Tin nóng: Mỹ khởi động cuộc không kích ở Syria

Tổng thống Trump tuyên bố đã ra lệnh tấn công Syria trong một cuộc họp báo. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

Tổng thống Trump vừa ra lệnh tấn công quân sự chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad, gia nhập liên minh Anh và Pháp trong việc phóng hỏa tiễn nhằm trả đũa những gì mà các quốc gia phương Tây nói là việc tấn công hóa học thường dân của chính phủ Assad, Washington Post đưa tin.

Cuộc tấn công đánh dấu lần thứ hai trong một năm ông Trump đã xử dụng vũ lực chống lại Assad, người bị các quan chức Mỹ cáo buộc đã tiếp tục thách thức phương Tây.

Ông Trump công bố các cuộc tấn công trong một cuộc họp báo tối 13/4 (giờ Mỹ, sáng nay giờ Việt Nam): “Mục đích hành động của chúng ta tối nay là thiết lập một sự ngăn chặn mạnh mẽ chống lại việc sản xuất và sử dụng vũ khí hoá học”, ông Trump nói, mô tả vấn đề này là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Ông Trump cũng cho biết Mỹ đang chuẩn bị “để duy trì phản ứng này” cho đến khi đạt được mục đích.

Ông Trump đã nêu vấn đề với cả Nga và Iran – những nước ủng hộ chế độ Assad: “Quốc gia muốn gắn kết với các vụ giết người hàng loạt là loại quốc gia gì?” và gợi ý rằng một ngày nào đó Mỹ có thể “làm việc cùng với” cả hai nếu họ thay đổi chính sách của họ.

(Bản tin này sẽ tiếp tục được cập nhật)

Chiều 13/4: 60 hỏa tiễn hành trình Tomahawk có thể đang trên đường tới Syria

Tàu khu trục USS Donald Cook khởi hành từ Larnaca, trên bờ biển phía nam đảo Síp vào thứ Ba (10/3). Tàu chiến mang theo hơn 60 tên lửa hành trình Tomahawk, được cho là đã di chuyển đến Syria khi Tổng thống Trump đang cân nhắc các lựa chọn quân sự để đáp trả cuộc tấn công hóa học bị cáo buộc ở Douma, Syria. (Ảnh: US Navy)

Hoa Kỳ, Pháp và Anh mở rộng kế hoạch tấn công Syria

Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã nói chuyện qua điện thoại vào tối thứ Năm (12/4) và đồng ý rằng chế độ Assad đã thiết lập một hình mẫu nguy hiểm trong việc sử dụng vũ khí hóa học, một người phát ngôn cho biết.

“Họ đã đồng ý rằng, điều quan trọng là việc sử dụng vũ khí hoá học đã không bị ngăn chặn, và một yêu cầu ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học bởi chế độ Assad là cần thiết”, người phát ngôn này nói. “Họ đã đồng ý để làm việc chặt chẽ với nhau về một phản ứng đáp trả của quốc tế”. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Tập Cận Bình “diễu võ dương oai”….

Biển Đông

Trong khi tại Syria ở Trung Đông đang sôi động, Mỹ-Anh-Pháp đang đối đầu với Nga không biết chiến tranh bùng nổ lúc nào? Thì tại Thái Bình Dương, Trung Cộng đưa hải quân tập trận bắn đạn thật và Tập Cận Bình “khoe” đồ trận để duyệt binh. Tuy vậy, Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến cả hai bên, Hoa Kỳ điều Hàng Không mẫu Hạm nguyên tử vào vùng “lửa đạn” thật. Khai triển máy bay do thám MQ-4C Triton ra vùng biển Đông, Hàng Không Mẫu hạm USS Roosevelt vẫn tiếp tục diễn tập ở Biển Đông…
Có phải Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội này để Nga và Trung Cộng cùng gây rối  ở hai nơi để thử thách khả năng của Hoa Kỳ?
Tình hình từ Biển Đông đến Trung Đông không yên tĩnh, cả cuộc chiến kinh tế lẫn quân sự như thể hai bên đang thử thách nhau!

[Đọc tiếp]

Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam

Trung Tướng David Berger và Thượng Tướng [CSVN] Phương nam tại Hà Nội ngày 9/04/2018

Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Trung tướng David Berger, vừa có chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam.
Báo Hải quân Việt Nam cho biết chiều ngày 10/4, Trung tướng Berger đã gặp Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Phó Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam trích lời ông Berger nói: “Chuyến thăm lần này của đoàn là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam, đưa mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ngày càng đi vào chiều sâu.” [Đọc tiếp]

Syria: “Lằn ranh đỏ” của Nga với phương Tây

TT Nga Putin & Syria Assad thăm một căn cứ không quân ở tỉnh Latakia ngày 11/12/2017 (Ảnh: Sputnik/Mikhail Klimentyev/ via REUTERS)

Vụ tấn công vũ khí hóa học mà chế độ Damas bị nghi là thủ phạm nhắm vào thường dân ở Đông Ghouta, Syria, đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Pháp và Mỹ dọa sẽ có hành động trả đũa thích đáng. Tuy nhiên, Nga, đồng minh lâu đời của Syria, lên tiếng cảnh báo là có những “lằn ranh đỏ” mà Hoa Kỳ và các đồng minh không nên vượt qua.

Đương nhiên, mục tiêu tấn công mà phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhắm đến chính là chế độ Bachar al-Assad, theo như nhận định của chuyên gia Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan Sát Nga – Pháp tại Moskva, với nhật báo Liban L’Orient-Le Jour. [Đọc tiếp]

Tổng thống Trump: Sẽ sớm có quyết định về Syria

Tổng thống Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia, John Bolton tham dự buổi thuyết trình của các giới chức quân sự cao cấp tại Tòa Bạch Ốc ngày 9/4/2018

Tổng thống Donald Trump nói ngày thứ Năm 12/4 ông đã họp về vấn đề Syria mà trước đây Ông đã từng đe dọa tấn công bằng phi đạn để đáp ứng với một vụ tấn công bằng chất độc hóa học và Ông hy vọng sẽ sớm có quyết định.
Những lo ngại về một cuộc đối đầu giữa Nga, đồng minh lớn của Syria, và phương Tây đã tăng cao kể từ khi Ông Trump ngày 11/4 nói phi đạn “sẽ bay tới” sau khi có cuộc tấn công vào thị trấn Douma của Syria ngày 7/4, đồng thời lên án Moscow vì đã ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Pháp có bằng chứng là chính phủ Syria thực hiện cuộc tấn công, mà các tổ chức trợ giúp nói là đã làm hơn một chục người thiệt mạng, và sẽ quyết định xem có tấn công trả đũa hay không khi tất cả những thông tin cần thiết đã được thu thập đủ. [Đọc tiếp]

Nguy cơ Mỹ-Nga đối đầu tại Syria

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Joseph Dunford, rời Tòa Bạch Ốc sau khi gặp TT Trump để bàn về Syria, ảnh chụp tại Washington, ngày12/4/2018. (Ảnh: REUTERS/Carlos Barria)

Khả năng các nước phương Tây phát động một chiến dịch quân sự ở Syria, dẫn đến một cuộc đối đầu với Nga đang phủ lên vùng Trung Đông hôm thứ sáu 13/4 mặc dù chưa thấy có dấu hiệu rõ rệt cho thấy cuộc tấn công do Hoa Kỳ dẫn đầu sắp diễn ra.
Các chuyên gia vũ khí hoá học quốc tế đã tới Syria để điều tra cuộc tấn công bằng khí độc mà các lực lượng chính phủ Syria bị quy lỗi đã thực hiện tại thị trấn Douma, giết chết hàng chục người. Hai ngày trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo Syria rằng các tên lửa “sẽ tới” nước này để đáp lại cuộc tấn công vũ khí hoá học.
Các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm thứ sáu sẵn sàng đổ lỗi cho ông Trump thay vì cho ông Assad về cuộc khủng hoảng mới nhất.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nói các quan hệ quốc tế không nên phụ thuộc vào tâm trạng của một người vào buổi sáng, một cách nói rõ ràng ám chỉ những tin nhắn trên Twitter của ông Trump.  [Đọc tiếp]

Syria: Nga đối mặt với trục Mỹ-Anh-Pháp sau vụ Đông Ghouta

Xe quân sự cắm cờ Nga đang tiến vào trại Wafideen ở Damas, Syria (Ảnh chụp ngày 12/04/2018) REUTERS)

Trong khi quân đội Syria chiếm lại toàn bộ ngoại ô thủ đô Damas với sự yểm trợ của Nga, Iran và “vũ khí hóa học”, nước Pháp có thể phối hợp với Mỹ và Anh tấn công chế độ Bachar al Assad. Nhưng với nguy cơ đụng độ trực tiếp với Nga, và hệ quả vượt tầm kiểm soát của cả các bên, liệu trục Mỹ-Anh-Pháp có tái diễn kịch bản 2013 khi Barack Obama vào giờ chót thoái lui?
Cho dù Nga và Syria cực lực phủ nhận những cáo buộc xử dụng vũ khí hóa học, ngày 07/04 vừa qua, để chiếm nốt vị trí cuối cùng của phe nổi dậy ở Đông Ghouta, bất chấp một nghị quyết hưu chiến do chính Nga biểu quyết, Tây phương dường như đang chuẩn bị không kích chế độ bị xem là “thảm sát dân không gớm tay” trong suốt 7 năm nội chiến.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc không loại trừ khả năng chiến tranh Mỹ-Nga

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An ngày 05/04/2018

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia hôm qua 12/04/2018 kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh kiềm chế, trước nguy cơ phương Tây tấn công quân sự vào Syria để trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông Nebenzia không loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Nga, trước các thông điệp “hiếu chiến” từ Washington.
Tổng thống Mỹ hôm qua sau khi hội ý với các cố vấn quân sự vẫn chưa đưa ra quyết định nào về việc tấn công Syria. Tại Liên Hiệp Quốc, một số quốc gia thành viên như Thụy Điển tỏ ra lo ngại, còn Nga yêu cầu họp khẩn hôm nay.

[Đọc tiếp]

Mỹ-Nga: Nguy cơ đụng độ cao trên chiến trường Syria

Assad thăm không quân Nga ở Hmeymim năm 2017. (Ảng: REUTERS nhận được từ hãng tin Syrira SANA)

Quân nổi dậy rút hoàn toàn khỏi đông Ghouta, đế chế Nga củng cố vị thế tại Syria. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ các kế hoạch cải cách trên truyền hình. Trên đây là một số tít lớn các nhật báo Pháp ngày 13/04/2018.

Công luận quốc tế đặc biệt chú ý đến cuộc tấn công của phương Tây có thể sắp xảy ra, trong vụ chính quyền Syria bị nghi dùng vũ khí hóa học. Nếu chiến dịch xảy ra, nguy cơ đụng độ Mỹ – Nga là rất cao. Le Figaro có bài phân tích: “Thế đối đầu Mỹ – Nga đang ở thời điểm có thể chuyển thành đụng độ“. [Đọc tiếp]

Facebook “nối giáo” cho các chế độ chuyên chế Châu Á

Biểu tình chống chủ tịch–tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg bên ngoài trụ sở Quốc Hội Mỹ tại Washington, ngày 10/04/2018. (Ảnh REUTERS/Aaron P. Bernstein)

Những sai lầm của Facebook trong vụ công ty Cambridge Analytica thu thập tin tức cá nhân của hàng chục triệu người xử dụng đã buộc ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải liên tục xin lỗi, mà gần đây nhất là ngày 10/04/2018 trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông Mark Zuckerberg đã khẳng định là công ty của ông đang xem xét lại trách nhiệm đối với người xử dụng và xã hội. Đây được xem là một điều cần thiết, trong tình trạng một số quan sát viên đã nêu bật khả năng là nhiều chính quyền Châu Á sẽ vin vào những sai sót liên tiếp của Facebook để trấn áp mạng xã hội và quyền tự do ngôn luận tại nước họ.

Trên đây chính là nhận xét của tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 05/04/2018 trong bài “Cuộc khủng hoảng Facebook nối giáo cho giới lãnh đạo chuyên chế tại châu Á – Facebook crisis plays into hands of Asia’s authoritarians”. [Đọc tiếp]

Hiểu về phiên điều trần Mark Zuckerberg (CEO Facebook)

Mark Zuckerberg tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Recode.

Nhiều người đang theo dõi buổi điều trần kéo dài 2 ngày của Mark Zuckerberg, người sáng lập và CEO của Facebook, trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Song buổi điều trần này nhằm mục đích gì? Tại sao lại có nó? Và hệ quả của nó là gì đối với Zuckerberg và Facebook nói chung?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần hiểu về chức năng điều tra, giám sát của Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là các uỷ ban thuộc Quốc Hội.
Điều tra và Giám sát được xem là một phần của quyền lực lập pháp (legislative power) mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã trao cho lưỡng viện Quốc Hội. [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ có thể đổi ý: tham gia TPP ?

Ngày hôm qua truyền thông quốc tế có bản tin: “Donald Trump đổi ý, muốn quay lại TPP” bản tin viết:

TT Trump ký sắc lệnh rút ra khỏi TPP tại Tòa Bạch Ốc ngày 23/01/2017 (Ảnh Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 12/04/2018 cho biết sẽ tham gia Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu đạt được các điều kiện “tốt hơn“, dù khi vừa nhậm chức ông đã thẳng thừng tuyên bố rút lui. Một số nước liên quan như Nhật và New Zealand tỏ ra thận trọng trước sự đổi ý của ông Trump.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ viết: “Chúng tôi sẽ tham gia TPP nếu hiệp định này cơ bản tốt hơn so với văn bản thời tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã có được các thỏa thuận song phương với 6/11 quốc gia TPP, và sẽ bàn bạc để đạt đến thỏa ước với nước lớn nhất trong số đó là Nhật Bản, vốn đã gây khó khăn cho thương mại Mỹ trong nhiều năm qua”.

Người đứng sau chính sách thương mại cứng rắn của Trump với Trung Cộng

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (trái) nói chuyện với Tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng một. Ảnh: AP.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, ông Robert Lighthizer từ lâu đã có quan điểm gay gắt về các hành vi thương mại của Trung Cộng và ông có quan hệ cá nhân tốt với Trump.

Chính sách cứng rắn của Trump trong thương mại với Trung Cộng được hình thành tại cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc hồi tháng 8 năm ngoái với người giữ vai trò trung tâm là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer. Phát biểu trước các cố vấn Tòa Bạch Ốc và quan chức nội các, Lighthizer nói rằng Trung Cộng thường xuyên hứa hẹn thay đổi chính sách nhưng không thực hiện. Ông cũng nhấn mạnh sự gia tăng trong thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, theo WSJ. [Đọc tiếp]

Trung Cộng có phải là cường quốc công nghệ – sáng tạo?

Trung Cộng có phải là cường quốc công nghệ và sáng tạo không? Đó là câu hỏi đã được thế giới đặt ra trong 5-7 năm trước. Giới chuyên gia công nghệ thế giới đã không thẳng thắn trả lời, chỉ mỉm cười như ám chỉ rằng, Trung Cộng chỉ đang ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Trong khi đó, tự bản thân Trung Cộng coi mình là cường quốc công nghệ của thế giới. 

Ru ngủ và tự huyễn hoặc mình
Cách đây vài trăm năm về trước, Trung Cộng là một quốc gia hùng mạnh, có một nền văn minh rực rỡ. Nền văn hóa Trung Hoa, cho dù được bao phủ bởi thuyết âm mưu và luận anh hùng, bởi ân oán và trả thù, bởi mưu bá đồ vương, tranh đoạt quyền lực liên miên và đẫm máu, vẫn là nền văn hóa sống động bậc nhất thế giới. Thời trung cổ, bốn phát minh vĩ đại nhất của nhân loại đều xuất phát từ Trung Hoa, đó là: giấy, thuốc súng, in ấn và la bàn. Bốn phát minh này đã giúp nước Tàu lan tỏa quyền lực mềm của mình một cách thành công, chủ yếu sang Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản. Nhưng, Châu Âu với thời kỳ Phục Hưng kỳ diệu đã thực sự cất cánh về khoa học và học thuật trong một thời gian ngắn, và bỏ xa Trung Hoa trung thành với các tín điều của Khổng giáo.  [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt