Biển Đông : Trung Cộng quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?
Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Cộng vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên tin tức công ty ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.
Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook: “ExxonMobil (US) bỏ cuộc! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc: UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu?”
Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh. [Đọc tiếp]
Trung Cộng dọa dùng võ lực đối với tàu sân bay Anh Quốc tại Biển Đông
Trung Cộng càng lúc càng lộ rõ tham vọng thâu tóm Biển Đông, với một loạt hành động quân sự hóa khu vực, công khai xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Bên cạnh đó, Bắc Kinh không ngần ngại cảnh cáo những nước nào có ý đinh can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Anh Quốc hôm qua, 09/09/2019, đã lại bị Trung Cộng “dằn mặt” với lời lẽ thô bạo hơn, vì đã có một kế hoạch đưa tàu sân bay qua Biển Đông.
Theo báo chí Anh Quốc, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Luân Đôn, đại sứ Trung Cộng tại Anh Lưu Hiểu Minh, bên cạnh hồ sơ nóng là Hồng Kông, đã lại nhắc đến vấn đề Biển Đông để cảnh cáo chính quyền Anh là không nên xâm phạm vùng biển của Trung Cộng.
Sự nhượng bộ muộn màng của Đặc Khu Trưởng Hồng Kông.
Cuộc đấu tranh quyết liệt một mất một còn của người dân Hongkong có thắng lợi, Bắc Kinh nhượng bộ bà Trưởng đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết trong hôm thứ Sáu, các biện pháp do chính phủ đưa ra trong tuần này để giải quyết tình trạng hỗn loạn chính trị của thành phố là “bước đầu tiên”, sẽ không giải quyết được khủng hoảng ngay lập tức. Bà Lâm đã công bố rút dự luật dẫn độ – một trong 4 biện pháp nhằm xoa dịu các nhà hoạt động, nhưng nhiều người nói rằng “quá ít, quá muộn”.
Những đòi hỏi của người dân Hồng Kông là:
1) Mở hồ sơ điều tra về các vụ bạo hành của cảnh sát nhắm vào người biểu tình ở Hongkong;
2) Trả tự do cho hơn 1.200 người biểu tình bị bắt giữ từ khi cuộc biểu tình bùng lên trước mùa hè vừa qua.
3) Rút lại việc gọi người biểu tình là những “kẻ gây bạo loạn”.
4) Đòi hỏi tổ chức bầu cử tự do theo thể thức phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Hồng Kông tái diễn trận Dunkerque
Trận Dunkerque là một cuộc chiến quan trọng giữa quân đồng minh và phát xít Đức tại thành phố Dunkerque, Pháp từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1940 giữa quân đội Đồng Minh và Đức Quốc xã. Quân đồng minh đã bị quân Đức dồn vào thế chân tường. Trước sức ép tấn công tới tấp của Đức, các lực lượng Đồng Minh đã phải vừa đánh đỡ vừa rút lui ra bãi biển và từ đó đã mở ra cuộc tháo chạy khổng lồ theo đường biển về Anh Quốc. Rất may quân Đức đột ngột ra lệnh thôi không truy sát tàn quân của phe Đồng Minh, hành động này coi như là tha sống. Cuối cùng hơn 330.000 quân sĩ Đồng Minh suýt bị bắt làm tù binh đã may mắn được cứu thoát.
Vào thời điểm đó, trong khi binh lính bị mắc kẹt trên bờ biển Pháp. Đằng trước là biển, đằng sau là quân địch, trong khi họ đang tuyệt vọng và bất lực, thì Vương Quốc Anh đã huy động hàng trăm các tàu thuyền có kích cỡ khác nhau kể cả dân sự và quân sự đến Dunkirk để giải cứu tất cả những người lính bị mắc kẹt và sơ tán hầu hết những người lính này khỏi lục địa châu Âu về Anh quốc. [Đọc tiếp]
Tàu cần cẩu TC Lam Kình di chuyển vào vùng biển VN, chuẩn bị đặt giàn khoan?
Tin VOA 3/9:
Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info, tàu Lam Kình của Công Ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam hôm 3/9. Nguồn tin dự đoán rằng có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến đào dầu trong vùng biển của Việt Nam.
Nhà báo Duan Dang trích dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết thêm rằng tọa độ của Lam Kình là 14°56’6.00″N/109°23’42.00″E ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào lúc 9 giờ 42 phút cùng ngày, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam, nghĩa là trong lãnh hải của Việt Nam, cũng là nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam đang hợp tác với Công Ty dầu khí Mỹ Exxon Mobil để khai thác. [Đọc tiếp]
Việt Nam Quốc Dân Đảng phản đối Trung Cộng xâm lăng bãi Tư Chính
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2019, nhiều đảng viên VNQDĐ thuộc thành phố San Jose, California cùng với nhiều chiến hữu trong các đoàn thể quốc gia như Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ, Hội cựu HO San Frcnscisco, Tâp Hợp Quốc Dân Việt và đồng bào ở Bắc California đã biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bãi Tư Chính và lên án Cộng Sản Việt Nam bán nước trước Lãnh Sự Quán của Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam tại thành phố San Francisco ngày 2 tháng 9 năm 2019
Hình ảnh biểu tình ở link dưới đây:
Những danh từ ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay
Những danh từ dùng trong văn chương Việt Nam từ khi có chế độ Cộng Sản nắm quyền bị hợp thức hoá một cách rất “chói tai, gai mắt”.. Họ dùng chữ một cách máy móc không được thông thoáng theo văn chương. Đơn cử một chữ “khẩn trương” – Chữ này có trong danh từ của tự điển tiếng Việt nhưng nó dùng ở trường hợp nào cho đúng. Ví dụ “lệnh hành quân khẩn trương” hay “ban hành thiết quân luật khẩn trương” nghe có vẻ có lý. Chứ dùng “ăn khẩn trương lên nhé” có vẻ buồn cười, thay vì “ăn nhanh lên” thì nhẹ nhàng và văn vẻ hơn, hoặc tệ hơn nữa “anh cưới em khẩn trương” thì hết ý…. Bài này không bàn đến ngôn ngữ trước và sau chế độ XHCN. Nhưng những danh từ ngoại giao mà nay chế độ Cộng Sản cũng thay đổi, chúng ta cần tìm hiểu để thấy tương quan ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam với thế giới như thế nào? Qua những tìm hiểu thì những nhà ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như đang lạm dụng khái niệm 2 chữ “chiến lược”, áp dụng nó cho những mối quan hệ mà trên thực tế chưa đạt tới mức đó.
Những danh từ ngoại giao mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang dùng chia làm 5 thứ bậc:
– Đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership),
– Đối tác chiến lược (strategic partnership),
– Đối tác toàn diện (comprehensive partnership),
– Đối tác chiến lược lãnh vực (Partnership in the Filed),
– Quan hệ đặc biệt (Special relationship), [Đọc tiếp]
Đài Loan: Mũi nhọn bên hông Trung Cộng và con cờ của Mỹ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Năm 1971, TT Richard Nixon và cai thầu Henry Kissinger muốn rút lui khỏi chiến tranh Việt Nam đã biến thù thành bạn với Trung Cộng. Để tỏ lòng cám ơn, Mỹ đã trao cho Trung Cộng món quà ngoại giao hậu hĩnh là hất cẳng Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để thế Trung Cộng (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa) ngồi vào chiếc ghế thường trực LHQ.
Trong thời gian ngắn, dưới áp lực “Chính sách một Trung Hoa – One China Policy), các nước tây phương đã đoạn tuyệt ngoại giao với Đài Loan và đưa các toà Đại Sứ từ Đài Loan về Bắc Kinh. Hoa Kỳ và 60 nước tây phương đã chấm dứt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn còn đặt những văn phòng dưới những “tên gọi” khác nhau để liên lạc về kinh tế, chính trị và văn hóa…Đây là trò chơi chính trị của Mỹ, dù đã trao Đài Loan cho Trung Cộng nhưng vẫn giữ làm bửu bối khi cần [Đọc tiếp]
Nhận định về biểu tình người dân Hồng Kông
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Cho đến nay gần 3 tháng, các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục bất chấp Bắc Kinh đe dọa qua một video quảng bá rộng rãi các cuộc tập dượt của “cảnh sát có vũ trang” dưới sự “điều động của quân đội” với hình ảnh chuẩn bị “đàn áp bằng súng đạn trên quy mô lớn”. Video này thu hình ở Thẩm Quyến, giáp biên giới Hồng Kông. Nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh, có lẽ đây là “đòn chiến tranh tâm lý biểu hiện văn hoá tuyên truyền của Cộng Sản”.
Mở chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ, phỉ báng hình ảnh người biểu tình, thì bị hai hệ thống Internet lớn nhất thế giới là Facebook và Twitter tố cáo rằng: những “danh từ thiếu văn hoá” này xuất xứ từ Trung Cộng và đã xóa bỏ hàng nghìn tài khoản “giả mạo” chỉ trích các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?
Elbridge Colby, nguyên Phó phụ tà bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ 2017-2018 và là một trong những tác giả chính của NDS 2018, cho thấy thêm góc nhìn thay đổi của chính quyền Hoa Kỳ lúc này.
Elbridge Colby là cháu nội của Giám Đốc CIA William Colby, trùm tình báo khét tiếng một thời trong những năm 1960 ở Sài Gòn và là Giám đốc CIA cảu Mỹ 1973-1976.
Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các ngành khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.
Một thế hệ chuyên viên mới về Trung Cộng của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống của các chiến lược gia cũ là đặt nặng về đối thoại. Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến Lược Quốc Phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Cộng được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington. [Đọc tiếp]
Steve Bannon: ĐCST sẽ sụp đổ nếu tái diễn Thiên An Môn tại Hồng Kông
Lời người post: Ông Steve Bannon sinh năm 1953. Năm 1976 tốt nghiệp Cử Nhân tại đại học Virginia Tech, năm 1983 tốt nghiệp bằng Thạc Sĩ (Master) về ngành Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia tại Đại học Georgetown ở Washington DC. Năm 1985, tốt nghiệp Master Bussiness of Administration (MBA) tại đại học Harvard.
Ông Bannon từng là sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ, phục vụ trên chiến hạm destroyer USS Paul F. Foster thuộc Hạm Đội 7 Thái Bình Dương.
Sau khi rời Hải Quân Mỹ, năm 1987 Steve Bannon làm việc cho công ty Goldman Sachs ở New York.. Năm 1990 thành lập công ty Bannon & Co, sau đó ông qua lãnh vực truyền thông và giám đốc sản xuất phim cho Hollywood.
Năm 2016, Steve Banon chủ tịch Ban Vận Động bầu cử Tổng Thống Trump. Sau khi ông Trump đắc cử, ông là Trưởng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và là Chiến Lược Gia của Mỹ dưới thời TT Trump.
Nhưng không rõ lý do gì mà ông Steve Bannon từ chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia vào tháng 8/2017. Tuy vậy, khi rời Toà Bạch Ốc, những hoạt động của ông Bannon về chính trị và ngoại giao đều ủng hộ cho TT Trump, hiện nay ông thường liên lạc và đôi khi làm cố vấn cho EU và các nước nam Mỹ.
Trong biến cố chính trị tại Hồng Kồng, Steve Bannon tuyên bố: “Nếu có một Thiên An Môn tại Hồng Kông tái diễn thì đảng Cộng Sản Tàu sẽ sụp đổ” – lời tuyên bố đó hư thực như thế nào, chúng ta sẽ tìm qua những ghi lại từ nhận định của cựu chiến lược gia Hoa Kỳ như dưới đây: [Đọc tiếp]
Lật tẩy những bộ mặt trí thức nước Mỹ…
Lật tẩy những bộ mặt trí thức, những người đã từng đoạt giải Nobel, nhưng thực tế cho thấy những người này chính là những người phá hoại Hoa Kỳ nhiều nhất.
Họ đã cản trở Kế hoạch kinh tế của Trump khi TT Trump mới nhận chức, Navarro là người đã chận đứng hết những âm mưu này. Đọc để thấy sự thật khủng khiếp như thế nào, và mới hiểu hết những sự tranh đấu bền bỉ không nản lòng của Tiến Sĩ Petter Navarro. Một lần nữa bằng cấp chẳng nói lên được cái “chó” gì ngoài việc nó là cái cần câu cơm.
Nói không ngoa Peter Navarro chính là người cha đẻ của Chủ thuyết thương chiến Mỹ-Trung, và Trump là người đã biến chủ thuyết này thành hiện thực. How Did they know to each other? (Làm thế nào àm họ biết nhau?) Con rể của Trump là Jared Kushner trong khi tìm hiểu về China cho Trump (Chắc cũng tính làm ăn?) thì thấy “Death by China” trên mạng Amazon. Thế là Trump và Navarro được gặp nhau qua lời mời của Jared Kushner chồng con gái cưng Trump là Ivanka. [Đọc tiếp]
Tàu Trung Cộng tiến gần bờ biển Việt Nam gây thêm căng thẳng Biển Đông
Source (Reuters): https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea/chinese-ship-inches-closer-to-vietnam-coastline-amid-south-china-sea-tensions-idUSKCN1VE068
HÀ NỘI (Reuters) – Tàu khảo sát của Trung Cộng hôm thứ Bảy (24/08) đã mở rộng các hoạt động của nó đến một khu vực gần bờ biển của Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ và Úc lên án và quan tâm lo ngại đối với những hành động của Trung Cộng xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Haiyang Dizhi 8 lần đầu tiên vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) vào đầu tháng trước [tại Bãi Tư Chính], tại đó Haiyang Dizhi 8 bắt đầu một cuộc khảo sát địa chấn dài hạn, gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu quân sự và hải cảnh của Việt Nam và Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Tin hot: Tình hình “nóng” tại Bãi Tư Chính Chính
Ngày 15/08/2019 tại trang Twitter của Ryan D. Martinson là Giáo sư Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Cộng tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho hay: “Chiến Hạm Quang trung của Việt Nam đã rời khỏi Cam Ranh” . Trên trang Twitter của ông có kèm theo hình ảnh chụp được từ trên không hoặc bằng cách nào đó…
2 Đại Tướng Không Quân Hoa Kỳ viếng Hà Nội, thăm Quốc Tử Giám
Quốc Tử Giám lúc đầu chỉ là Văn Miếu xây lên từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông. Tuy nói là Văn Miếu nhưng nơi đây không những là miếu thờ mà còn là trung tâm giáo dục của hoàng gia. Người học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi.
Năm 1076, Lý Nhân Tông lên ngôi cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Lúc đầu chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc thần quyền quý (quốc tử) nên gọi tên Quốc Tử Giám.
Năm 1253, đời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám đổi thành Quốc Học Viện cho thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc. Lúc đó Quốc Tử Giám như là trung tâm giáo dục nhân tài quốc gia. Đời Trần Minh Tông năm (1300-1357), Chu Văn An được mời làm hiệu trưởng đầu tiên của Trương Quốc Tử Giám gọi là Quốc Tử Giám Tư Nghiệp.
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người thi đổ Tiến Sĩ tại Quốc Tử Giám và nhà vua tổ chức 3 năm thi một lần
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám, trở thành cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, Quốc Tử Giám được lập tại kinh thành Huế.
Và năm 1947, Quốc tử Giám bị thực dân Pháp nã súng đại bác bắn sập nát.
Ngày 18/08/2019 Hai Đại Tướng Không Quân Hoa Kỳ: Đại tướng David L. Goldfein – Tham mưu trưởng không quân Mỹ và Đại Tướng Charles Q. Brown Jr. Tư lệnh Các lực lượng Không quân Ấn Độ-Thái Bình Dương cùng hai phu nhân đã đến thăm Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Với mục đích chuyến viếng thăm là “tập trung thảo luận về sự thắt chặt quan hệ đối tác và gia tăng hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” [Đọc tiếp]