Những con số kinh tế kinh ngạc trong năm 2022

Lời người post: Cuối năm 2022 nhìn lại thấy đã thay đổi rất nhiều, những con số này cho chúng ta biết chính xác sự thay đổi cuả nó ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Bắt đầu năm 2022, nhiều chuyên viên dự đoán tình trạng lạm phát chỉ xảy ra nhất thời, sự phục hồi của châu Âu sẽ nhanh hơn Mỹ và Trung Cộng tăng trưởng mạnh trở lại. Nhưng sau đó, lạm phát tăng vọt và Nga xâm lược Ukraine, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và vật giá sinh hoạt tăng lên trên toàn cầu. Trong khi đó, chính sách “Zero-Covid” của Trung Cộng đã trói tay sự tăng trưởng kinh tế của nước cung cấp chuỗi cung ứng hàng hoá này..

Để hiểu rõ một năm 2022 nền kinh tế toàn cầu đầy sóng gió, các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Trung Tâm Kinh Tế Địa Lý (GeoEconomics Center) sẽ đưa ra những con số quan trọng mà bạn có thể đã bỏ lỡ trong năm 2022. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý cho chương trình Chiến đấu cơ F-X của mình?

Tempest có khả năng phối hợp là một kỹ thuật công nghệ dựa trên mạng xử dụng các bộ cảm biến (sensor) nâng cao nhận thức về chiến trường và cung cấp khả năng thực hiện các cuộc phối hợp tấn công và phòng thủ – hình trên là minh hoạ một Tempest

Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo đưa ra vào ngày 9 tháng 12, thủ tướng Nhật, Anh và Ý đã công bố Chương trình Không Quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) mới, sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào năm 2035, bằng cách tích hợp F-X và Chương trình máy bay chiến đấu tương lai Tempest. Dù Mỹ và Nhật đã có mối quan hệ đồng minh thân cận trong thời kỳ hậu chiến, vậy tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý thay vì Mỹ? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến đấu cơ Nhật-Anh-Ý nêu bật ưu điểm của “chủ nghĩa tiểu đa phương”

FCAS

Anh sẽ hợp tác cùng Nhật và Ý để cùng phát triển một hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai, hay FCAS (Future Combat Air System). Chiếc chiến đấu cơ này mang khả năng phối hợp của các kỹ thuật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và tin học lượng tử nhằm tạo ra loại chiến đấu giao thoa giữa phim “Top Gun” và “Star Wars”.
Dự án sẽ là ví dụ mới nhất về việc Anh áp dụng cách tiếp cận “đơn phương” trong việc thành lập một nhóm đặc biệt để phát triển các phát minh cụ thể. Cũng giống AUKUS, FCAS thực chất là một thỏa thuận gia tăng kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa rằng nó biểu thị một cam kết nhằm đưa ra một khả năng sẽ thiết lập nền móng cho một nền công nghiệp bền vững và cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, FCAS là về bảo đảm cho ưu thế trên không trong tương lai thay vì sức mạnh trên biển. Với cách này, nó sẽ mở ra một lợi thế kỹ thuật công nghiệp mới trong một không gian chiến đấu quan trọng khác đối với Anh.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng khó có thể tấn công Đài Loan?

Đô Đốc Philip Davidson cựu Hạm Đội Tư Lệnh Thái Bình Dương

Trung Cộng có đang chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan trong hai thập niên tới? Các tình hình xung đột đã trở thành sự thật đáng sợ sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga vừa qua. Các nhà bình luận cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể bị cám dỗ bởi cuộc xâm lược của Nga và tấn công người láng giềng mà từ lâu đã được coi là không chính danh.
Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson cảnh báo rằng Trung Cộng có thể sẽ khai triển hoạt động quân sự chống lại Đài Loan vào năm 2027. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho thấy Mỹ sẵn sàng giúp Đài Loan dập tắt sự hung hăng của Trung Cộng, Nhật tăng chi tiêu quốc phòng, Úc thỏa thuận với Mỹ và Anh về các tàu ngầm hạt nhân tuần tra xa bờ biển của mình hơn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hãng quốc phòng Mỹ đàm phán bán vũ khí cho Việt Nam…

Xe quân sự được trưng bày tại Triển lãm Quốc Phòng Việt Nam 2022, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 8/12/2022. (Ảnh: REUTERS/Khánh Vũ)

Các công ty quốc phòng Mỹ đã thảo luận với giới chức cao cấp nhà nước Việt Nam về việc bán thiết bị quân sự gồm máy bay trực thăng và máy bay không người lái cho Việt Nam.
Có hai nguồn tin thân cận cho Reuters biết về cuộc đối thoại là dấu hiệu mới cho thấy Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào vũ khí lượng khổng lồ mà họ đã mua của Nga.
Những công ty quốc phòng cuả Mỹ gồm Lockheed Martin (LMT), Boeing (BA), Raytheon (RTX), Textron (TXT) và IM Systems Group đã gặp các giới chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bên lề triển lãm hội chợ vũ khí đầu tiên của Việt Nam tổ chức vào tuần trước, theo Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN, một nguồn tin cho biết có mặt tại các cuộc thảo luận về vũ khí cho có sự tham gia của Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ đang xây một bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương

RIM-50 Typhon

Quân đội Mỹ đã mua giàn phóng hỏa tiễn Typhon đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt phát triển quan trọng tạo ra bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Cộng. Typhon được chế tạo để bắn các hỏa tiễn SM-6 hoặc Tomahawk với khoảng cách từ 500 đến 1,800km (310-1118 miles), lấp đầy khoảng trống giữa hỏa tiễn tấn công chính xác (PSM) với tầm bắn khoảng 500km (310 miles) của và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) có tầm bắn 2,776km (1725 miles). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin Việt Nam

1)    Triển lãm vũ khí tại Việt Nam ngày 08/12/2022

Triển lãm quốc phòng ngày 8/12/2022 tại phi trường Nội Bài, Hà nội

Việt Nam đã tổ chức cuộc triển lãm thương mại quân sự đầu tiên khi nước này tìm cách tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga. Cuộc triển lãm diễn ra từ ngày 8-10/12/2022 tại Phi Trường Nội Bài ở Hà Nội, Việt Nam. Có chừng 170 tổ chức đã tham gia. Trong đó bao gồm công ty cung cấp viễn thông nhà nước Việt Nam Viettel và công ty kỹ thuật công nghệ không người lái RT Robotics của Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin cuộc chiến Nga-Ukraine trong mùa Đông lạnh giá

1)    Nga-Ukraine không ngưng chiến trong ngày Christmas 2022 và tết Tây 2023

Nga và Ukraine không ngưng chiến trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh 2022 và Tết đầu năm 2023

Hai nước Nga và Ukraine đang say máu quân thù trên chiến trường quên cả ngày Chúa Giáng Sinh và Tết đầu năm. Cả hai không đề nghị hoặc nhắc nhở đến việc ngưng chiến để đón Chúa Giáng Sinh và Tết năm mới.
Như vậy là “chiến tranh không quy luật” hai bên đều say máu quân thù vượt xa ngoài “đạo đức căn bản” của chiến tranh. Trong lịch sử chiến tranh, thông thường phải ngưng chiến vài ngày để đón Noel và ngày Tết đầu năm. Nhưng chiến tranh Nga-Ukraine thì không nghe nói đến việc ngưng chiến dù chỉ còn 9 ngày nữa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phân Ưu: Đồng chí Phan Châu Kỳ ở châu Úc qua đời

Việt Nam Quốc Dân Đảng
vô cùng thương tiếc khi nhận tin buồn:

Đồng chí Phan Châu Kỳ húy danh Phan Thành Tâm, 
Đảng viên kỳ cựu và trung kiên của Việt Nam Quốc Dân Đảng

Sinh ngày 10 tháng 8 năm 1936
tại làng Tây Lộc, xã Phước Long,
 quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt,
nơi sinh ra nhà cách mạng kiệt xuất Phan Châu Trinh. 

Tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 2022
tại Melbourne, Victoria, Australia
Hưởng Thọ 86 tuổi

Linh cữu hiện được quàn tại Le Pine Funeral
484 Geelong Road, West Footscray, Victoria 3021, Australia.

Việt Nam Quốc Dân Đảng bày tỏ lòng tiếc thương
vô hạn trước sự ra đi của một
đảng viên kỳ cựu và trung kiên
luôn nặng lòng với VNQDĐ và quê hương Việt Nam!

Xin chia sẻ nỗi đau thương, mất mát to lớn này cùng bà quả phụ Phan Châu Kỳ nhũ danh Uông Thị Định, các cháu Phan Uông Hạnh Dung, Phan Uông Lan Anh,  Phan Uông Vân Anh và toàn thể Tang Quyến.

Nguyện cầu linh hồn Đồng chí Phan Châu Kỳ được yên nghỉ
trong giấc thiên thu
nơi cõi vĩnh hằng.

Thay Mặt Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương VNQDĐ:

Lê Thành Nhân, Phan Thanh Châu, Lê Trung Khương,
Nguyễn Thành Công, Nguyễn Kim Châu 

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Úc-Việt sẽ nâng cấp ngoại giao “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”

Vương Đình Huệ (Chủ Tịch Quốc Hội CSVN) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Penny Wong (phải)

Lời người post: Cách đây không lâu, Việt Nam ký quan hệ ngoại giao cao nhất với Nam Hàn là “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ ký bang giao với Úc một hiệp ước ngoại giao tương tự như vây. Cả Nam Hàn và Úc đều có ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ.
Câu hỏi đặt ra khi nào Mỹ mới có “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam? Hiện nay Mỹ-Việt đang ở cấp ngoại giao “đối tác toàn diện” từ năm 2013. Năm 2021, khi đến thăm Việt Nam, bà Kamala Harris đề xuất nâng lên hàng ngoại giao thứ 2 “đối tác chiến lược” nhưng Việt Nam không đồng ý. Sau đối tác chiến lược, mới lên hàng cao nhất “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”…  

Bài viết theo source: The Diplomat.
https://thediplomat.com/2022/12/great-expectations-as-australia-and-vietnam-ponder-comprehensive-strategic-partnership/
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ nhận định về chiến tranh với Trung Cộng ở Đài Loan

Vệ tinh Long March 2C cuả Trung Cộng phát xuất từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở tây nam Trung Hoa

Lời người post: Người dân Đài Loan muốn được sống trong tự do dân chủ thì phải tự mình đứng trên đôi chân của mình. Không nên ỷ lại vào thế lực ngoại quốc quá nhiều. Không ai hy sinh cho dân tộc mình bằng chính người dân của mình và cũng không ai bảo vệ đất nước cuả mình bằng chính sức mạnh của dân tộc mình…
Đài Loan hiện nay có trình độ kỹ thuật cao, có tài chính dồi dào, đó là 2 hai điều kiện cần và đủ để có khả năng quốc phòng hùng mạnh bảo vệ lấy mình. Hãy nghĩ ra chuyện chế tạo ra một “cái gì đó” để Trung Cộng phải sợ… chứ không ngồi chờ Mỹ có giúp đỡ không thôi? Đó mới thực sự bảo vệ tự do dân chủ cho 23 triệu dân Đài Loan.
Trang nhà https://vietquoc.org post bài này để độc giả có cái nhìn đa chiều về tình hình chiến sự nếu xảy ra ở Đài Loan hiện nay… Bài viết dưới đây của bình luận gia David P. Goldman, một nhà bình luận nổi tiếng của Mỹ và là cây viết cột trụ của tạp chí Asian Times. Nội dung bài viết cho biết Mỹ đang cân nhắc chiến lược ở Đài Loan là “tiêu hủy” (scorched earth) tức là hành động liên quan một chính sách phá hủy tài sản hoặc tài nguyên một cách có chủ ý, để kẻ thù không thể xử dụng chúng. Hay nói trắng ra, nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan thì Mỹ sẽ bình địa hết các công ty kỹ thuật chế chip semiconductor, đưa tất cả chất xám đến định cư tại Mỹ chứ không bảo vệ Đài Loan bằng quân sự…
Bài báo đăng trên tạp chí the ASIAN Times cách đây vài hôm (6/12/2022) với tựa đề “Ngũ Giác Đài và các nhà phân tích Trung Cộng đồng ý Hoa Kỳ không thể chiến thắng ở eo biển Đài Loan”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thủ Tướng Đức ghiền rượu Mao Đài…

TT Joe Biden(T) và TT Macron (P) tại bữa tiệc ở Washington DC.

Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, một cường quốc xích gần lại với Mỹ, cường quốc kia đang xích gần Trung Cộng.

1)    Ông Tây Macron đến thăm Biden từ tối ngày 29/11 ở lại hai ngày đến ngày 2/12 trở về Paris. Những đoạn video quay lại bữa tiệc Mỹ thết đãi ở Washington DC, ông già Biden 80 tuổi nâng ly cặp kê thân mật ông trẻ Macron 45. Tình yêu không phân biệt tuổi tác thì chính trị đâu có kiêng cử già trẻ – đều là nguyên thủ quốc gia (Head of State).  Bên ngoài thấy rất tâm đắc, khi họp báo thì cả hai cùng tung hứng rất ăn khớp trên mọi vấn đề quốc tế từ cuộc chiến Ukraine đến tình hình Ấn Độ-Thái Bình Dương, Đài Loan. Về Trung Cộng, dù ai đều biết chính sách ngoại giao của Mỹ và Pháp đối với Trung Cộng có khác biệt, nhưng khi họp báo họ cũng hòa tấu rất nhịp nhàng. Chuyện lời qua tiếng lại “khó nghe” về ngoại giao giữa Mỹ hớt tay trên của Pháp về buôn bán tàu ngầm tại Úc năm nào giờ cũng đi vào “giọng ca dĩ vãng”. Phát ngôn viên hai bên đều không hết lời ca tụng nhau. Phía Mỹ, John Kirby Điều Phối Viên về Truyền Thông Chiến Lược tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc không tiết lời ca ngợi Tổng Thống Macron “very good”, phía Pháp cũng vậy: “très bien”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính và Đại Sứ Knapper đang cố “chữa lành” ngoại giao Việt Nam?

Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính (P) và Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper (trái): Bao giờ thì những trở ngại sẽ được gạt bỏ để hai nước Mỹ-Việt có thể nâng ngoại giao lên tầm “đối tác chiến lược” hay “đối tác chiến lược toàn diện”  như giữa Mỹ-ASEAN hiện nay?

Phải chăng, với vai trò một trong những người cầm chịch, do cả chủ quan lẫn khách quan, Phạm Minh Chính chưa thể nói được một cách rõ ràng như tân Tổng thống Philippines Marcos Jr. “Chúng tôi không thể hình dung tương lai của mình mà lại thiếu Hoa Kỳ”.

Mỹ và Việt Nam sẽ còn phải “lên dây cót tinh thần” cho nhau đến khi nào? Bao giờ thì những trở ngại chính sẽ được gạt bỏ để hai quốc gia có thể “nâng cấp” quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược” hay “đối tác chiến lược toàn diện” như quan hệ giữa Mỹ với ASEAN hiện nay?

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Cách mạng giấy trắng”: Giấc mộng của Tập đang biến thành ác mộng!

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng vào mặt nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “Cách Mạng Giấy Trắng” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Cộng. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách Zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào “danh sách theo dõi đặc biệt” vi phạm tự do tôn giáo

Tin Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Source: https://www.state.gov/religious-freedom-designations-2/

Tự do Tôn giáo
Tuyên cáo báo chí
Ngoại trưởng Antony J. Blinken, 

Ngày 2 tháng 12 năm 2022

Khắp trên thế giới, chính phủ và các tổ chức không chính phủ đã quấy rối, đe dọa, bỏ tù và giết người vì thực hiện niềm tin của họ. Trong một số trường hợp, chúng bóp chết quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của con người để khai thác các lợi ích chính trị. Những hành động như vậy gây nên chia rẽ, phá hoại nền an ninh và kinh tế, đe dọa ổn định chính trị và hòa bình. Hoa Kỳ sẽ không đứng yên trước tình trạng lạm dụng nguy hiểm này.

Hôm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố chống lại Miến Điện, Trung Cộng, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan đó là các Quốc Gia cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC – Country of Particular Concern) chiếu theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 vì đã trực tiếp tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cũng đưa các nước Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào Danh sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List)  vì tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Cuối cùng, chúng tôi cũng đưa các tổ chức không chính phủ vào trong danh sách quan tâm đặc biệt (Particular Concern) như al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, Houthis, ISIS- Sahara, ISIS-Tây Phi, Jama’at Nusrat al-Islam wal-Muslimin, Taliban và Nhóm Wagner có trụ sở tại Cộng Hòa Trung Phi.

Thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là những chỉ định này phù hợp với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Các quốc gia bảo vệ tốt quyền tự do tôn giáo và các quyền con người khác là đối tượng hòa bình, ổn định, thịnh vượng và đáng tin cậy đối với Hoa Kỳ so với những quốc gia không bảo vệ các quyền căn bản trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi cẩn thận tình trạng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở mọi quốc gia trên thế giới và ủng hộ những người đang phải đối diện với sự đàn áp hoặc bị ngược đãi về tự do tôn giáo. Hoa Kỳ sẽ thường xuyên trao đổi với chính phủ các quốc gia về những lo ngại của Hoa Kỳ liên quan đến những hạn chế quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bất kể các quốc gia đó có được chỉ định trong danh sách Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hay không. Hoa Kỳ hoan nghênh và tạo cơ hội gặp gỡ tất cả các chính phủ để giải quyết các luật và thông lệ không đáp ứng các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế, đồng thời phác thảo lộ trình lộ trình loại bỏ tên ra khỏi các danh sách này.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt