lập tức và ngược lại v.v… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga-Trung: Liên minh quân sự – bắt đầu một “kỷ nguyên mới”

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lý Thượng Phúc (trái), Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu (giữa) và TT Nga Putin (phải) đang họp tại Điện Kremlin

Chuyến thăm Nga của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lý Thượng Phúc từ ngày 16 đến ngày 19/04/2023 đang thu hút sự quan tâm chú ý của phương Tây, trong tình hình các đồng minh của Ukraine đang nỗ lực ngăn chặn Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Moscow trong cuộc chiến tranh tại Ukraine.
Khi cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine được Nga phát động, vì những tính toán lợi ích riêng, Trung Cộng luôn tỏ thái độ mập mờ, vừa không muốn làm tổn hại đến quan hệ với các đối tác thương mại phương Tây, đồng thời vẫn duy trì hợp tác chặt chẽ với Nga. Thời gian gần đây, trục chống Mỹ của Moscow-Bắc Kinh hình thành ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt với chuyến thăm Nga của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, mà trong đó lãnh đạo hai nước đã cùng nhau tuyên bố chung rằng quan hệ Nga – Trung đang bước vào “kỷ nguyên mới”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

G7 lên án tham vọng quân sự của Trung Cộng tại Biển Đông

Hội Nghị Ngoại Trưởng G7 tại Nhật

G7 là tên của khối bảy nước có các nền kinh tế lớn chiếm 35% tổng sản lượng (GDP) toàn cầu trong năm 2021. G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ. G7 vừa có một buổi họp các bộ trưởng ngoại giao ba ngày tại thành phố Karuizawa, Nhật Bản. Hôm nay, 18/04/2023, các ngoại trưởng khối G7 đã thể hiện một mặt trận thống nhất, lên án các “hoạt động quân sự hóa” trên biển của Trung Cộng, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo những nước nào hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Thứ tự các ưu tiên trong thông cáo cho thấy xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như các tham vọng của Trung Cộng tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, đã chiếm nhiều thời gian tranh luận của khối G7 bắt đầu từ hôm Chủ Nhật 16/04.   [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam-Hoa Kỳ: Blinken tìm cách nâng cấp quan hệ với Việt Nam khi Hà Nội đang chọn một lối đi hẹp

Tin Reuter Hà Nội, ngày 14/04 – Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Việt Nam trong tuần này với hy vọng đạt được tiến bộ trong việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với một đối tác thương mại quan trọng có chung mối lo với Mỹ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Cộng trên Biển Đông.

Đối với Hà Nội, đó sẽ là một phép thử tế nhị: làm thế nào để thể hiện sự cởi mở với Mỹ mà không chọc giận Bắc Kinh, một nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu sản xuất cho các mặt hàng thương mại xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt