Tôi đã đến được Đồng Tâm…
Hôm nay, mồng 4 Tết, tức ngày 28/1/2020, tôi và một người em đã đến được nơi ấy… Cái Thôn Hoành (Đồng Tâm) nhỏ tí xíu mà có cái trụ sở Uỷ ban to đùng, khang trang giữa cái làng có những ngôi nhà rất khiêm tốn ấy… Cái nơi có cơn bão kinh hoàng vừa đi qua…
Chúng tôi không rành đường nên phải cài chỉ dẫn, khi còn cách thôn Hoành khoảng hai km, xe dừng lại hỏi đường, một người phụ nữ tỏ vẻ rất cẩn thận, chị hỏi lại chúng tôi là ai, tôi nói người dân tìm đến thắp nén nhang cho cụ Kình thôi. Chị dặn: Vẫn còn công an chìm canh trong đó đó, nếu hỏi thì cứ nói người nhà của cụ… Thế rồi đến cái cổng làng… nơi ghi lại bức tranh các chiến sĩ cơ động sau khi được đưa lý thuyết học ở trường vào thực hành tại thôn Hoành… thì họ đã nằm la liệt ở đây vì quá mệt mỏi, qua một đêm chiến đấu với dân… [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung và cuộc đối đầu định mệnh…
Lời người post: Trong 1/2 thế kỷ lại đây, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Cộng có hai sai lầm nghiêm trọng. Một là: Theo một số chính trị gia dựa vào lý thuyết cho rằng khi dân số của một nước có nhiều người tiến lên giai cấp trung lưu thì nước đó sẽ tiến đến dân chủ. Hai là: Cho Trung Cộng gia nhập WTO để họ tôn trọng luật chơi của quốc tế đang tiến lên toàn cầu hóa. Đó là hai điều sai lầm của những lý thuyết chính trị salon kém hiểu biết về “bản chất” của Cộng Sản để hôm nay nước Tàu độc tài đến tận chân răng còn hơn thời Mao Trạch Đông, họ khá lên và thách thức quyền lực với nước Mỹ trước thế kỷ thứ 21:
Năm 1999, phát biểu sau khi vận động thành công giúp Trung Cộng trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói: “Đưa Trung Cộng vào WTO là một quyết định cả hai cùng thắng, nó sẽ bảo vệ sự thịnh vượng của chúng ta, đồng thời nó sẽ thúc đẩy loại thay đổi đúng đắn tại Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Virus Corona kinh hoàng tại Vũ Hán, Trung Cộng… đang nhanh chóng lan rộng tại Trung Cộng và thế giới
Virus Corona phát xuất từ thành phố Vũ Hán nước Tàu đã đến các nơi: Việt Nam, Hồng Kông, Macao, Đài Loan, Nam hàn, Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Mỹ, Úc... Thành phố Vũ Hán bị cô lập hoàn toàn bằng đường thủy, đường bộ, đường tàu lửa hay máy bay. Các chuyến bay trên thế giới đến đến Vũ Hán và ngược lại đều bị huỷ bỏ và đình chỉ vô thời hạn… Thành phố Vũ Hán với dân số 11 triệu người, nay như một bãi tha ma với những cái chết kinh hoàng vì nhiễm virus Corona trên đường phố và la liệt tại hành lang bệnh viện Vũ Hán.
Phát thanh Tết của Việt Nam Quốc Dân Đảng
Ban Truyền Thông Việt Nam Quốc Dân Đảng xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và đồng chí VNQDĐ về buổi phát thanh đặc biệt “Tết Canh Tý 2020” với các tiết mục như sau:
– Thư Chúc Tết của VNQDĐ,
– Điểm lại tình hình quan trọng tại quốc nội năm 2019,
– Điểm lại tình hình quốc tế quan trọng liên quan đến Việt Nam năm 2019,
– Năm Tý trong lịch sử Việt Nam.
Tết ở Đồng Tâm, ngày tháng này
Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.
Có ba mũi tấn công vào sự kiện đau thương này, đó là bôi nhọ và sỉ nhục cụ Kình, tiếc thương 3 công an viên chết ở Đồng Tâm, và khiêu khích, thách thức bất kỳ ai đứng về phía người dân Đồng Tâm và đồng thời chụp mũ là “chống chính quyền”. Đó là bài bản của giới tay sai tuyên truyền.
Nhưng sự thật có sức mạnh của nó. Sự thật để y nguyên sự lồng lộn của giới tuyên truyền tay sai trên không gian ảo, nhưng mọi câu chuyện thực tế của người dân, đều là sự đau xót cho các nạn nhân từ một cuộc chiến kỳ quái, dựng lên từ nhà cầm quyền.
Và dưới đây, lại là một ít sự thật chưa được kể, qua cuộc trò chuyện vào ngày giáp tết, với anh Trịnh Bá Phương, người trực tiếp truyền tải những sự kiện về Đồng Tâm lúc này. [Đọc tiếp]
Con đường tơ lụa hay con đường bẫy nợ – Từ câu chuyện của Myanmar đến Việt Nam
Chuyến thăm của Tập đến Myanmar
Ngày 17/1/2020, Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đến Myanmar (Miến Điện)- quốc gia thuộc khối ASEAN. Đài Radio France International cho biết có hai dự án quan trọng được đề xuất trong chuyến thăm này, đó là: Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Cộng-Miến Điện – China-Myanmar Economic Corridor (CMEC) với một hải cảng nước sâu 1.3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở tiểu bang Rakhine mở lối ra Ấn Độ Dương cho Trung Cộng. Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3.6 tỉ đô la ở Myitsone, tiểu bang Kachin. Với chuyến thăm này của Tập, Myanmar thể hiện quyết tâm lún sâu vào quan hệ với Trung Cộng trong Dự án Con Đường Tơ Lụa mới. Dự án này là một phần trong Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) do Tập khởi xướng từ 2013. [Đọc tiếp]
Dân Hồng Kông cám ơn thế giới, treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam
Hồng Kông cám ơn thế giới. Điểm đặc biệt của cuộc xuống đường tuần hành lần này là sinh viên Hồng Kông đã vẫy cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam (*), cùng với cờ Đại Hàn Dân Quốc và cờ Nhật Bản. Người dân Hồng Kông cám ơn các bạn ở nhiều nước và cả Việt Nam đã ủng hộ họ.
(*) Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ: lá cờ chính nghĩa Việt Nam
Thói bưng bít thông tin ở Trung Cộng, Việt Nam và hệ lụy từ trường hợp virus Vũ Hán
Cả thế giới đang lo ngại về một loại virus lạ, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng. Virus này đang lây lan với tốc độ chóng mặt ra nhiều nước trên thế giới. Hôm 20/01/2020, Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Cộng xác nhận bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận, virus có khả năng “lây lan hạn chế”, giữa các thành viên trong gia đình. [Đọc tiếp]
Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?
Lời người post: Putin là máu độc tài của Cộng Sản… khi nào hắn chết mới hết độc tài. Hắn trơ trẽn để duy trì quyền lực đến chết như thế nào? Ngày 15/01/2020 tạp chí The Economist chỉ rõ “Vladimir Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào” – “How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”
Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông Điệp Liên Bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một tân thủ tướng Nga ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn. [Đọc tiếp]
Tàu không giấu giếm ý định học Nhật
Nhật học Tàu hay Tàu học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Tàu bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Tàu đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.
Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Tàu, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… Nhờ thế đi trước Tàu khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Tàu khá xa. [Đọc tiếp]
Luận tội ông TT Trump: Phe Dân chủ thất bại ban đầu ở Thượng Viện Hoa Kỳ
Thứ Tư, ngày 22/01/2020
Thượng viện Mỹ hôm 21/1/2020 (giờ địa phương) đã chính thức bắt đầu phiên xét xử về việc đàn hặc Tổng thống Donald Trump, sau khi Hạ viện trình hai điều khoản luận tội. Chánh án Tòa tối cao John Roberts khởi động phiên xử vào lúc 1 giờ 17 phút chiều (giờ địa phương).
Theo Daily Mail, mở đầu phiên xét xử, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh luận về các quy định xét xử. Phe Dân chủ thất bại trong 2 cuộc bỏ phiếu sửa đổi nghị quyết đầu tiên. [Đọc tiếp]
Năm Canh Tý nói về con chuột
Ngày 25 thang 01 năm 2020 là đúng ngày Mồng 1 tết năm Canh Tý… Thường thì năm nào nói về con ấy, đây là con vật trong 12 con giáp theo tục lệ Việt Nam.
Trong các loài vật, chuột là loài ô uế, nghĩa là luật cấm đụng vào nó hoặc ăn thịt nó.
Chuột có vóc dáng nhỏ nhất nhưng lại đứng đầu danh sách 12 con giáp, và người ta thường gọi nó là “chú” – chú chuột. Kể cũng lạ, không biết có phải vì chuột nhỏ con mà người ta gọi là Tý? Năm 2020 là năm Canh Tý, khởi đầu một vòng 60 năm – gọi là “lục thập hoa giáp”. Cố Nhạc Sĩ Y Vân viết ca khúc “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” với ý đó, chứ không có ý nói đời người chỉ “giới hạn” trong vòng 60 năm. [Đọc tiếp]
Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời
Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…
Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.
Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Thương chiến Mỹ-Trung giai đoạn 1: Chiến thắng của nước Mỹ…
Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Cộng nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.