Nữ phi công không quân Mỹ hồi tưởng ‘phi vụ tự sát’ ngày 11/9

Nữ phi công Penny 

Ban đầu, bà chưa rõ chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương Mại Thế giới là vô tình hay cố ý. Nhưng khi chiếc thứ hai đâm trúng, bà biết rằng nước Mỹ đang bị tấn công. Không còn đủ thời gian để gắn vũ khí lên máy bay. Bà Penny và một phi công khác, ông Marc Sasseville, phải bay ngay lập tức.

“Chúng tôi không có hoả tiễn trên máy bay. Chúng tôi tham gia một phi vụ tự sát. Và để tiêu diệt được một máy bay chở khách thì anh Sasseville phải đâm máy bay vào buồng lái nơi có bọn khủng bố, để phá hủy bộ phận điều khiển. Còn tôi thì húc máy bay của mình vào đuôi máy bay của chúng để làm mất cân bằng khí động học. Và tấn công hai đầu như vậy thì máy bay khủng bố sẽ rơi thẳng xuống đất. Đó là kế hoạch của chúng tôi để ngăn chặn bất kỳ thương vong nào nữa xảy ra”, nữ phi công nói.

Sau khi chứng kiến hậu quả kinh hoàng của vụ tấn công ở New York, nữ phi công này đã hiểu rõ mình phải làm gì. 
“Bất cứ ai ở vị trí như chúng tôi đều sẵn sàng hành động như vậy. Điều đó được thể hiện rõ ràng ở sự hy sinh của các hành khách trên chuyến bay 93”, bà chia sẻ.
Chuyến bay 93 đã bị 4 tên khủng bố al-Qaeda cướp sau khi cất cánh khoảng gần 1 tiếng, và đổi hướng bay về phía đông – đến Washington. 
Bà kể lại: “Chúng tôi đã biết mình cần làm gì. Không lo sợ khóc lóc gì cả. Tôi chỉ nghĩ đến một điều duy nhất là “Lạy trời, đừng để con làm hỏng chuyện”. 
Nhưng phi vụ tự sát này đã không diễn ra. Hành khách chuyến bay 93 đã cố gắng giành lại kiểm soát và trong cuộc vật lộn với bọn không tặc, máy bay đã rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania. Tất cả mọi người trên máy bay đều đã thiệt mạng. Đó là chiếc máy bay duy nhất trong số 4 chiếc bị cướp không đến được mục tiêu đã định của bọn khủng bố. 
Đội bay ngay sau đó được giao nhiệm vụ mới: Hộ tống Air Force One chở Tổng thống George W. Bush hạ cánh. Và tiếp theo là những chuyến tuần tra chiến đấu trên không liên tục suốt 1 năm, trước khi bà tham gia chiến đấu tại chiến trường Iraq. 
Công tác hối hả, bà không có nhiều cơ hội nghĩ lại những gì đã xảy ra vào ngày định mệnh 11.9.2001. Mãi đến gần 10 năm sau, khi câu chuyện của bà được nhắc đến trong những dịp kỷ niệm, bà mới có dịp hồi tưởng.
“Thật sự đến khi đó tôi mới bắt đầu nghĩ về những gì mình đã chứng kiến hôm đó, và ý nghĩa của sự hy sinh của những người ứng cứu đầu tiên và sự anh hùng mà họ đã thể hiện”, bà Penney nói.
Tại thành phố New York, 412 nhân viên ứng cứu khẩn cấp lao đến cứu hộ tại Trung tâm Thương mại Thế giới đã thiệt mạng. Nhiều người sống sót cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm cả ung thư và các bệnh hô hấp.
Bà Penney hy vọng rằng khi kỷ niệm vụ tấn công 11.9, cả nước Mỹ có thể một lần nữa đoàn kết như đã thể hiện 20 năm trước.
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt