Đàm phán Nga-OSCE ngày 13/01 thất bại!

Đàm phán giữa Nga-OSCE không giải quyết được gì!

Sau cuộc đám phán tại Genève, Thụy Sĩ, giữa Mỹ-Nga ngày 11/01 thất bại, và cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ, giữa khối NATO – Nga ngày 12/01 cũng thất bại. Hôm nay, 13/01/2022, Hội Đồng Thường Trực của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE (Organization for Security and Co-operation in Europe) gồm 57 nước châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ họp tại Vienna, để tiếp tục cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh với Moscow cũng thất bại!

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu là một cơ chế đối thoại đa phương giữa Đông và Tây có từ thời Chiến tranh lạnh và đây là một tổ chức mà Hoa Kỳ và Nga đều là thành viên. Nhưng cũng không ai chờ đợi sẽ có những thành công nào tạo thủ đô nước Á.

Từ Moscow, thông tín viên Anissa El Jabri gởi về bài tường trình: 

“ Kịch bản cơn ác mộng của một cuộc đối đầu quân sự đang quay trở lại, đó là cảnh báo của ngoại trưởng Nga vào đầu tháng 12 năm ngoái, cũng tại một cuộc họp của OSCE, sau cuộc gặp đầu tiên trong vòng bốn năm rưỡi với một đồng nghiệp Mỹ tại hội nghị này. Vào lúc đó, Antony Blinken nói ông “rất quan ngại về những kế hoạch mới của Nga nhằm tấn công Ukraine”.

Một tháng rưỡi sau, rất có thể vẫn là một cuộc đối thoại giữa những kẻ điếc. Các nhà quan sát dự báo sẽ có các cuộc tiếp xúc Mỹ-Nga cuối tuần này để rút ra các bài học về những sự kiện ngoại giao vừa qua.

Bên lề các cuộc họp tại các thủ đô châu Âu, một câu hỏi cứ trở đi trở lại: Vladimir Putin thật sự muốn gì? Ngay cả các nhà ngoại giao của ông đôi khi cũng khiến người ta có cảm tưởng là Nga không có một đường lối rõ ràng. Các nhà phân tích ở Moscow vẫn nói: “Không ai biết tổng thống Nga nghĩ gì”.

Ngoài lá bài vũ khí, giờ đây lại có thêm lá bài bất định. Không bao giờ có mặt tại nơi mà người ta ngờ đến. Đó là ván bài ưa thích của chủ nhân điện Kremlin.”

NATO và Nga vẫn bất đồng

Trong cuộc họp hôm qua tại Bruxelles, khối NATO và Nga đã ghi nhận những bất đồng sâu rộng giữa hai bên về an ninh châu Âu. Các nước thành viên NATO kêu gọi tổng thống Vladimir Putin rút quân khỏi khu vực biên giới Ukraina và tham gia vào các cuộc đàm phán để tránh một cuộc xung đột. Nhưng Moscow vẫn khẳng định việc điều động quân đội tại đây chỉ là nhằm phản ứng lại sự hiện diện mà theo họ ngày càng càng lớn và ngày càng có sự  đe dọa của khối NATO tại khu vực mà họ xem là vùng ảnh hưởng của Nga.

Theo tin RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt