Tình Hình Biển Đông

Biển Đông: Trung Cộng phản đối Mỹ “khiêu khích nghiêm trọng”

Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016. (Ảnh ROSLAN RAHMAN / AFP)

Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ “khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng”. Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Cộng điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoàng Sa: Tàu chiến Mỹ vào khu vực 12 hải lý đảo Tri Tôn

Chiến hạm Mỹ USS Stethem tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, ngày 22/03/2017 (ảnh REUTERS)

Theo truyền thông Hoa Kỳ, Chủ nhật 02/07/2017, quân đội Mỹ đã cho một tàu khu trục áp sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, bên trong phạm vi 12 hải lý. Đây là lần thứ hai dưới thời tổng thống Donald Trump, tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, bất chấp các đe dọa của Trung Cộng.
Trang mạng Fox News cho biết, tàu khu trục USS Stethem, trang bị tên lửa dẫn đường, bố trí tại Nhật Bản, đã thực hiện cuộc tuần tra này. Trong suốt thời gian cuộc tuần tra, tàu khu trục Mỹ đã bị một tàu chiến Trung Cộng theo sát. Thông tin nói trên do hai quan chức quốc phòng Mỹ cung cấp.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem thăm hải cảng Thượng Hải, Trung Hoa (ảnh tư liệu 16/11/2015)

Một quan chức quân đội Hoa Kỳ nói với CNN rằng hôm 2/7 một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ đã tiến hành một “hoạt động vì tự do hàng hải” quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền về quần đảo này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Trung Cộng gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa

Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Cộng trên đá Chữ Thập. Ảnh vệ tinh 16/06/2017. (Ảnh: Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe)

Trung Cộng gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc khai triển hoả tiễn. Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.

Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Cộng đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng hoả tiễn với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017. Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Cộng cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và hệ thống thông tin liên lạc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chính sách Biển Đông: Cây gậy của Trump to hơn củ cà rốt

Pháo đài bay B-1B Lancer của Mỹ luyện tập trên Biển Đông ngày 06/06/2017

Ngay phiên họp đầu tiên của cuộc đối thoại cấp bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ-Trung mở ra hôm 21/06/2017, hai bộ trưởng Hoa Kỳ đã khẳng định trở lại quan điểm phản đối “mọi thay đổi nguyên trạng” tại Biển Đông và “cácđòi hỏi chủ quyền quá đáng không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trước đó, ngày 06/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược hiện đại B-1B bay đến vùng Biển Đông, hai tuần sau khi một tàu khu trục của Hạm Đội 3 tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Cộng bồi đắp tại vùng Trường Sa.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bắt giam, đánh người biểu tình phản đối giàn khoan

Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Sài Gòn (Facebook Nguyen Thanh Hung)

Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Sài Gòn vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.

Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.

“Tôi là người có mặt trong cuộc biểu tình đó. Anh em tập trung, lúc 8 giờ thì căng biểu ngữ ra, nhưng khi công an tới thì chúng tôi phải thu dọn. Chúng đuổi rượt, lùng sục chúng tôi trong một siêu thị. Chúng tôi phải thay đồ mới thoát được. Có khoảng 30 người biểu tình. Vợ chồng anh Phạm Minh Ngọc do xuống lấy xe ở dưới hầm nên bị tạm giữ, đưa về công an phường 25 quận Bình Thạnh.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc theo dõi “chặt chẽ” thượng đỉnh Mỹ-Ấn

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị (thứ ba bên phải) hội đàm với đồng nhiệm Ấn Độ Vijay Kumar Singh tại Điếu Ngư Đài, bắc Kinh ngày 18/06/2017.

Trung Cộng kêu gọi các quốc gia không liên quan đứng ngoài tranh chấp Biển Đông. Lời kêu gọi trên được đưa ra ba ngày trước chuyến công du đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đến Hoa Kỳ kể từ khi tổng thống Donald Trump lên cầm quyền.
Bắc Kinh lo ngại trước viễn cảnh Washington và New Delhi thắt chặt quan hệ quân sự, làm ảnh hưởng đến khu Biển Đông và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Nhật báo The Times of India, số ra ngày 23/06/2017 trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Cảnh Sảng (Geng Shuang) trong buổi họp báo đã tuyên bố : ” Nhờ những nỗ lực chung giữa Trung Cộng và các nước ASEAN, tình hình ở Biển Đông đã lắng dịu. Chúng tôi hy vọng những quốc gia khác, đặc biệt những nước ngoài khu vực, tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời có thể đóng một vài trò tích cực trong mục đích đó”.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ phản đối thay đổi nguyên trạng Biển Đông

Hội đàm cấp cao Quốc Phòng, Ngoại Giao, giữa Mỹ (trái) và Trung Quốc tại Washington ngày 21/06/2017.

Hoa Kỳ khẳng định không thay đổi lập trường về Biển Đông. Tuyên bố được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đưa ra trong phiên họp đầu tiên của hội nghị cấp cao Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ-Trung khai mạc ngày 21/06/2017 tại Washington.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ Tillerson và Mattis đã tiếp đón ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại và tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tuần tra Biển Đông: Mỹ sẽ nói ít, làm nhiều

Chiến hạm Mỹ USS Dewey đi qua Biển Đông ngày 06/05/2017 Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/REUTERS

Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ có nhiều cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ quyền tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) ở Biển Đông, chống lại tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm vùng biển này. Bắc Kinh phản ứng dữ dội trước mỗi cuộc tuần tra áp sát một số đảo nhân tạo mà Trung Cộng bồi đắp và kiểm soát, vốn thường được đưa tin rộng rãi.

Một số diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump dường như đang điều chỉnh chính sách: nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng hạn chế quảng bá. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc “nguy cơ xung đột”

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng Viện, Washington DC, ngày 13/06/2017

Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể “dẫn đến xung đột” trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 14/06/2017, ngoại trưởng RexTillerson tuyên bố như trên và nhấn mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với các đối tác Trung Quốc.

Bản tin của báo Mỹ Washington Examiner không nói rõ lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson đã đưa ra cảnh báo nói trên với các quan chức Trung Quốc khi nào. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những bài bình luận về tình hình Biển Đông

Dưới đây là tóm ý những bài nhận định của các bình luận gia quốc tế về Biển Đông trong cuối tháng 5 năm 2017.  Sự nhận định này cho chúng ta thêm tin tức về những mưu mô xảo trá của Trung Cộng trong việc xâm chiếm Biển Đông. Một bài phân tích trên báo Liên Hợp của Singalore cho “COC – “Đầu đã xuôi, nhưng đuôi vẫn khó lọt“. Nhận định của bình luận gia Max Walden theo Tiến Sĩ Luật Harvard GS Lynn Kuok cho rằng “Mỹ đang “ngủ quên” trong vấn đề Biển Đông“. Bài bình luận của bình luận gia Michael Vatikiotis cho rằng “Sự khôn ngoan của Trung Cộng trong chiến lược chế ngự Biển Đông“. Stratfor, một bình luận gia nổi tiếng bán bài bình luận của m2inh trên online Internet có bài “Trung Cộng mềm mỏng hơn với Đông Nam Á“. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: lá bài của ông Trump để thương lượng với Trung Cộng?

Máy bay chiến đấu Hải quân Hoa Kỳ trên tàu sân bay USS Carl Vinson đang tuần tra Biển Đông

Chính phủ Hoa Kỳ đang thách thức vị trí thống lĩnh của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở châu Á, tuy nhiên những hành động của Mỹ, sau nhiều tháng giữ im lặng, được xem là nhằm trấn an các nước Đông Nam Á đang lo âu, hơn là một sự xoay trục, quay lưng lại với Bắc Kinh.

Trong hầu hết thời gian gần nửa năm trong nhiệm kỳ của ông, Tổng thống Donald Trump đã gác sang một bên vấn đề biển Đông giữa lúc ông tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh, và đặc biệt là vận động Trung Cộng kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin tổng hợp về Biển Đông

Đối thoại Shangri-la 2017 : Hoa Kỳ và Úc rất gay gắt về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Cộng về Biển Đông (RFI, 03/06/2017)

Phát biểu tại hội nghị về an ninh Shangri-la (IISS- International Institute for Strategic Studies), Singapore, ngày 03/06/2017, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lên án Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân quân sự và chỉ trích Trung Cộng về việc quân sự hóa Biển Đông.

shangri1

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis phát biểu tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017. REUTERS/Edgar Su

Theo lời ông Mattis, Bắc Triều Tiên là “một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta”, cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi hạt nhân bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến dịch “Đá Vành Khăn”: Trump mạnh tay với Trung Cộng ở Biển Đông

Khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Dewey quá cảnh Biển Đông ngày 06/05/2017. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ. Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS

Phải chờ đến bốn tháng sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ngày 25/05/2017 vừa qua mới thấy một chiến hạm Mỹ tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).
Trong bài phân tích đăng trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 02/06 vừa qua, tiến sĩ Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, thỉnh giảng tại Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã nhận định rằng: chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông đầu tiên thời chính quyền Trump là một dấu hiệu cho thấy là Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ khẳng định vẫn sát cánh với Châu Á-Thái Bình Dương

BTQP James Mattis

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 2/6 tuyên bố Mỹ vẫn tận tâm tận lực với các đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương, khi ông đến Singapore để tham dự diễn đàn an ninh hàng đầu của khu vực.

Ông Mattis, đang có chuyến thăm thứ hai của ông tới khu vực này kể từ khi lên lãnh đạo Ngũ Giác Đài vào ngày 20 tháng 1, sẽ nỗ lực trình bày chính sách của Mỹ một cách rõ ràng cho những đồng minh trong khu vực và trấn an họ tại cuộc đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt