Đám phán Nga-NATO ngày 12/01 thất bại

Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg đang từ chối đề nghị của Nga về Ukraine không được gia nhập NATO rằng: “đó là một nguyên tắc cơ bản mà mọi quốc gia đều có quyền lựa chọn con đường của mình'”[Ảnh: John Thys/AFP]

Phái đoàn Nga đã đàm phán với các thành viên của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ vào ngày thứ Tư (12/1) để thảo luận về các đề xuất của Nga trong tháng 12/2021. 

Theo nhiều báo chí đăng tin, Thứ tưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói với giới báo chí rằng khối NATO do Mỹ đứng đầu đã đang trở lại chiến lược “kiềm TTK NATO từ chế” của thời Chiến Tranh Lạnh đối với Nga và theo đuổi “thống trị toàn diện”.

Alexander Grushko nói thêm rằng Moscow tin rằng cách hành xử của NATO đang tạo ra mối đe dọa “không thể chấp nhận được” đối với Nga và có thể dẫn tới các hành động đáp trả tương ứng.

Ông Grushko cũng cho rằng NATO phải chịu trách nhiệm cho việc kết thúc bất kỳ các  hợp tác với Nga về các vấn đề an ninh chung quan trọng như cuộc chiến chống khủng bố, chống nạn buôn lậu ma túy và nạn cướp biển. Ông đã lên án Hoa Kỳ về việc làm “sụp đổ” các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nguyên tử tầm trung (INF), và kéo dài thời gian gia hạn hiệp ước New START.

Thứ trưởng Grushko cho biết Nga đã đề xuất các giải pháp giảm leo thang, nhưng NATO cho đến nay vẫn phớt lờ những kiến nghị này. Ông Grushko nói NATO dường như công nhận an ninh chỉ áp dụng cho các thành viên của họ, một quan điểm vi phạm trực tiếp nhiều hiệp ước quốc tế. Nga xem điều này là không thể chấp nhận được. Ông nói thêm rằng nếu NATO cương quyết chính sách kiềm chế, răn đe và đe dọa, thì Moscow sẽ trả đũa lại.

Cũng trong ngày 12/1, Tổng Thư Ký khối  NATO Jens Stoltenberg nói với báo chí rằng đại diện của NATO và Nga đã có “cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở về hàng loạt các vấn đề rộng lớn, tất nhiên tập trung vào các mâu thuẫn ở biên giới Ukraine”. Tuy nhiên, ông Stoltenberg đã từ chối bất kỳ thỏa thuận nào về vấn đề thành viên mới gia nhập NATO cả. Tổng thư ký NATO nói rằng “Nga không có quyền phủ quyết” tiến trình đó và rằng “chỉ Ukraine và 30 quốc gia thành viên liên minh mới có thể quyết định khi nào Ukraine trở thành thành viên của khối”.

Ông Stoltenberg để ngỏ khả năng tiếp tục họp đàm phán với Nga. Tổng thư ký NATO nói với báo chí rằng: “Các nước thành viên NATO sẵn sàng gặp lại Nga để có các cuộc đối thoại chi tiết hơn, để đưa những đề xuất cụ thể lên bàn đàm phán và để theo đuổi những kết quả mang tính xây dựng”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cũng trong hôm 12/1 đã tái khẳng định rằng mọi quốc gia châu Âu đều nên có quyền được gia nhập NATO bất chấp Nga phản đối việc này.

Bà Sherman viết trên Twitter.“Tôi tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản của hệ thống quốc tế và của an ninh châu Âu: Mọi quốc gia có quyền chủ quyền để lựa chọn con đường của chính họ”

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov lại khẳng định Moscow kiên quyết rằng Ukraine và Georgia phải “không bao giờ” được trở thành thành viên của NATO.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý rằng hoạt động diễn tập quân sự được tổ chức ở nhiều khu vực trong lãnh thổ Nga giáp với Ukraine và Belarus không liên quan gì tới hội nghị Nga-NATO.

Hội nghị Nga-NATO hôm 12/1 tại Bỉ là cuộc đối thoại thứ hai trong 3 cuộc họp giữa Nga và phương Tây trong tháng này được các bên đồng ý tổ chức để giảm leo thang căng thẳng.

Cuộc họp đầu tiên diễn ra hôm 10/1 giữa Nga và Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ cũng không đạt được bất kỳ kết quả nào.

Tin tổng hợp

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt