Bầu cử Đài Loan: Thất bại thấy trước của quyền lực mềm Trung Cộng

Nữ Tổng Thống Đài Loan: Thái Anh Văn

Lời người post:  Nữ TT Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), sinh ngày 31/08/1956 ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Năm 1978 bà tốt nghiệp Đại học Luật Khoa tại Đài Loan, năm 1980 bà tốt nghiệp Master tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ và năm 1984 tốt nghiệp Tiến Sĩ Kinh Tế ở Đại Học London, Anh Quốc. Sau khi trở về Đài Loan, bà đã giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở nhiều trường đại học cho đến năm 1993, trước khi được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền.
Năm 2016, bà đại diện Đảng Dân Tiến (DPP) ra tranh cử Tổng Thống Đài Loan và bà đã thắng vẻ vang với chỉ số 56.1% so với ứng cử viên Trung Hoa Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân. Bà Thái trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Đài Loan.
Bà hiện là Chủ tịch của Đảng Dân Tiến (DPP). Bà Thái Anh Văn đã là một trong những người soạn thảo Đặc Thù Lưỡng Quốc Luận của tổng thống Lý Đăng Huy. Bà được mô tả là người không có sức lôi cuốn hay tài ăn nói trước quần chúng, nhưng thuyết phục mọi người bằng sự chân thành, trí thông minh và lòng kiên trì của bà.
Năm 2020, một lẫn nữa bà tái ứng cử chức Tổng Thống Đài Loan mà ngày 11/01/2020 tới đây người dân sẽ đi bầu sẽ quyết định lá phiếu. Theo dư luận bà sẽ tái ứng cử vì lập trường bảo vệ tự do dân chủ cho Đài Loan và chống độc tài Cộng sản của bà.
Lập trường của bà Thái Anh Văn về Biển Đông: Trong bài phát biểu sau chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử 2016, bà Thái Anh Văn cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức đàn áp nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”. Ngoài ra, Thái cũng kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông và cùng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Dưới đây là những bình luận về sự việc trên qua ngòi bút của Pierre Haski trên tờ L’Obs

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông

Việt Nam chủ toạ phiên họp đầu tiên tại HĐBA LHQ ngày 2/01/2020 (Ảnh TTXVN) – Không đề cập đến Biển Đông

Lời người post: Người dân Việt Nam hy vọng năm 2020 Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) và làm Chủ tịch phiên họp HĐBA trong tháng đầu tiên. Đồng thời cũng là chủ tịch luân phiên khối ASIAN, có nhiệm vụ tổ chức nhiều hội nghị quốc tế quan trọng. Đó là điều kiện thuận lợi để phản đối Trung Cộng trước các diễn đàn quốc tế về việc xâm lăng phi pháp và trắng trợn về bản đồ “Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn” và xâm lấn thềm lục địa Việt Nam.
Nhưng  hy vọng đã vụt tắt và người dân thấy thất vọng ê chề khi ngày đầu năm 2/01/2020 Trưởng Phái Đoàn Đại diện không thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là Đặng Đình Quý đã chủ toạ họp báo quốc tế và Qúy tuyên bố với báo giới rằng Việt Nam sẽ không đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra Hội đồng – thật là khốn kiếp cho đất nước ta!

Theo bản tin của Đài VOA trích qua bài của Thông Tấn Xã nhà nước Việt Nam như sau: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu TT Mỹ Richard Nixon tiên tri về châu Á…

Cố Tổng Thống Hoa Kỳ: Richard Nixon

Lời người post: Hơn nửa thế kỷ trước, Phó TT Richard Nixon đã nhìn về châu Á một cách rành mạch. Ông dự đoán châu Á như thế nào thì nó xảy ra hôm nay như thế đấy.  Đọc bài dưới đây của Tiến Sĩ Francis P. Sempa nói về Richard Nixon, mới thấy được những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có một tầm nhìn (vision) rất sâu rộng cả hàng nửa thế kỷ để không những đem quyền lợi cho nước Mỹ  mà cả thế giới cùng chung sống.  Mặc dù  ông Richard Nixon phải từ chức Tổng Thống Hoa Kỳ sau biến cố chính trị Watergate, nhưng khi đọc những ý tưởng về chiến lược thế giới, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thán phục về tầm nhìn chiến lược sâu rộng của ông…
Đọc kỹ bài này, thì chúng ta có thể hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á, Đông Nam Á và Biển Đông ngày hôm nay… Có thể đây là “tiền đề” cho những nhà lập chính sách của Mỹ hiện nay với Trung Cộng?

Richard Nixon đã dự đoán được sự “xoay trục” của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương hơn 50 năm trước khi xảy ra sự kiện này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Làm sao giảm nguy cơ bùng nổ chiến tranh?

Chiến hạm có hỏa tiễn dẫn đường USS Antietam (CG 54) của Mỹ tuần tra Biển Đông. Navy/Handout via REUTERS

Lời người post: Đọc bài này thấy những đề xuất của Giáo sư Hu Bo (Trung Cộng), giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Biển thuộc Viện Nghiên Cứu Đại Dương ở Bắc Kinh… Xem ra, đó là ý đồ của Tập Cận Bình  kế sách “dừng một bước, tiến ba bước” của chủ nghĩa Đại Hán. Và từ đó chúng ta cũng nhận ra là nhược điểm của  Trung Cộng trong ý đồ xâm lăng trắng trợn bị thế giới thấy rõ và cương quyết chống lại nhất là Mỹ… Cuộc chống lại sự bành trướng của Đại Hán Tập Cận Bình bắt đầu từ thương chiến làm chao đảo nền kinh tế Trung Cộng đến tố cáo vi phạm nhân quyền  ở Tân Cương, Tây Tạng và Pháp Luân Công…Tập Cận Bình và đảng Cộng sản tàu khó duy trì quyền lực… nên tạm đề nghị  “dừng” để củng cố quyền lực độc tôn.

Biển Đông đang trở thành lò thuốc súng. Theo nhiều nhà quan sát, trong năm 2020, vùng biển này là một trong những điểm nóng nhất hành tinh, nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang là nhãn tiền, đặc biệt giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, giữa Bắc Kinh và một số quốc gia khu vực. Vì sao nguy cơ xung đột gia tăng, và làm thế nào để giảm nguy cơ bùng nổ chiến tranh? Đó là câu hỏi ngày càng ám ảnh giới chuyên gia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tình hình Trung Đông trở nên sôi động: Iraq bên bờ hỗn loạn sau vụ Mỹ oanh kích sát hại tướng Soleimani

Một cuộc biểu tình mang hình tướng Soleimeni trước tòa Đại Sứ Mỹ ở Baghdad , Iraq

Lời người post: Nếu Mỹ lâm vào cuộc chiến ở Trung Đông sâu rộng hơn, sẽ bị phân lực ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuần trước cả Nga và Trung Cộng tập trung viện trợ vũ khí cho Syria. Nay Mỹ trực tiếp đối đầu với Iran… Xem ra, tình hình Trung Đông khá sôi động trong năm 2020, đó là điều Trung Cộng mong muốn để Mỹ không dồn sức vào Biển Đông. 

Ba ngày sau vụ tấn công vào sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad, sáng sớm ngày 03/01/2020, viên tướng rất có thế lực, ông Qasem Soleimani, đặc sứ của Iran về các vấn đề Iraq, đã thiệt mạng trong một vụ oanh kích bằng trực thăng của Mỹ gần Baghdad.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng khẳng định sức mạnh bằng “họng súng” với “vỏ bọc hòa bình”

Hàng Không Mẫu hạm Liêu ninh của Trung Cộng

“Người dân Tàu đã học được giá trị của hòa bình”…”Trung Cộng chưa bao giờ tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào” hay “Trung Cộng luôn đi đầu trong việc hướng tới hòa bình và ổn định khu vực”… Đây là những KHẨU HIỆU mà Trung Cộng thường rêu rao để đánh bóng hình ảnh của mình. Tuy nhiên, những gì Trung Cộng làm hoàn toàn trái ngược với điều đó.

Tờ Quốc phòng Trung Cộng số ra tháng 7/2019 có đoạn: “Người dân China đã học được giá trị của hòa bình. Vì vậy, kể từ khi thành lập nước cách đây 70 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) chưa bao giờ tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào”. Tuy nhiên, những gì Trung Cộng làm hoàn toàn trái ngược với điều đó.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoàn Bích Quy Triệu chuyện xưa đến nay vẫn gía trị…

Viên ngọc, nhờ hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt nên mới thành báu vật, và nhờ kết tụ linh khí của đất trời nên mới thành vật thiêng. Những tinh hoa kế thừa trong văn hóa truyền thống giúp con người kính Thiên ái nhân, giữ gìn đạo đức… cho nên nơi nào giữ được văn hóa truyền thống tốt đẹp chẳng khác gì quốc gia có ngọc quý vậy.

Hồng Kông là một trong bốn con rồng châu Á cùng với Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Người dân nơi đây giữ được văn hóa truyền thống vốn họ xem như Thần truyền lại cho con người, đồng thời lại mang tư tưởng tiến bộ của phương Tây. Với ưu đãi thuế quan, tinh thần tự do dân chủ cùng khả năng  vốn người, Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính của châu Á và thế giới. Các nhà phong thủy gọi nơi đây là “chậu chứa kho báu”,  nên cũng không quá khi cho rằng Hồng Kông là viên ngọc quý của châu Á. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quốc hồn đã tỉnh hay chưa, nỗi đau tủi hổ năm xưa vẫn còn !!!

Nhà cách mạng Phan Chu Trinh

Sau hơn một thế kỷ cụ Phan Chu Trinh kêu gọi quốc hồn thức tỉnh, đọc lại những vần thơ ẩn chứa nụ cười chua xót, tủi hổ dân tộc đã từng khiến nhiều người choáng váng choàng tỉnh lại… bỗng giật mình, dường như đâu đó vẫn còn những điều chưa hề đổi thay.

Tỉnh quốc hồn ca I đã vẽ nên bức tranh u ám về những thói hư tật xấu của người Việt trong tình hình đất nước lâm nguy. Đứng trước biến chuyển dữ dội trong và ngoài nước, đứng trước đòi hỏi phải vươn mình “xốc vác cứu giang san”, đời đã mới mà người chưa đổi mới, cụ Phan Chu Trinh cũng như nhiều nhân sĩ khác cùng thời đã nhận thấy người Việt vẫn đang ở trong mê muội mộng du sống từng ngày trong: “mộng khoa cử, mộng quan trường, mộng xôi thịt,…”

Từ quan tới dân chỉ cốt thỏa cái lòng dục về danh lợi, tiền tài, hưởng thụ bản thân mà chà đạp lên người khác,  chà đạp lên lên lợi ích dân tộc. Quốc hồn đã ngủ say, nên cần phải đánh thức nó dậy để giang sơn thay màu áo mới tươi sáng hơn, nhân bản hơn mà từ đó hưng thịnh một cách bền vững hơn.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Trung thỏa thuận thương mại giai đoạn một như thế nào?


Gần đây tin tức về 2 phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã tuyên bố và đã được cả Chính Phủ Hoa Kỳ và Trung Cộng lên tiếng xác nhận việc họ đã thống nhất được các điều khoản trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn một”. Trong đó, Mỹ sẽ cắt giảm một số biểu thuế áp lên hàng hóa Trung Cộng, đổi lại, chế độ Bắc Kinh gia tăng mua hàng Mỹ từ nông sản, năng lượng, tới hàng hóa công nghiệp và giải quyết một số yêu cầu của Mỹ về sở hữu trí tuệ.

Dưới đây là chi tiết về thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” Mỹ – Trung mà cả hai bên đã công bố: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lo ngại nào khi Trung Cộng mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam?

Tập Cận Bình coi trời bằng vung, tham vọng bá quyền

Trung Cộng xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ cách biên giới Việt-Trung phía bắc 10 cây số, lại thêm mua thuê nhiều đất ở phía Nam biên giới Campuchia – Việt Nam. Phải chăng TC đang chuẩn bị bao vây siết chặt Việt Nam?

Theo bản tin RFA ngày 27/12/2019 cho biết:

Mua và thuê nhiều đất để làm gì?

Tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh tại Sài Gòn (TP.HCM), diễn ra vào ngày 26/12, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 được Báo Thanh Niên Online trong cùng ngày dẫn lời cho biết có nhiều doanh nghiệp Trung Cộng mua và thuê diện tích lớn đất trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia; tuy nhiên lý do vì sao doanh nghiệp Trung Cộng chọn mua hoặc thuê đất trên tuyến biên giới Tây Nam lại không được báo giới đề cập tới. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phải chăng Trung Quốc đang lập tiền đồn quân sự tại Cam Bốt?

Phi đạo dài 3400 mét (3.4 km) của Trung Cộng tại rừng Dara Sakor Cam Bốt, sẽ là phi đạo dài nhất Cam Bốt (Ảnh: New York Times)

Một phi đạo dài đến 3400 mét, tức là có thể dễ dàng dùng cho mọi loại phi cơ quân sự, ngay trong rừng già Cam Bốt, trên một vùng đất mà Trung Cộng thuê được với thời hạn 99 năm; cách đấy không đầy 50 dặm là một căn cứ Hải Quân mà báo chí cho rằng Quân Đội Trung Cộng đã được chính quyền Cam Bốt bí mật cho quyền đồng sử dụng trong vòng 30 năm: Hai yếu tố trên đây đã làm dấy lên lo ngại về một tính toán của Bắc Kinh đang muốn biến quốc gia Đông Nam Á này thành một tiền đồn giúp Trung Cộng khống chế toàn khu vực.

Trong một bài phân tích mang tựa đề “Một phi đạo khuấy động mối nghi ngờ về kế hoạch của Trung Cộng đối với Cam Bốt”, nhật báo The New York Times ngày 23/12/2019 đã ghi nhận mối lo ngại đó khi cho rằng: “Chiến lược quân sự chuỗi ngọc trai của Trung Cộng phụ thuộc vào các tiền đồn khu vực ở nơi xa. Một số người nghĩ rằng Cam Bốt đang trở thành một trong những tiền đồn đó”. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: Người Tàu khao khát tự do nhưng bị Đảng CS tàu khống chế

Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ: Mike Pompeo

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng ca ngợi sự vĩ đại của người dân Tàu, cho biết họ cũng khao khát cuộc sống tự do tự tại nhưng đã bị nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) khống chế, giờ đây họ đặc biệt muốn thoát khỏi xiềng xích này.

Trong trả lời phỏng vấn riêng với tờ Washington Post hôm thứ Tư (18/12), ông Mike Pompeo mô tả rằng không thể hòa đồng người dân Tàu và ĐCST, vì người dân Tàu luôn khao khát sống trong một xã hội tự do, sống có lý tưởng, cho nên họ không ủng hộ hành động của nhà cầm quyền ĐCST, luôn đối nghịch với ĐCST. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Robert Lighthizer tiết lộ bí ẩn thành bại của thỏa thuận Mỹ – Trung

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng TC Lưu Hạc (Ảnh: Getty Images)

Sau khi Mỹ và Trung Cộng đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đánh giá rất cao thỏa thuận này. Nói một cách công bằng, ông Trump và đội ngũ của ông mới thực sự có có tư cách có thể bình luận khách quan về thỏa thuận này.

TT Trump và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có kinh nghiệm trong đàm phán thương mại, phía Trung Cộng muốn “qua mặt” và muốn kiếm lợi từ nước Mỹ về cơ bản là không có khả năng. Từ cơ bản mà xét, ông Robert Lighthizer và TT Trump đã xác nhận, thỏa thuận nhất định phải đạt được mục đích, giai đoạn một thì ít nhất phải thỏa mãn 3 điểm:  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dân Biểu Liên Bang Van Drew bỏ Đảng Dân chủ, theo Cộng hòa

Dân Biểu liên bang Hoa Kỳ Jeff Van Drew bỏ đảng Dân chủ sang Cộng Hòa

Nha sĩ Jefferson H. Van Drew là một bác sĩ, một chính trị gia, thuộc đảng Dân Chủ. Ông đắc cử Dân Biểu Liên Bang của tiểu bang  New Jersey năm 2018. Trước đó ông là Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang New Jersey từ năm 2008-2018. Ngày 19/12/2019 ông tuyên bố từ bỏ Đảng dân Chủ để tham gia vào đảng Cộng Hòa.

Dân Biểu Liên Bang Jeff Van Drew (bang New Jersey) đã tuyên bố rời bỏ Đảng Dân chủ sau hàng chục năm phụng sự để gia nhập Đảng Cộng hòa. Ông là một trong vài dân biểu Dân chủ ít ỏi bỏ phiếu phản đối vụ luận tội Tổng thống Donald Trump tại Hạ viện hôm 18/12, một sự kiện mà ông gọi là “giọt nước tràn ly” khiến ông ra quyết định chuyển đảng.

Tin đồn về chuyện ông Van Drew sắp “bỏ đảng” Dân Chủ xuất hiện giữa cơn bão luận tội khiến phe Dân chủ cáo buộc ông cố tình tô vẽ hòng cứu vớt sự nghiệp chính trị đang đổ nát của mình. Sau khi ông công khai bỏ phiếu chống lại cuộc điều tra luận tội tại Hạ viện ngày 31/10, phần lớn cử tri trong Đảng Dân chủ nói rằng họ sẽ không ủng hộ ông nếu ông tiếp tục bỏ phiếu chống lại vụ luận tội Trump, và đây là điều ông đã làm.

Một cuộc thăm dò nội bộ của Đảng Dân chủ gần đây cho thấy 58% cử tri trung thành với Đảng Dân chủ trong khu vực bầu cử của Van Drew muốn đề cử ứng viên khác, trong khi chỉ có 28% muốn ông tái cử.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp

Thực trạng Việt Nam là chủ đề của vô số bài viết của các tác giả trong và ngoài nước. Không chỉ các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập mà ngay cả một số cơ quan báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ ra thực trạng ngày càng đáng báo động của Việt Nam suốt mấy năm qua: nền kinh tế rơi vào trì trệ; khoảng cách tụt hậu ngày càng xa so với các nước láng giềng; đạo đức xã hội ngày một xuống cấp trầm trọng; tham nhũng ngày càng tràn lan, trắng trợn; ô nhiễm môi trường ngày càng lớn… và đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng nặng nề vào một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy và đã công khai dã tâm bành trướng, thôn tính.[i]

Nguyên nhân của thực trạng trên đã được nói đến quá nhiều. Báo chí chính thống của nhà nước cũng đã chỉ ra là vấn đề nằm ở thể chế và muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cần phải cải cách thể chế. Còn các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập thì chỉ đích danh chế độ độc tài toàn trị của Đảng CSVN là “thủ phạm” chính của tình trạng bi đát hiện nay của đất nước, và vì vậy, giải pháp duy nhất ở đây là dân chủ hoá đất nước và thiết lập một thể chế chính trị dân chủ, đa đảng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt