James Mattis: Mỹ chưa cần có những chiến dịch lớn ở Biển Đông
Mặc dù vẫn chỉ trích kịch liệt Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis hôm nay, 04/02/2017, tuyên bố là hiện giờ chưa cần có những chiến dịch quân sự lớn của Mỹ để đáp lại hành động áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này. Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, nên tập trung trước hết vào ngoại giao để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, ông Mattis đã tuyên bố như trên tại Tokyo, nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản, sau khi đã ghé qua Hàn Quốc, trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông.
Chiến lược gia Toà Bạch Ốc, Steve Bannon: “Sẽ có chiến tranh trên Biển Đông”
Cố Vấn Chiến Lược cho TT Trump là Steve Bannon, tên thật Stephen Kevin “Steve” Bannon sinh ngày 27 tháng 11 năm 1953, năm nay 64 tuổi. Chức vụ chính thức được ghi trên website Toà Bạch Ốc của Steve Bannon là Assistant to the President and Chief Strategist in the Donald Trump Administration, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: “Phụ tá Tổng Thống và Đứng đầu Chiến Lược của Nội Các Donal Trump”. Với nhiệm vụ này ông Bannon chính là người cầm lái về chiến lược của Toà Bạch Ốc trong bốn năm tới, người hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ. Nếu một Tổng Thống am tường và kinh nghiệm chính trị, thì vai trò của ông Steve Bannon chỉ là phụ tá, bàn bạc, giúp đỡ ý kiến, củng cố tầm nhìn (vision) của Tổng Thống. Nhưng trường hợp TT Trump là nhà kinh doanh bất động sản, thiếu kinh nghiệm chính trị quốc nội lẫn quốc tế, nên vai trò của ông Bannon là khối óc của Toà Bạch Ốc. [Đọc tiếp]
Cố vấn TT Trump từng dự báo chiến tranh Mỹ-Trung ở Biển Đông
Một số báo Anh, Mỹ hôm 1/2 đã khui lại dự đoán của cố vấn Tòa Bạch Ốc Steve Bannon về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trên Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Mỹ cho rằng dự đoán đó “không có cơ sở”, trong khi Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương nói “va chạm” Mỹ-Trung “hoàn toàn có thể” xảy ra.
Tin cho hay cách đây chưa đầy một năm, trong một chương trình trên radio vào tháng 3/2016, ông Steve Bannon cho rằng quan hệ Mỹ-Trung tất yếu sẽ leo thang thành xung đột trong vòng thập niên tới. [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung đều thay “tư lệnh Hải Quân” nhằm chuẩn bị chiến tranh trên biển ?
Trong tuần qua Hoa Kỳ và Trung Cộng đều có tư lệnh Hải Quân mới. Như chúng ta đã biết nếu chiến tranh xẩy ra giữa Mỹ-Trung thì Hải Quân là lực lượng tham chiến và nổ súng đầu tiên, cũng là lực lượng quyết định chiến trường. Những lò lửa mà Trung-Mỹ có thể xẩy ra hải chiến là Biển Đông nơi đó có con đường hàng hải huyết mạch với lượng thương thuyền di chuyển 60% tổng sản lượng thế giới, là vùng tranh chấp rất phức tạp mà hải quân của Mỹ và Trung Cộng dồn nỗ lực đang tăng cường rất mạnh khu vực này. Thứ hai là vùng Biển Hoa Đông đang tranh chấp giữa Nhật và Trung Cộng, và thứ ba là eo biển Đài Loan… Nay, Tập Cận Bình đưa phó Đô Đốc Thẩm Kim Long thay Ngô Thắng Lợi, phía TT Trump đề cử ông Philip Bilden làm tư lệnh hải quân. Ta thử xem khả năng hai ông này như thế nào? [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ: Washington cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông
Trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề: “Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) – South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông chuyển đến chính quyền Donald Trump để nghị thực hiện.
Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi hung hăn của Trung Cộng. Các lợi ích lâu dài của Mỹ – từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.
Biển Đông: Úc kêu gọi Hoa Kỳ không từ bỏ vai trò lãnh đạo
Hôm nay, 27/01/2017, ngoại trưởng Úc sẽ có một diễn văn liên quan đến Biển Đông tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Theo báo chí Úc, ngoại trưởng Julie Bishop sẽ kêu gọi Hoa Kỳ không rút khỏi khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Biển Đông.
Trang mạng Úc ABC dẫn quan điểm của ngoại trưởng Bishop, theo đó “đa số các quốc gia châu Á muốn Hoa Kỳ gia tăng vai trò lãnh đạo trong khu vực”, trong tình trạng Trung Cộng gia tăng quân sự hóa nhiều thực thể địa lý ở Biển Đông.
Biển Đông: Trung Cộng có khả năng quân sự trả đũa Hoa Kỳ ?
Bắc Kinh là kẻ thù của Washington ? Nước Mỹ của Donald Trump lên giọng với Trung Cộng, ngăn cản anh khổng lồ châu Á khống chế Biển Đông, tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Theo giới chuyên gia Tây phương, Trung Cộng tuy yếu hơn Mỹ nhưng có phương tiện đối phó. Vấn đề là nếu xảy ra xung đột trực diện, hậu quả sẽ vô cùng tai hại. [Đọc tiếp]
Mỹ tuyên bố “bảo vệ quyền lợi” tại Biển Đông
Ba ngày sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Hoa Kỳ khuyến cáo Trung Quốc không được xâm hại chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ “bảo vệ quyền lợi” trong vùng biển chiến lược tại Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp báo ngày 23/01/2017, Sean Spicer, phát ngôn viên mới của phủ tổng thống Mỹ xác quyết: “Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi quốc tế” ở Biển Đông. Nhiều hòn đảo quan trọng trong vùng biển chiến lược và cũng là con đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới, đã bị Trung Quốc kiểm soát. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Đã đến lúc chính quyền Donal Trump và đồng minh phải dằn mặt Bắc Kinh
Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Ross Babbage là Giám đốc điều hành của Strategic Forum Pty Ltd., nhà nghiên cứu của Trung Tâm Chiến Lược và Đánh Giá Ngân Sách (CSBA) ở Washington DC. Tiến sĩ Babbage từng giữ vị trí chủ tịch văn phòng Phân tích chiến lược của ONA, cơ quan tình báo trực thuộc văn phòng thủ tướng Úc.
Trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng Internet chuyên phân tích vấn đề an ninh, văn phòng tại Washington) TS Ross Babbage cho rằng bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của ông cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề “Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền tân TT Donal Trump”. [Đọc tiếp]
Ông Trump, Tillerson nói về Biển Đông, VN sẽ là điểm nóng?
Tranh chấp Biển Đông đã được đề cập đến trong những phát biểu của hai nhân vật hàng đầu trong chính phủ sắp tới của Mỹ. Hôm 11/1, trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là tổng thống đắc cử, ông Donald Trump vài lần nhắc đến Trung Cộng về vấn đề thương mại và tấn công trên mạng. Ông nói Mỹ đã chịu thua thiệt hàng trăm tỷ đôla mỗi năm về thương mại và mất cân đối thương mại với Trung Cộng. Bên cạnh đó, ông nói Trung Cộng đã xâm nhập trên mạng vào 22 triệu tài khoản ở Mỹ.
Người sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vào tuần sau cũng nói đến Biển Đông một cách ngắn gọn khi cho rằng nước Mỹ đã bị một số nước chơi xấu. [Đọc tiếp]
Nguy cơ khủng hoảng Mỹ – Trung sau tuyên bố của Tillerson về Biển Đông
Tạp chí New York Times hôm 12/01/2017 nhận định: Những tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ được đề cử Rex Tillerson về vấn đề Biển Đông có thể gây ra khủng hoảng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, nếu những tuyên bố này trở thành chính sách ngoại giao của chính quyền Donald Trump.
Trong buổi điều trần ngày 11/01 trước Uỷ ban Ngoại giao của Thượng Viện Mỹ, ông Rex Tillerson đã tuyên bố rằng việc Trung Cộng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là “phi pháp”, chẳng khác gì việc Nga chiếm vùng Crimea. Cho nên, Ngoại trưởng Mỹ được đề cử đã đề nghị Washington phải gửi đến Bắc Kinh một tín hiệu rõ ràng: Một là phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo, hai là Trung Cộng không được tiếp cận các đảo đó.
Biển Đông: Ứng viên ngoại trưởng Mỹ “khai chiến” với Trung Cộng ?
Quả là không sai khi cho rằng trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm qua, 11/01/2017, người được đề cử làm ngoại trưởng tới đây của nước Mỹ, Rex Tillerson, đã “khai chiến với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông”. Khi được hỏi về đối sách của ông trước các hành động hung hăng của Trung Cộng ở vùng biển mà Bắc Kinh đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, ông Tillerson đã không ngần ngại cho rằng cần phải cấm không cho Trung Cộng tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp tại Biển Đông.
Phát biểu trước một ủy ban của Thượng Viện Mỹ, người có rất nhiều khả năng làm ngoại trưởng tới đây của Hoa Kỳ nói rõ như sau: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Cộng một tín hiệu rõ ràng rằng trước hết phải đình chỉ việc xây dựng các đảo, và thứ hai là không được phép tiếp cận những hòn đảo này“.
Biển Đông : Tuần duyên Nhật tăng cường hoạt động giúp Đông Nam Á
Bắt đầu từ tháng Tư 2017, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đồng nghiệp tại các nước Đông Nam Á với mục tiêu giúp các nước này nâng cao năng lực giám sát Biển Đông. Vế đào tạo này sẽ bổ sung cho việc chính quyền Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần duyên cho các đối tượng hợp tác như Việt Nam hay Philippines để đối phó các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng trên Biển Đông.
Theo nhật báo Yomiuiri Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 10/01/2017, để tiến hành công việc đào tạo, Tuần Duyên Nhật Bản sẽ thành lập ngay một đơn vị đặc biệt chuyên trách việc giúp các đối tác Đông Nam Á, cung cấp giảng viên, đào tạo cán bộ, mở rộng diện quốc gia được cử người đến đào tạo tại Nhật Bản, tổ chức hội thảo quốc tế để tăng cường quan hệ và học tập kinh nghiệm về duy trì luật lệ trên biển.
Tillerson: Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là “phi pháp”
Ngoại trưởng Mỹ được chỉ định Rex Tillerson bày tỏ mối quan ngại về hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, khẳng định việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở vùng biển này là “phi pháp”.
Hôm nay, 11/01/2017, ông Rex Tillerson, nhân vật được tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump chỉ định là Ngoại trưởng, sẽ ra trước Thượng viện Mỹ trong phiên điều trần nhằm thông qua việc bổ nhiệm các bộ trưởng trong chính quyền mới.
Nhật – Đài Loan bắt tay đối phó với đe dọa Trung Cộng
Cục diện địa chính trị Đông Á đối diện với những diễn biến khó đoán định trong năm 2017, trong đó quan hệ giữa Trung Cộng và Đài Loan là một dấu hỏi lớn. Trong bối cảnh tổng thống tương lai Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu cho quyền lợi của nước Mỹ, giảm bớt sự ủng hộ dành cho các đồng minh Đông Á, việc tăng cường hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản, kể cả về quân sự, ngày càng trở nên một nhu cầu chiến lược của hai quốc gia láng giềng, để sẵn sàng kháng cự trước các tham vọng và thậm chí hành động gây hấn của Bắc Kinh.