Tình Hình Biển Đông

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis tại hội nghị Shangri-la-2017

Phát biểu tại hội nghị về an ninh Shangri-la, Singapore ngày 03/06/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lên án Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân quân sự và chỉ trích Trung Cộng về việc quân sự hóa Biển Đông.

Theo lời ông Mattis, Bắc Triều Tiên là “một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta“, cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi hạt nhân bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. [Đọc tiếp]

Mỹ được kỳ vọng phát thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La

Đại tướng James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Militarytimes

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ tuyên bố tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông và hối thúc Trung Cộng tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài. 

Bộ trưởng Mattis sẽ phát biểu trong phiên họp toàn thể với chủ đề “Mỹ và an ninh châu Á – Thái Bình Dương” tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore từ ngày 2 đến 4/6. Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Mattis về khu vực này kể từ khi ông giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng Giêng năm 2017. [Đọc tiếp]

Việt Nam, đồng minh của ông Trump trong vấn đề Biển Đông?

Khu Vực Biển Đông

Theo nguồn CNBC, Bloomberg News, Washington Times chuyền đi của Thủ Tướng CSVN đến Hoa kỳ từ ngày 29-31 tháng 5, 2017:

Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ASEAN đến thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Hoa Kỳ có thể tìm cách khai thác sự xung đột giữa Việt Nam, một thị trường đang trỗi dậy, với Trung Quốc. [Đọc tiếp]

G7 kêu gọi “phi quân sự hóa” Biển Đông

Lãnh đạo các nước G7 chụp hình với các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, Taormina, ngày 26/05/2017 (Ảnh Reuters/Tony Gentile)

Thượng đỉnh 7 quốc gia công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới lần thứ 47 kết thúc chiều 27/05/2017 tại Taormina, đảo Sicilia, Ý. Tuy bất đồng sâu rộng trên vấn đề biến đổi khí hậu vì chủ trương trái chiều của tổng thống Mỹ, thủ tướng nước chủ nhà Paolo Gentiloni nhấn mạnh đến các điểm đồng thuận tích cực, từ chống khủng bố trên toàn cầu đến tình hình nóng bỏng tại châu Á như hồ sơ Bắc Triều Tiên, và xung khắc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, G7 bày tỏ lo ngại về diễn biến tại đây. Tuy không chỉ đích danh Trung Cộng, bản thông cáo chung nhấn mạnh đến các nguyên tắc quốc tế cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS. Khác với tuyên bố tại Ise-Shima, Nhật Bản, năm 2016, lần này G7 “kiên quyết chống lại mọi hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng” và kêu gọi “phi quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp“.

[Đọc tiếp]

Nguyễn Xuân Phúc phải chứng minh Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong chuyến thăm Washington

Trong thông báo về chuyến thăm của thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, Toà Bạch Ốc gọi Việt Nam “là một trong những đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.” Theo các nhà phân tích, Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải chứng minh được điều này trong chuyến công du Mỹ tuần tới.
Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Nhà Trắng kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào tháng Giêng vừa qua. Chi tiết này có thể gây ngạc nhiên nhưng giới quan sát và các nhà phân tích cho rằng đây là nhờ các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chủ động đánh tiếng bày tỏ mong muốn kết nối với tân chính quyền Mỹ, bất chấp châu Á không mấy được chú ý trong chính sách đối ngoại của tổng thống Trump.
[Đọc tiếp]

G7 kêu gọi “phi quân sự hóa” Biển Đông

Lãnh đạo các nước G7 chụp hình với các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, Taormina, ngày 26/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Thượng đỉnh 7 quốc gia công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới lần thứ 47 kết thúc chiều 27/05/2017 tại Taormina, đảo Sicilia, Ý.  Tuy bất đồng sâu rộng trên hồ sơ biến đổi khí hậu vì chủ trương trái chiều của tổng thống Mỹ, thủ tướng nước chủ nhà Paolo Gentiloni nhấn mạnh đến các điểm đồng thuận tích cực, từ chống khủng bố trên toàn cầu đến tình hình nóng bỏng tại châu Á như hồ sơ Bắc Hàn, và xung khắc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông, G7 bày tỏ lo ngại về diễn biến tại đây. Tuy không chỉ đích danh Trung Cộng, bản thông cáo chung nhấn mạnh đến các nguyên tắc quốc tế cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS.  Khác với tuyên bố tại Ise-Shima, Nhật Bản, năm 2016, lần này G7 “kiên quyết chống lại mọi hành động đơn phương có thể làm căng thẳng gia tăng” và kêu gọi “phi quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp

[Đọc tiếp]

ASEAN-Trung Cộng: Đường đến giải pháp cho Biển Đông còn xa vời

Bản đồ đương lưỡi bò chín đoạn TC tự vẽ xâm chiếm

Trung Cộng và ASEAN ngày 18/05/2017 đã nhất trí trên một bản dự thảo khung của một bộ Quy Tắc Ứng Xử hầu phòng ngừa xung đột tại Biển Đông. Chi tiết thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng nhiều người nhìn thấy đấy là dấu hiệu tiến bộ đối với một văn kiện đã được gợi lên từ 15 năm nay. Câu hỏi đặt ra là liệu dự thảo khung đó có thể dẫn tới một thỏa thuận mang tính ràng buộc chấm dứt tranh chấp hay không ?
Trả lời phỏng vấn của truyền thông Đức Deutsche Welles, Bill Hayton, một chuyên gia nổi tiếng về châu Á, hoài nghi về khả năng hai bên đạt được một thỏa thuận thực thụ khả dĩ chấp nhận được trong thời gian trước mắt, đàm phán sẽ còn gay go, và điểm tích cực duy nhất theo chuyên gia này việc hai bên thảo luận với nhau sẽ cho phép xây dựng sự tin tưởng, và dù tranh cãi, điều đó vẫn tốt hơn nhiều so với không nói năng gì cả.

[Đọc tiếp]

Tàu chiến Mỹ tiếp cận Đá Vành Khăn

Trung Cộng tăng cường xây dựng trên Đá Vành Khăn

Một chiến hạm Hoa Kỳ tiến gần Đá Vành Khăn ở Biển Đông, thách thức đầu tiên với Bắc Kinh ở vùng biển này từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Truyền thông Hoa Kỳ dẫn nguồn tin ẩn danh cho hay, chiếc USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một trong số các đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng bị Trung Cộng kiểm soát và tiến hành bồi đắp.
Trung Cộng tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, gồm các rạn san hô và đảo cũng được Việt Nam và các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền. [Đọc tiếp]

Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông: Đàm phán tiến nhanh

TC xây dựng cơ sở ở Trường Sa thuộc Việt Nam

vietquoc.org: Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông gọi tắt là COC – chữ tắt của Code on the Conduct of Parties in the South China Sea, đã bàn luận cách đây 15 năm, tại sao lúc này Trung Cộng lại muốn tiến hành nhanh chóng? Biết rằng TC cho Biển Đông là quyền lợi cốt lõi không bao giờ buông bỏ. Về phía Mỹ cũng vậy, quyền lợi to lớn và nền an ninh quốc gia không thể bỏ Biển Đông. Vậy điều gì sẽ xẩy ra để có những hiện tượng khác thường với TC trong năm nay ?
– Qua 15 năm, nay TC đã chiếm toàn bộ các vị trí chiến lược quan trọng tại Biển Đông, nay gặp một nội các của siêu cường Mỹ không thiện cảm với Tàu Cộng nên chúng thúc đẩy hoàn thành COC với các nước ASIAN mục đích không cho Mỹ “xía” vào chuyện nội bộ của các nước ASIAN và China. 
– Khi COC chính thức ra đời tức tình trạng “nguyên trạng” của các phe liên hệ không còn thay đổi, nghĩa là các vị trí mà TC đã chiếm hiện nay mặc nhiên thuộc về TC. 
– Hành động tự thúc đẩy nhanh chóng đi đến COC của TC chứng tỏ rằng TC đang sợ Mỹ can thiệp vào Biển Đông mà thời TT Trump có thể làm mạnh tay…..
[Đọc tiếp]

Biển Đông: Thượng Nghị Sĩ Cardin, Corker, và đồng viện viết thư cho Tổng Thống Trump về tuần tra trên Biển Đông

Washington: Hôm thứ Tư (11/05) Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Ben Cardin (D-Md.) và Thượng nghị Sĩ đảng cộng Hòa Bob Corker (R-Tenn.) Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ, đã viết cho Tổng thống Donald Trump, khẩn thiết đòi hỏi Tổng Thống Hoa Kỳ thực hiện những điều cần thiết để bảo đảm an ninh hàng hải và hàng không trên vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông – ND].

Biển Đông là một trong những tuyền hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Gần 30% thương mại trên thế giới đi qua hàng năm, trong đó có khoảng 1.2 nghìn tỷ USD hàng hải thương mại của Hoa Kỳ. Là một quốc gia hàng hải, Hoa Kỳ cần quan tâm đúng mức ninh quốc gia về tự do hàng hải. [Đọc tiếp]

Trung Cộng khiêu khích Tình hình Biển Đông và Hoa Đông

USA-China

Hai bản tin: “Trung Cộng khai triển hỏa tiễn HQ-9 tại Hải Nam để lập vùng cấm bay?”“Tranh cãi Mỹ-Trung lại nổ ra về sự cố không quân trên Biển Hoa Đông” đã làm cho tình hình Biển Đông và Hoa Đông trở nên căng thẳng. Có thể, TC nhìn ta Mỹ hùng hỗ với Bắc Hàn điều HKMH, tập trận v.v..nhưng chẳng dám dùng biện pháp mạnh quân sự mà đang đi tìm giải pháp đàm phán, kể cả Trump gặp Kim Jong Ủn. Nên Trung Cộng cho Mỹ cũng chỉ “cọp giấy” thôi, do đó chúng làm tới. [Đọc tiếp]

Tập Cận Bình dọa Duterte: Sẽ gây chiến nếu áp dụng phán quyết Biển Đông

Durerte (T) – Tập Cận Bình (P) ảnh chụp tại Bắc Kinh 15/5/2017

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 19/05/2017 cho biết chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã đe dọa sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan thăm dò dầu khí trên Biển Đông.
Theo AFP, ông Duterte kể lại rằng ông đã gặp gỡ Tập Cận Bình hôm thứ Hai 15/05 tại Bắc Kinh, và trong dịp này ông Tập đã cảnh báo ông, một cách thân mật nhưng kiên quyết.

[Đọc tiếp]

Máy bay Trung Cộng đối đầu với phi cơ Mỹ ở biển Hoa Đông

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nhật-Trung. (Ảnh 9/2012)

Hai máy bay SU-30 của Trung Cộng tối qua, 18/05/2017, đã ngăn chặn một phi cơ quân sự Mỹ phía trên biển Hoa Đông.
Theo NBC News, chiếc phi cơ WC-135 Constant Phoenix của Mỹ hôm thứ Tư 17/05 đang làm nhiệm vụ thường lệ trên không phận quốc tế biển Hoa Đông, thì bị hai chiếc Sukhoi 30 của Trung Cộng ngăn chận. Phi hành đoàn Mỹ cho biết đây là hành động “thiếu chuyên nghiệp”, “do cách điều khiển của phi công Trung Cộng, cũng như tốc độ và khoảng cách rất gần giữa hai máy bay”.

[Đọc tiếp]

Hàng Không Mẫu hạm USS Ronald Reagan tuần tra vùng châu Á-TBD

Ảnh tư liệu – phi cơ chiến đấu chuẩn bị cất cánh từ soái hạm USS Ronald Reagan ngày 10/09/2016

Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan của Hải Quân Hoa Kỳ hôm 16/5 đã rời căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản, 1 ngày trễ hơn dự tính vì trục trặc kỹ thuật, để thực hiện cuộc tuần tra thường niên đã có kế hoạch từ trước ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Cuộc tuần tra diễn ra giữa lúc tình hình đang tăng về chương trình vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn, cũng như về vụ tranh chấp lãnh thổ vẫn âm ỉ giữa các nước quanh Biển Đông. [Đọc tiếp]

Trung Cộng từng ép Mỹ cách chức Tư Lệnh Thái Bình Dương

Đô đốc Harry Harris phát biểu trước Ủy ban Quốc Phòng Hạ Viện, ngày 26/04/2017

Bắc Kinh mặc cả với Washington: Thay thế Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Thái Bình Dương để trao đổi việc Bắc Kinh tăng sức ép với chính quyền Bình Nhưỡng trong tình hình căng thẳng hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một nguồn tin nắm rõ quan hệ Mỹ-Trung tiết lộ vụ việc này ngày 06/05/2017, một tháng sau cuộc hội kiến Donald Trump – Tập Cận Bình.
Hãng tin Nhật Kyodo, trích nguồn tin ẩn danh, cho biết chính quyền Bắc Kinh, thông qua đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ, đã đưa ra yêu cầu cách chức đô đốc Harry Harris, nổi tiếng “cứng rắn” với Trung Cộng, trong đó có các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt