Hệ Thống Giáo Dục XHCN: Đốn Mạt Cô Giáo Bị Phạt Quỳ

Cô giáo bị quỳ gối trước phụ huynh Đảng Viên CS tên Thuận 40 phút tại Trường Tiểu Học Bình Chánh

Dòng họ nhà tôi cả thảy bốn đời theo nghề giáo, gia đình có 5 anh chị em, trừ tôi ra, còn lại đều giáo viên. Quê tôi rất nghèo, thuở thập niên 60, học trường chỉ có hai lớp, mái bằng tranh, phên ghép ván, nắng thì hanh, mưa tạt vào tới lớp, bảng phấn bằng gỗ, được làm bởi những người thợ vụng, mặt bảng không được trơn, nền trường bằng đất, giữa sân trường có cột cờ bằng tre, mỗi sáng thứ Hai, chúng tôi chào quốc kỳ VNCH. Thầy là những nông dân địa phương “hay chữ,” thế nhưng cả làng, cả xứ đều một mực kính trọng thầy.

Ba tôi làm giáo viên, nuôi tới tám người, nên chẳng có đâu dư dả, nếu không muốn nói nghèo, nhiều người rủ ông ra Đà Nẵng, làm sở Mỹ, mong khá  hơn nhưng ông nhất định không, và thường nói với chúng tôi: “Nghề giáo thì không thể giàu, nhưng ba rất yêu nghề, dù có chết cũng không bỏ, các con lớn lên, nên chọn theo nghề này thì tốt.” [Đọc tiếp]

Luận về cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu

Cố TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu

LỜI MỞ ĐẦU:

 Henry Kissinger viết trong hồi ký của ông: “Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…”
(Henry Kissinger, Years of  Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê)

Người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm

Kissinger là người mà Nguyễn Văn Thiệu ghét cay ghét đắng cho tới khi xuống mồ. Trong khi ngược lại, Kissinger cũng làm ra vẻ ghét cay ghét đắng Nguyễn Văn Thiệu, kẻ mà báo chí và nhân dân Mỹ luôn luôn nguyền rủa là cản trở và phá hoại hòa bình. [Đọc tiếp]

Châu Á và Trung Đông : Mảnh đất màu mỡ cho các tập đoàn vũ khí

Triển lãm vũ khí Châu Hải (Zhuha), Trung Cộng, 12/11/2012 (REUTERS/Bobby Yip)

Chiến sự mà ai cũng chứng kiến hằng ngày tại vùng Trung Cận Đông, tình hình căng thẳng triền miên ở châu Á, đặc biệt là ở vùng Biển Đông bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Cộng, đây là những nhân tố làm lợi cho các nước sản xuất vũ khí trên thế giới. Trong bản báo cáo công bố ngày 12/03/2018, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển đã xác nhận tình trạng nói trên bằng những số liệu cụ thể, cho thấy là trong vòng 5 năm gần đây, cả hai khu vực Á-Úc và Trung Cận Đông đã mua 74% lượng vũ khí bán ra trên thế giới.
Theo ước tính của SIPRI, từ năm 2013 đến 2017, ở cấp độ toàn cầu, lượng vũ khí bán ra đã tăng bình quân 10%, với Hoa Kỳ vẫn là nước bán được nhiều nhất, chiếm 34% thị trường, theo sau là Nga, Pháp, Đức và Trung Cộng… Về phần các khách hàng, Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước nhập vũ khí nhiều nhất, theo sau là Ả Rập Saudi.

Việt Nam và Úc nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược

Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull

Nhân dịp thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công du Úc và tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Úc. Hôm nay, 15/03/2018, tại Canberra, lãnh đạo hai nước đã chính thức ký kết bản tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Theo hãng tin Úc AAP, đến Canberra từ hôm qua 14/03, thủ tướng CS Việt Nam đã được tiếp đón long trọng vào sáng hôm nay tại thủ đô nước Úc, trước khi có cuộc hội đàm song phương với đồng nhiệm Úc Malcolm Turnbull. Với thỏa thuận thành lập quan hệ đối tác chiến lược được hai bên ký sau đó, Việt Nam và Úc sẽ tăng cường các mối quan hệ quốc phòng, an ninh, thương mại, đầu tư, phát triển và du lịch.

Rex Tillerson bị sa thải: Thỏa thuận hạt nhân Iran như “đèn treo trước gió”

Ông Rex Tillerson

Ngày 13/03/2018, thông qua mạng xã hội Twitter, tổng thống Donald Trump thông báo sa thải ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo quan sát của giới chuyên gia, đây là có thể là một tín hiệu “khai tử” thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời gia tăng áp lực với các đồng minh châu Âu, những nước muốn bảo vệ thỏa thuận lịch sử này.
Để biện minh cho quyết định bãi nhiệm ông Rex Tillerson, tổng thống Mỹ đã nêu rõ điểm bất đồng giữa ông và ngoại trưởng Mỹ như sau: Khi quý vị nhìn vào thỏa thuận hạt nhân Iran, tôi nghĩ đây là một thỏa thuận tồi tệ, một thỏa thuận sơ sài. Theo Donald Trrump, Hoa Kỳ phải làm việc với các đồng minh và các đối tác “nhằm chặn đường Iran đi tới vũ khí nguyên tử” “chống việc Iran ủng hộ quân khủng bố”.

Lời bàn Mao Tôn Cương chuyện chú Ủn – ông Trùm – ông Tập – ông Putin…

Trước đây có một bài của Ông Cử Mậu tôi đã đăng trên trang nhà https://vietquoc.org  “chuyên lùm xùm giữa chú Ủn và ông Trùm”  đã bàn rằng chú Ủn và ông Trùm (Trump) chỉ ồn ào để báo chí có đề tài thổi phồng tung tin “nóng”.  Cả hai bên, chẳng dại gì mà nhả đạn vào nhau.

Số là:

1) Chiến tranh gây ra Mỹ đâu có lợi gì? Mà không chừng lún sâu vào cuộc chiến không rút chân ra được. Còn chú Ủn có vợ đẹp, con thơ, sống vương giả như hoàng đế, chú còn trẻ “tham sống sợ chết” dại gì mà đùa với mấy đầu đạn nguyên tử của Mỹ ở đâu đó dưới tàu ngầm nguyên tử đang lảng vảng ở ngoài khơi vùng biển Bắc Hàn.  

[Đọc tiếp]

Sau Mỹ, Hàng Không Mẫu Hạm Trung Cộng thăm Việt Nam?

Hàng Không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Trung Cộng “nhiều khả năng sẽ tới Việt Nam” sau khi USS Carl Vinson về nước, theo giới quan sát, giữa lúc có tin nói rằng Bắc Kinh “không vui” khi tàu sân bay Mỹ cập cảng ở Đà Nẵng tại vùng biển hướng ra Biển Đông.
Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Cộng, nói với VOA tiếng Việt rằng bà “không ngạc nhiên” nếu Liêu Ninh cập bến ở Việt Nam vì theo bà, Hà Nội “luôn cố gắng cân bằng các lực lượng lớn trên thế giới”, nhất là với Bắc Kinh và Washington.
“Kinh nghiệm cho thấy, trong lĩnh vực an ninh và quân sự, Việt Nam đồng thời thúc đẩy hợp tác với cả Trung Cộng và Hoa Kỳ”, bà nói thêm. [Đọc tiếp]

Cây Bắp và Cây Cột Điện

Tôi đi lòng vòng mấy nước Á Châu nhưng không đâu mà cảm thấy gần gũi như ở Indonesia. Đất nước này nghèo quá. Dân chúng, phần lớn, cũng lam lũ và khốn khó y như  dân Việt vậy. Đã vậy, khí hậu (đôi nơi) cũng dịu dàng như Cao Nguyên Lâm Viên khiến cho tôi (đôi lúc) cứ ngỡ là đã được trở lại quê nhà.

Rảnh, từ Jakarta, tôi mua vé xe hoả đi Bangdung (thủ phủ của đảo Java)  vì nghe nói nơi đây trà và cà phê nhiều lắm. Rời khỏi thủ đô chừng 100 KM thì đoàn tầu bắt đầu chầm chậm leo đèo. Cao độ của Bandung hẳn cũng ngang tầm với Bảo Lộc nên vùng đất này trông không khác chi  B’lao và Djiring ở xứ mình. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ đề nghị TC cắt giảm 100 tỷ USD….

Cảnh sát TC dõi theo một tàu chở hàng tại một cảng ở Qingdao, tỉnh Sơn Đông vào ngày 8/3/2018 (Ảnh: AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES)

Chính quyền của Tổng thống Trump đang yêu cầu Bắc Kinh có kế hoạch cắt giảm thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ với Trung Cộng ở mức 100 tỷ USD, Nhật báo Wall Street Journal (WSJ) cho biết thông tin từ những người quen thuộc với vấn đề này.

Hôm thứ Tư (7/3) ông Trump viết trên Twitter rằng: Washington đã yêu cầu Bắc Kinh giảm 1 tỷ USD khoảng cách thương mại hàng năm giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, con số này chỉ là một tiết lộ “khiêm tốn” so với đề xuất thật sự là 100 tỷ USD.

Theo nguồn tin, các quan chức của chính quyền Trump đã đưa ra yêu cầu này tới Liu He, kiến ​​trúc sư chủ chốt của chính sách kinh tế Trung Cộng, vào tuần trước khi ông này đang ở Washington. [Đọc tiếp]

HKMH Mỹ ghé Việt Nam: Trung Quốc mượn lời báo chí tỏ ý bất bình

Sĩ quan Hải Quân Ada Anderson của HKMH Carl Vinson chơi với trẻ em ở trung tâm bảo trợ nạn nhân chất Da cam, Đà Nẵng, ngày 07/03/2018. (Ảnh: REUTERS/Kham)

Bắc Kinh “không hài lòng” về chuyến viếng thăm Việt Nam của một Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ lần đầu tiên từ sau chiến tranh. Đây không phải là tuyên bố chính thức của bộ Ngoại Giao Trung Cộng, mà là phát ngôn vào ngày 07/03/2018 của Hoàn Cầu Thời Báo, được giới quan sát mệnh danh là cái loa diều hâu của chế độ Bắc Kinh, do đảng Cộng Sản Trung Cộng điều hành.

Trong một bài xã luận, ấn bản Anh Ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo xác nhận rằng “Việc Trung Cộng cảnh giác và tỏ ra không vui (từ nguyên văn là unhappiness) là điều khó tránh khỏi” và Bắc Kinh đang theo dõi sát các diễn biến liên quan. [Đọc tiếp]

Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, CSVN đi dây giữa Washington và Bắc Kinh

HKMH  USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018. REUTERS/Kham

Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm  05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công… “đổ bộ” vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Cộng cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng. [Đọc tiếp]

Ấn Độ dùng Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Cộng hôm 8/3 nhận định rằng thông qua chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch nước [Cộng Sản] Việt Nam Trần Đại Quang vào tuần trước, Ấn Độ muốn tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương, tìm cách kìm tỏa Trung Cộng.

Mặc dù truyền thông Ấn Độ cho biết chuyến thăm của Trần Đại Quang là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt – Ấn, nhưng chuyến thăm này đã được báo chí phóng đại, Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết. [Đọc tiếp]

Ấn Độ khiến cả biên đội tàu Trung Quốc phải quay đầu

Đội tàu chiến Trung Cộng

Theo tờ Sputnik, Ấn Độ đưa tin rằng: đội tàu chiến Ấn Độ khiến cả đội chiến hạm Trung Cộng phải quay đầu về nước khi đang trên đường đến Maldives. Thông tin này được thông tấn Nga dẫn nguồn từ quân sự Ấn Độ cho biết, hồi cuối tháng 2. Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận quy mô cực lớn trên Ấn Độ Dương, với sự góp mặt của các khí tài đang hoạt động Hải và Không quân.

New Delhi khẳng định kịch bản cuộc diễn tập này nhằm mô phỏng hoạt động tác chiến trên cả 2 mặt trận cùng nổ ra một lúc với Trung Cộng và Pakistan.
Cuộc diễn tập này diễn ra cùng thời điểm cả đội tàu chiến của Trung Cộng bao gồm nhiều khu trục hạm, một tàu hộ vệ, một tàu đổ bộ hạng nặng Type-071 và ba tàu chở dầu đã tiến vào Ấn Độ Dương với mục đích không rõ ràng. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng

Tt  Donald Trump 

Chính quyền Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng:

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ thông qua quyết định tăng thuế đối với thép nhập khẩu và nhôm trong tuần này khi ông quyết gia tăng áp lực đối với Trung Cộng nhằm cắt giảm mất cân bằng thương mại với Mỹ xuống 1 tỷ USD.

Ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Tư: “Trung Cộng đã bị yêu cầu phải xây dựng một kế hoạch cho năm nay về việc giảm 1 tỷ USD thặng dư thương mại khổng lồ của họ với Hoa Kỳ”. Ông Trump không nêu chi tiết về tuyên bố này cũng như việc yêu cầu đó đã được chuyển tải tới Bắc Kinh như thế nào. [Đọc tiếp]

Chuyên gia: “7 phần tượng trưng, 3 phần thực chất khi USS Carl Vinson thăm”

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Carl Vinson đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, hôm 5/3/2018

Giữa trưa ngày 5/3, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và hai tàu hộ tống đến cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài cho đến ngày 9/3, theo tường thuật của báo chí Việt Nam.
Chuyến thăm được coi là có tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm một cảng Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá với VOA rằng chuyến thăm “có 7 phần tượng trưng và 3 phần thực chất”.
Tin cho hay, lễ đón các tàu USS Carl Vinson, USS Lake Champlain và USS Wayne E. Meyer đã diễn ra tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chiều 5/3, với đại diện phía chủ nhà là các quan chức của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt