Tình Hình Biển Đông

Biển Đông: Bàn tay Trung Quốc tại ASEAN 2017 ?

Màu xanh lá cây là 10 nước trong khối ASIAN (Indonesia, Philipines, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Mã Lai, Singapore, Miến Điện và Brunei)

ASEAN  là viết tắt của Association of South East Asian Nations gọi là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (các nước có màu xanh như trong hình). Những hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia thành viên. Quốc gia tổ chức thường là nước Chủ Tịch Luân Phiên ASEAN, vị tổng thống hay thủ tướng quốc gia đó chủ trì buổi họp.  Năm nay Phillipines là nước chủ nhà, do đó Tổng Thống Duterte sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN nhóm họp hai lần: lần thứ nhất là ASIAN Summit vào ngày 28 & 29 tháng 4, 2017 – gồm đại diện 10 nước ASIAN họp bàn những chuyện trong liên quan đến các nước trong vùng, đặc biệt là tình hình Biển Đông. 
Lần thứ 2 vào ngày 13 & 14 tháng 11, 2017  để kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN cũng tại Phillipines, gồm có lãnh đạo 10 nước ASEAN và thêm những nước khác trong đó có Nga, Mỹ, Trung Cộng, Nam Hàn, Nhật.
Tại buổi họp ngày 28 & 29/04, vấn đề Biển Đông được đem ra bàn cải. Nhưng với thái độ của TT Phillipines  Duterte làm cho các nước khác nghi ngờ bàn tay Trung Cộng nhúng sâu vào các nước ASEAN. Bài phỏng vấn của Trọng Nghĩa với giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên về Châu Á có những nhận định như sau:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kim Jong Un – Donald Trump “nắn gân” nhau ở Thái Bình Dương

TT Trump (T) – Kim Jong Un (P)

Thái Bình Dương đang trở thành “đấu trường” của hai nhà lãnh đạo khó lường. Một bên là lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, một nhà quân phiệt có khuynh hướng hoang tưởng, tự cho mình gần như thượng đế, theo đuổi tham vọng vũ khí nguyên tử tác chiến; còn bên kia là Donald Trump, một tổng thống Mỹ “bắn” Tweet mau lẹ, một người khó đoán và sắp đến 100 ngày nhậm chức chủ nhân Nhà Trắng, tự cam đoan “giải quyết vấn đề Bắc Hàn”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đông Nam Á bắt đầu được chính quyền Donald Trump quan tâm

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (T) và bà Elizabeth Buensuceso, đại diện thường trực của Philippines tại ASEAN trong cuộc họp ở trụ sở Ban Thư Ký khối ASEAN, Jakarta, Indonesia, ngày 20/4/2017. REUTERS/Mast Irham/Pool

Với chuyến công du Indonesia của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, chính quyền Donald Trump đã bắn đi một tín hiệu trấn an tới các nước Đông Nam Á: Chính sách châu Á của Mỹ sẽ không chỉ giới hạn ở khu vực Đông Bắc Á với hai vấn đề là Bắc Triều Tiên và thâm thủng mậu dịch khổng lồ với Trung Cộng. Liên tiếp trong hai ngày, 20 và 21/04/2017, đã có những loan báo dồn dập thể hiện mối quan tâm của Washington đối với khu vực.

Nổi bật nhất trong các thông báo là lời xác nhận vào hôm qua 20/04 của phó tổng thống Mike Pence tại Jakarta, theo đó tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Philippines tham dự hội nghị thường niên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 11/2017.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

G7 kêu gọi tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông

Đại diện G7 chụp hình lưu niệm tại Lucca, Italy ngày 11/4/17

Ngoại trưởng các quốc gia có công nghiệp mạnh nhất  G7 vừa ra thông cáo chung kêu gọi thực thi phán quyết của Tòa trọng tài Liên hiệp quốc vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông.
Trong thông cáo, Ngoại trưởng G7 cũng nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ về việc xây dựng các tiền đồn quân sự mới tại các vùng biển tranh chấp cũng như việc đe dọa dùng võ lực trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
Nhóm G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, và Mỹ.
Thông cáo nói G7 xem phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển là căn cứ hữu ích cho các nỗ lực sau này để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách ôn hòa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

PTT Mike Pence: Mỹ và đồng minh sẵn sàng tấn công Bắc Hàn

PTT-Mỹ Mike Pence (T) – Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull, trước cuộc họp báo chung tại Sydney, ngày 22/04/2017.

Theo trang báo điện tử theguardian.com, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân chuyến viếng thăm Úc, hôm nay 22/04/2017, phó tổng thống Mỹ Mike Pence một lần nữa tuyên bố Mỹ “đã đặt trên bàn” mọi phương án, bao gồm cả can thiệp quân sự, để đối phó với mối đe dọa vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Pence cũng nhấn mạnh hy vọng Bắc Kinh sẽ gây áp lực được với Bình Nhưỡng trên hồ sơ hạt nhân.
Đoạn văn “mọi phương án đã được đặt trên bàn” được phó tổng thống Mỹ nhắc lại đến 3 lần trong cuộc họp báo. Ông Mike Pence tuyên bố : “Khi mà mọi phương án đã được đặt trên bàn, tôi xin phép bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Úc, với các đồng minh trong khu vực và với Bắc Kinh để gây áp lực về kinh tế, ngoại giao lên chế độ Bình Nhưỡng, cho đến khi họ từ bỏ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo”.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Florida đi về đâu?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ông Trump và Tập đang dạo trên sân cỏ tư dinh Mar-a-Lago của TT Trump ngày thứ Sáu (7/4)

Tổng Thống (TT) Donald Trump không đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng (TC) Tập Cận Bình tại Toà Bạch Ốc với nghi lễ truyền thống 21 phát súng đại bác, không trải thảm đỏ với đội quân dàn chào, mà  đón tiếp tại lâu đài nghỉ mát Mar-a-Lago ở West Palm Beach tiểu bang Florida. Tin đồn rằng để tạo không khí thư giãn đàm phán tốt hơn tại Washington DC với không khí đầy áp lực chính trị.

Hư thực “để thư giản” như thế nào thì khó ai biết? Nếu đó là thật, thì đây quả là một cuộc đàm phán đầy cam go vì ông Trump với khẩu hiệu  “Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” gặp một anh “bịp” khá nguy hiểm luôn ôm “Giấc Mộng Trung Hoa” [bá chủ thế giới] mang dòng máu Đại Hán với chủ trương bành trướng “mềm nắn rắn buông, kiên trì bám chặt mục tiêu không bao giờ rời bỏ”. Chắc chắn Tập Cận Bình đến Florida không ngoài bản chất đàm phán cố hữu đó. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ?

Hạm Đội Nam Hải tập trận ở Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 05/05/2016.

Chuyên gia Pháp Henri Kenhmann, trên trang blog East Pendulum, ngày 29/03/2017 có bài phân tích một sự kiện hầu như không ai chú ý : Quân đội Trung Cộng vừa công bố hình ảnh về một cuộc tập trận quy tụ nhiều tàu thuyền đổ bộ của Hạm Đội Nam Hải, diễn ra ở một vùng biển không được chính thức nêu tên. Tác giả bài viết đã phân tích một số yếu tố để kết luận rằng Hải Quân Trung Cộng đã thao diễn từ ngày 26 đến 27/03, gần quần đảo Hoàng Sa. Khu vực đổ bộ nằm cách bờ biển Việt Nam độ 300 km. Mục tiêu có thể là nhằm hù dọa Việt Nam.
Trên những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 chiếc tàu đổ bộ loại 071, trọng tải hơn 20,000 tấn (trên hình là chiếc Côn Luân Sơn, ký hiệu 998 và Tỉnh Cương Sơn, ký hiệu 999), 3 chiến thuyền đổ bộ chạy trên đệm hơi loại 726/726A, hai trực thăng chuyển vận trên biển Z-8J, cùng tiến theo đội hình về một hòn đảo.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?

Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Cộng vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.
Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Cộng sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Cộng. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quan hệ Mỹ-ASEAN : 5 khuyến cáo cho chính quyền Trump

Ngoại trưởng HK Rex Tillerson gặp Tập Cận Bình ngày 19/03/2017 tại Bắc Kinh

Với tất cả những tiết lộ khác nhau về các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng tại Biển Đông, giới phân tích càng lúc càng lo ngại trước điều được cho là sự thờ ơ tương đối của tân chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á so với thời cựu TT Barcak Obama. Tuy nhiên, The Diplomat ngày 30/03/2017 đã cho rằng nhìn kỹ hơn thì sẽ thấy là chính sách can dự vào châu Á của chính quyền Donald Trump vẫn là một sự tiếp nối của đường lối ngoại giao Mỹ nói chung, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt như nhiều người bi quan thường nghĩ. Trong chiều hướng đó, tờ báo đã nêu bật 5 điểm mà Hoa Kỳ cần chú ý trong chính sách Đông Nam Á của mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người

Hải quân Trung Cộng

Theo tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Cộng có kế hoạch tăng lực lượng hải quân từ 20.000 lên 100.000 quân. Tờ báo dẫn một nguồn tin nội bộ ẩn danh và các chuyên gia cho biết, lực lượng này có thể trú đóng ở nước ngoài, trong đó có cảng Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, và Gwadar, ở miền tây nam Pakistan.
Hải quân Trung Cộng đang dần mở rộng tầm vóc trong những năm gần đây. Vùng hoạt động cũng được dần dà trải rộng ra, từ các hoạt động ở vùng duyên hải Trung Cộng – trong đó có việc bảo việc lợi ích của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chuẩn bị cho khả năng đổ bộ tấn công Đài Loan – cho đến những nhiệm vụ mang tính toàn cầu.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa

Ảnh vệ tinh do AMTI công bố ngày 14/03/2017 cho thấy các căn cứ mà Trung Quốc xây dựng trên đá Subi, Trường Sa (Ảnh MANDATORY CREDIT CSIS/AMTI DigitalGlobe/Handout via REUTERS)

Kế hoạch của Trung Cộng bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ, Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Cộng vừa trang bị thêm nhiều “ăng-ten” ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Cộng dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến hoả tiễn ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai “ăng-ten” mới này, Trung Cộng chuẩn bị các hành động mới trong nay mai.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hai Thượng Nghị Sĩ Mỹ đề xuất trừng phạt Trung Cộng xâm lăng Biển Đông

Thượng nGhị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio

Trang website Washington Examiner,  hôm 15/03/2017, cho biết, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất Mỹ phải có các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Cộng vì nước này có mưu toan đòi hỏi chủ quyền trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, nơi có trữ lượng lớn về dầu lửa và khí ga.
Marco Rubio – thượng nghị sĩ bang Florida tuyên bố : “Các hành động phi pháp của Trung Cộng trên Biển Đông đe dọa an toàn trong khu vực cũng như thương mại của Hoa Kỳ“. Theo thượng nghị sĩ Marco Rubio, không thể bỏ qua các hành động vi phạm chuẩn mực quốc tế của Trung Cộng và Washington phải có dự luật trừng phạt để Bắc Kinh hiểu rằng Hoa Kỳ chú ý tới thương mại và sẽ xử lý những người vi phạm.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng thề sẽ mạnh tay nếu Nhật can thiệp Biển Đông

Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói Nhật Bản nên “suy gẫm kỹ” về cuộc xâm lăng của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước đây.

Trung Cộng chuyên đánh võ mồm, chơi lén, hù dọa chỉ có ảnh hửơng với những chính phủ tay sai hèn nhát như CSVN hay dễ mua chuộc như Campuchia. Nhật đủ khả năng để đập tan mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Cộng. Samurai không bao giờ đánh võ mồm như Hán tặc. Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên của Trung Cộng the thé trên “Radio China” thề sẽ mạnh tay với Nhật nếu can thiệp Biển Đông?! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng vẫn âm thầm xâm lược Biển Đông

Đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa (CSIS)

Mặc dù có những lời tuyên bố làm nguội nhằm đánh lạc hướng tân chính quyền Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á, Trung Cộng đang âm thầm tiếp tục có những hành động xâm lược trên Biển Đông dưới hình thức môi trường, dân sự để từng bước hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông. Mới đây Bắc Kinh mở rộng thẩm quyền của toà án tối cao ra Biển Đông, xây công trình mới ở đảo Hoàng Sa, hôm qua xây xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough…có thể đây là những “món quà” chào đón ngoại trưởng Tillerson đến thăm Bắc Kinh?  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam hướng về Bắc Kinh ngày 18/3?

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson (T) và NT TC Vương Nghị (P) tại Đức 16/02/2017

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 18/3 tới, trong khi giới quan sát cho rằng Việt Nam sẽ “phải theo dõi kỹ” chuyến công du này.

Đây được coi là cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa một thành viên nội các của chính quyền của Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt