Báo luật pháp trong nước: Trung Cộng ngỏ ý muốn dùng 200 tỉ USD mua lại Hoàng Sa của Việt Nam
Bài báo dưới đây cho thấy Trung Cộng càng ngày càng đuối lý trong việc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt nam, nên đã “học thuộc bài của Đặng Tiểu Bình không đánh chiến được thì dùng tiền mua để xâm lăng” vì thế: Mới đây, trả lời chuyên mục Quốc phòng của Đài phát thanh tiếng nói Trung Cộng (CNR) ngày 16/3. Thiếu tướng Kim Nhất Nam, một giáo sư chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế của quân đội Trung Cộng đã đưa ra lời kêu gọi nhà nước Trung Cộng dùng tiền để “mua lại” quần đảo Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa) của Việt Nam.
Giải thích về lời kêu gọi này, Thiếu tướng Kim cho rằng việc Hải quân Trung Cộng hiện nay đang nắm giữ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa về phương diện quân sự và địa lý. Nhưng khó khăn lớn nhất của Trung Cộng chính là việc các tranh cãi về chủ quyền khiến việc nắm giữ quần đảo giàu tài nguyên này trên Biển Đông gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là liên tục vấp phải các ý kiến phản đối từ cộng đồng quốc tế. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Trung Cộng trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo rộng lớn này.
Tại sao Tháng 3 năm 2018 là một tháng năng động trong việc cân bằng Việt Nam-Trung Quốc ở Biển Đông.
Hà Nội bận rộn vào tháng 3 với những tác giả đề xướng “Khu vực Ấn Độ – Thái bình Dương hoà bình và thịnh vượng”.
Đối với một quốc gia vốn thường ưa ngoại giao tầm mức thấp để tránh xung đột không cần thiết với một nước láng giềng lớn hơn ở phía Bắc, Việt Nam vào tháng 3 này đã công khai tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống lại Trung Cộng ở Biển Đông. Tháng 3 đã đưa ra một số chỉ số trong quá trình chuyển đổi trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam để giải quyết mối quan ngại ngày càng tăng về sự bành trướng và quyết đoán của quân đội Trung Cộng trong khu vực. [Đọc tiếp]
Tại sao Trung Cộng sẽ thua cuộc chiến tranh thương mại với Trump
Trung Cộng dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?
Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Tàu Cộng. Theo đó Tàu Cộng sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn !?! [Đọc tiếp]
Ưu-nhược trong Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ
Chiến lược Quốc phòng (National Defense Security) mới được Mỹ công bố là chiến lược quốc phòng thực sự đầu tiên của Mỹ trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Chiến lược này làm rõ quan điểm của Chính quyền Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đối với các thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt cũng như đề xuất để giải quyết các lo ngại này.
Chiến lược nhiều khả năng sẽ có những tác động đáng kể, góp phần chi phối chính sách và các quyết sách của Ngũ Giác Đài trong nhiều năm tới. Chiến lược này miêu tả các đối thủ của Mỹ cũng như hiện trạng quân đội Mỹ một cách thẳng thắn và cụ thể hơn những tài liệu tương tự, chẳng hạn như Báo cáo Quốc phòng được đưa ra bốn năm một lần. Cùng với sự thẳng thắn này là một cách nhìn hoàn toàn mới đối với chiến lược quốc phòng. Chiến lược nói về việc “mở rộng không gian cạnh tranh”, một ý tưởng mới bao gồm cả khái niệm về việc đặt ra thách thức và đẩy các đối thủ tiềm tàng vào thế khó trong nhiều lĩnh vực.
Bắc Kinh ra mắt tập trận hải quân ‘hàng tháng’ trên Biển Đông
Biển Đông lại một lần nữa trở thành điểm nóng với sự leo thang của các cuộc diễn tập quân sự của Trung Cộng, theo trang tin News.com.au của Australia.
Tuần trước, Hoa Kỳ thách thức tuyên bố của Trung Cộng đối với hòn đảo nhân tạo bất hợp pháp của họ. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ. Tuần này, Trung Cộng đang gửi lực lượng hải quân khổng lồ đến Biển Đông để tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn. [Đọc tiếp]
Đánh cắp sở hữu trí tuệ: Hoa Kỳ chỉ đích danh Bắc Kinh
Vi phạm bằng sáng chế, làm hàng sao chép, ép chuyển giao công nghệ… những lời phàn nàn về mặt sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ tại Tàu Cộng không hề ít, dù Bắc Kinh luôn tỏ ra nỗ lực và ca ngợi cơ chế pháp lý được tăng cường.
Trường hợp tiêu biểu nhất, được AFP nhắc lại, là vào năm 2015, một nhà điều tra của công ty Microsoft tại Thượng Hải đã đặt mua rất nhiều máy tính từ nhà sản xuất thiết bị tin học MSI. Công ty Tàu Cộng hứa cài hệ điều hành Windows 7… nhưng cuối cùng tất cả chỉ là bản đánh cắp. [Đọc tiếp]
Mỹ bất ngờ đánh mạnh vào Nga, bất chấp thái độ thân thiện của TT Trump
Ngày 26/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép trục xuất một số lượng nhà ngoại giao Nga lớn chưa từng thấy ở Hoa Kỳ. Nghịch lý được giới phân tích nêu bật là ông Trump đã đồng ý như trên cho dù cho đến nay, ông vẫn thường xuyên có những phát biểu, những hành động thân thiện với tổng thống Nga Putin và nhiều lần bất chấp khuyến cáo của các cộng sự viên.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ông Donald Trump đã bật đèn xanh cho một cuộc trục xuất cán bộ ngoại giao Nga rầm rộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bao gồm 60 người bị cho là “gián điệp”, đồng thời cho đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle (miền tây bắc nước Mỹ), bị cho là quá gần các nhà máy của tập đoàn chế tạo phi cơ Boeing. [Đọc tiếp]
Phát hiện “tàu sân bay” Trung Cộng cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông
Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Cộng xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.
Ảnh chụp của Planet Labs mà Reuters tham khảo được cho thấy chiếc Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng được khoảng 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống, di chuyển theo đội hình. [Đọc tiếp]
Kim Jong-un đang bí mật thăm Trung Cộng?
Hãng tin Bloomberg, dẫn theo các nguồn tin giấu tên, hôm thứ Hai (26/3) cho biết lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang tới thăm Trung Quốc. An ninh tại Bắc Kinh đang được thắt chặt như các dịp họ đón tiếp các nguyên thủ nước ngoài.
Bloomberg cho hay họ vẫn chưa nắm được chi tiết về chuyến thăm của ông Kim Jong-un như mục đích hay hành trình cụ thể.
Truyền thông Nhật Bản vào đầu giờ sáng thứ Hai (26/3) cũng thông tin rằng quan chức cấp cao Bắc Hàn dường như đang tới Bắc Kinh bằng đường tàu hỏa. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát có thể làm sụp đổ chế độ hiện tại của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Cộng, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Cộng không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Cộng.
Chiều 22/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với kế hoạch tăng thuế trên một số hàng hóa Trung Cộng, qua đó số hàng Trung Cộng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lên đến 60 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Trump nhấn mạnh lại các khoản thuế đối ứng, ông nói: “Các nước khác áp dụng bao nhiêu loại thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng làm như vậy đối với họ”. [Đọc tiếp]
Tân cố vấn an ninh Mỹ : Bình Nhưỡng ‘‘câu giờ để phát triển vũ khí hạt nhân’’
Tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, nổi tiếng với quan điểm “diều hâu”, ít ngày sau khi được bổ nhiệm, đã bày tỏ thái độ bi quan về triển vọng thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên, với nhận định : Bình Nhưỡng “muốn câu giờ để phát triển vũ khí hạt nhân”.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, trả lời phỏng vấn trên đài Cats Roundtable, hôm qua, 25/03/2018, tân cố vấn John Bolton khẳng định cần phải tìm hiểu rõ động cơ thực sự của chế độ Bắc Triều Tiên. Theo ông John Bolton, Bình Nhưỡng đang trên đường làm chủ công nghệ hạt nhân, và muốn “hãm tốc độ đàm phán để kéo dài thời gian”. Đây chính là việc mà Bắc Triều Tiên “đã làm từ 25 năm nay”.
Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ phỏng đoán, dành nhiều tháng chuẩn bị cho thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un chính là “rơi vào bẫy” của Bình Nhưỡng. Theo ông Bolton, đàm phán nên “bắt đầu sớm” và “đi thẳng” vào các vấn đề chính : Liệu Bắc Triều Tiên có chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không ? Việc phi hạt nhân hóa diễn ra cụ thể như thế nào ?
Theo nhiều nhà quan sát, việc ngoại trưởng Tillerson và cố vấn an ninh McMaster đồng loạt bị thay ngay trước thềm cuộc đối thoại cho thấy Donald Trump chủ trương đàm phán rất cứng rắn với Bình Nhưỡng.
Ông John Bolton sẽ chính thức thay thế H.R. McMaster kể từ ngày 09/04/2018.
Tân cố vấn an ninh của Trump gây lo ngại từ Âu sang Á
Việc ông John Bolton được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm tân cố vấn an ninh quốc gia khơi dậy phản ứng mạnh mẽ khắp thế giới hôm 23/3. Phần lớn các nhà quan sát lo ngại rằng lập trường diều hâu của ông Bolton sẽ gây khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề đối ngoại mà Mỹ đang đối mặt, đặc biệt là vấn đề Iran và Bắc Hàn.
Ít có nơi nào mà phản ứng đó lại mạnh mẽ như ở vùng Trung Đông vốn bị chia rẽ gay gắt.
Một số nhà bình luận nhận định quyết định bổ nhiệm ông Bolton là một cái đinh nữa đóng vào cỗ quan tài thỏa thuận hạt nhân thời Obama giữa Iran và các cường quốc thế giới nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Tehran, vốn đã bị ông Trump nghi vấn. [Đọc tiếp]
CSVN ngưng dự án Repsol ở Biển Đông do áp lực Tàu Cộng
Việt Nam vừa tạm dừng một dự án khoan dầu ở lô Cá Rồng Đỏ ngoài khơi bờ biển đông nam được cấp phép cho công ty năng lượng Repsol của Tây Ban Nha do áp lực từ Tàu Cộng, ba nguồn tin biết trực tiếp về tình hình cho Reuters hay hôm 23/3.
Đây là lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một năm Việt Nam phải đình chỉ một dự án dầu lớn ở Biển Đông do sức ép từ Tàu Cộng.
Một nguồn tin thông thạo nói rằng các bộ sở liên quan đã tạm dừng dự án trong khi Bộ Chính trị, cơ quan làm quyết định, thảo luận liệu nên tạm ngưng hay chấm dứt hợp đồng vô thời hạn. [Đọc tiếp]
Cuộc tấn công thương mại của Donald Trump thử lửa “tình bạn” với Tập Cận Bình
Người Việt có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đâm sau lưng “ông bạn” Tập Cận Bình khi cuối cùng chỉ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Cộng? Chủ nhân Nhà Trắng đã quyết định tạm ngừng áp dụng mức thuế mới với sáu nước và đồng minh (Liên Hiệp Châu Âu, Canada, Mêhicô, Úc, Argentina, Brazil và Hàn Quốc).
Quyết định tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Cộng được đưa ra trong bối cảnh ông Donald Trump, nguyên là doanh nhân 71 tuổi, kể từ khi vào Nhà Trắng không ngừng ca ngợi “mối quan hệ tuyệt vời” với nhiều nhà lãnh đạo thế giới: tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, tổng thống Nga Putin hay tổng thống Achentina Mauricio Macri. Nhưng “mối quan hệ tốt đẹp nhất”, có vẻ được ông Trump tâm huyết nhất, vẫn là với chủ tịch Tập Cận Bình, người trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Cộng kể từ thời Mao Trạch Đông (1949-1976).