Tình Hình Biển Đông

Mỹ và ASEAN lo ngại Biển Đông bị “Quân Sự Hóa”

Ảnh minh họa : Chiến đấu cơ TC J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh lúc tập trận tại Biển Đông. Ảnh ngày 02/01/2017

Trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 31 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 03/04/2018, đại diện Hoa Kỳ và hiệp hội ASEAN đồng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng Biển Đông dần dần biến thành vùng quân sự với một hệ thống tiền đồn đã và đang thiết lập mà phần lớn là của Trung Quốc.

Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN do quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ, bà Susan Thornton, và tổng thư ký bộ Ngoại Giao Malaysia, ông Dato Ramlan Ibrahim, đồng chủ tọa, nhằm xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai đối tác Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ an ninh, kinh tế cho đến giáo dục và xã hội. [Đọc tiếp]

Những tướng hung hăng khát máu của Tàu Chệt…

Dưới đây là những tướng Tàu Chệt “mở loa” tuyên bố cho Tập Cận Bình:

Trung Tướng Tàu Chệt Bành Quang Khiêm: “dám ra Hoàng Sa và Trường sa sẽ thành “bia sống” 

1) Trung Tướng Bành Quang Khiêm – Phó chủ tịch chính sách an ninh Tàu Cộng tuyên bố dù cảnh sát biển và bộ đội biên phòng của Việt Nam ra hỗ trợ ngư dân cũng trở thành “bia sống” trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa.

Đe dọa của  tướng Chệt họ Bành tuyên bố khi đưa ra tòa án quốc tế về đường “lưỡi Bò” chín đoạn tự vẽ của Trung Cộng. Họ Bành nói: “Dù Việt nam gần đảo Hoàng và Trường sa nhất nhưng nếu điều động tàu chiến Việt nam giáp mặt Hoàng sa và Trường sa thì không còn tàu nào quay về”. Các tàu chiến và quân đội Việt Nam sẽ trở thành “bia sống” nếu như dám ra các quần đảo Hoàng sa và trường sa mà không xin phép Trung Cộng.

Họ Bành còn tuyên bố: Việc máy bay SU-22 và máy bay Casa-212 rơi là lời cảnh báo với ai dám điều động quân đội tiến gần các đảo.

Trả lời phóng viên của hãng Thông Tấn Bình Luận trên báo Tàu Cộng, họ Bành vô lý vu cáo “Việt Nam khiêu khích khiến Biển Đông trở nên căng thẳng”. Quả thật tên vừa ăn cướp vừa la làng.

[Đọc tiếp]

Báo luật pháp trong nước: Trung Cộng ngỏ ý muốn dùng 200 tỉ USD mua lại Hoàng Sa của Việt Nam

Bài báo dưới đây cho thấy Trung Cộng càng ngày càng đuối lý trong việc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt nam, nên đã “học thuộc bài của Đặng Tiểu Bình không đánh chiến được thì dùng tiền mua để xâm lăng” vì thế: Mới đây, trả lời chuyên mục Quốc phòng của Đài phát thanh tiếng nói Trung Cộng (CNR) ngày 16/3. Thiếu tướng Kim Nhất Nam, một giáo sư chuyên nghiên cứu chiến lược quốc tế của quân đội Trung Cộng đã đưa ra lời kêu gọi nhà nước Trung Cộng dùng tiền để “mua lại” quần đảo Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa) của Việt Nam.
Giải thích về lời kêu gọi này, Thiếu tướng Kim cho rằng việc Hải quân Trung Cộng hiện nay đang nắm giữ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa về phương diện quân sự và địa lý. Nhưng khó khăn lớn nhất của Trung Cộng chính là việc các tranh cãi về chủ quyền khiến việc nắm giữ quần đảo giàu tài nguyên này trên Biển Đông gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là liên tục vấp phải các ý kiến phản đối từ cộng đồng quốc tế. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Trung Cộng trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo rộng lớn này.

[Đọc tiếp]

Bắc Kinh ra mắt tập trận hải quân ‘hàng tháng’ trên Biển Đông

Các tàu chiến của Trung Cộng

Biển Đông lại một lần nữa trở thành điểm nóng với sự leo thang của các cuộc diễn tập quân sự của Trung Cộng, theo trang tin News.com.au của Australia.
Tuần trước, Hoa Kỳ thách thức tuyên bố của Trung Cộng đối với hòn đảo nhân tạo bất hợp pháp của họ. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ. Tuần này, Trung Cộng đang gửi lực lượng hải quân khổng lồ đến Biển Đông để tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn. [Đọc tiếp]

Phát hiện “tàu sân bay” Trung Cộng cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông

Ảnh vệ tinh phát hiện Hàng Không Mẫu Hạm Trung Cộng tại Biển Đông. Reuters

Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Cộng xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.

Ảnh chụp của Planet Labs mà Reuters tham khảo được cho thấy chiếc Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng được khoảng 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống, di chuyển theo đội hình. [Đọc tiếp]

Hacker Trung Cộng tấn công “chiến lược” vào tranh chấp Biển Đông

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan từng là mục tiêu của tin tặc Trung Cộng khi tàu này đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông năm 2016.

Chiến thuật của nhóm tin tặc Trung Cộng nhắm vào thông tin liên quan đến tranh chấp Biển Đông “có tính chiến lược hơn” so với trước, một chuyên gia của FireEye nói với VOA sau khi công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ công bố báo cáo về các cuộc tấn công của nhóm TEMP.Periscope vào các nhà thầu và tổ chức của Mỹ gần đây.

Theo báo cáo này, nhóm tin tặc Trung Cộng có tên TEMP.Periscope lại xuất hiện hồi gần đây sau một thời gian dài vắng bóng. Chuyên gia Fred Plan, một nhà phân tích cấp cao của FireEye ở Los Angeles, nói với VOA-Việt ngữ: [Đọc tiếp]

Không được đánh đồng người chủ Trường Sa với kẻ cướp Trường Sa

Trả lời bài viết “Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng” Báo Tiếng Dân 15.3.2018.

Tháng Ba về lại nhớ Gạc Ma. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau tháng Ba 1988 Tàu Cộng cướp Gạc Ma của tổ tiên ta. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau 64 người lính Việt Nam trở thành 64 tấm bia thịt cho lính Tàu Cộng đâm lê, kề súng AK tận ngực bóp cò. Tháng Ba năm nay cùng nỗi đau mất đảo, mất 64 người con yêu của Mẹ Việt Nam lại thêm sự phẫn nộ vì giọng lưỡi trí trá, lấp liếm sự thật lịch sử và sự đánh đồng người chủ đích thực của Trường Sa với kẻ cướp Trường Sa. [Đọc tiếp]

Indonesia vận động các nước ASEAN tuần tra ở Biển Đông

 

Từ trái sang phải: BTQP Ryamizard Ryacudu, NT Retno Marsudi của Indonesia, cùng NT Julie Bishop và BTQP Marise Payne của Úc. Sydney (ảnh William West 16/03/2018/Pool via REUTERS)

Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi vào ngày 16 tháng 3 nêu rõ là lãnh đạo các nước ASEAN Hội nghị thượng đỉnh hiếm khi họp tại một nước ngoài khối cho nên thượng đỉnh diễn ra ở Sydney, Australia thu hút sự chú ý của nhiều giới và nhiều thành phần bất mãn về tình hình nhân quyền tại các nước ASEAN sẽ tập trung để bầy tỏ quan điểm của họ. Hội nghị này có tin các nước ASIAN mời Úc là một thành viên của ASIAN (?) – Dù Úc luôn luôn tuyên bố đứng ngoài các tranh chấp của các nước ở Biển Đông, nhưng Úc cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trú đóng ở Darwin, Australia và là một trong tứ trụ (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, rõ ràng để đối đầu với Trung Cộng. Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Úc-ASIAN bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia đưa đề nghị các nước ASIAN nên có các cuộc tuần tra trong vùng biển Economic Zone (200 hải lý) của mình.
Điều này chẳng khác gì xây dựng một liên minh chống cộng tại Đông Nam Á có Úc và các nước Nhật-Ấn-Mỹ yểm trợ… Tham vọng của Trung Cộng  “một vành đai, một con đường” tại Biển Đông sẽ muôn vàn cách trở.
[Đọc tiếp]

HKMH Mỹ ghé Việt Nam: Trung Quốc mượn lời báo chí tỏ ý bất bình

Sĩ quan Hải Quân Ada Anderson của HKMH Carl Vinson chơi với trẻ em ở trung tâm bảo trợ nạn nhân chất Da cam, Đà Nẵng, ngày 07/03/2018. (Ảnh: REUTERS/Kham)

Bắc Kinh “không hài lòng” về chuyến viếng thăm Việt Nam của một Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ lần đầu tiên từ sau chiến tranh. Đây không phải là tuyên bố chính thức của bộ Ngoại Giao Trung Cộng, mà là phát ngôn vào ngày 07/03/2018 của Hoàn Cầu Thời Báo, được giới quan sát mệnh danh là cái loa diều hâu của chế độ Bắc Kinh, do đảng Cộng Sản Trung Cộng điều hành.

Trong một bài xã luận, ấn bản Anh Ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo xác nhận rằng “Việc Trung Cộng cảnh giác và tỏ ra không vui (từ nguyên văn là unhappiness) là điều khó tránh khỏi” và Bắc Kinh đang theo dõi sát các diễn biến liên quan. [Đọc tiếp]

Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, CSVN đi dây giữa Washington và Bắc Kinh

HKMH  USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018. REUTERS/Kham

Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm  05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công… “đổ bộ” vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Cộng cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng. [Đọc tiếp]

Ấn Độ dùng Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Cộng hôm 8/3 nhận định rằng thông qua chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch nước [Cộng Sản] Việt Nam Trần Đại Quang vào tuần trước, Ấn Độ muốn tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương, tìm cách kìm tỏa Trung Cộng.

Mặc dù truyền thông Ấn Độ cho biết chuyến thăm của Trần Đại Quang là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt – Ấn, nhưng chuyến thăm này đã được báo chí phóng đại, Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết. [Đọc tiếp]

Đô Đốc Harry Harris: Đại Sứ Ấn Độ – Thái Bình Dương

Vào ngày 9/2, Tổng Thống Trump cho biết là ông sẽ bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ tại Úc. Harris là một vị tướng 4 sao mang hai dòng máu Mỹ – Nhật đầu tiên nhậm chức Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2015.
Chức vụ Đại Sứ Mỹ tại Úc bỏ trống từ khi cựu Đại Sứ John Berry về hưu vào tháng 9 năm 2016. Sự chậm trễ của chính quyền Trump trong việc bổ nhiệm người thay thế khiến cựu Phó Thủ Tướng Úc Tim Fisher than phiền là Mỹ không tôn trọng đồng minh Úc. Fisher cho rằng đây là một hình thức trả đũa của Tổng Thống Trump vì Thủ Tướng Turnbull yêu cầu Mỹ thi hành cam kết nhận người tỵ nạn mà Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã hứa với Úc. Nhưng thời gian chậm trễ được đền bù xứng đáng với ứng viên đại sứ. Harry Harris được hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chiến lược của Úc đón nhận một cách nồng hậu. Euan Graham, Giám Đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế của Viện Nghiên cứu Lowy phát biểu rằng Canberra thở phào nhẹ nhõm và rất vui mừng với tin này. Peter Jennings, Tổng Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) cho rằng Đô Đốc Harry Harris là một chiến binh trí thức văn võ song toàn có tầm nhìn đúng đắn và trung thực về tình hình an ninh và chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt là ông nhận thức rõ tham vọng bành trướng và ý đồ đảo ngược trật tự thế giới dựa trên luật quốc tế của Trung Cộng. Thủ Tướng Turnbull cũng đã mau chóng gửi lời chào mừng Harris qua twitter. [Đọc tiếp]

Nhật – Pháp tăng cường quan hệ phòng vệ, quốc phòng

Bộ Quốc Phòng Nhật mua tiên kích tối tân F35 của Mỹ

Tháng trước, các bộ trưởng ngoại giao và phòng vệ, quốc phòng của Nhật Bản và Pháp đã gặp nhau tại Tokyo. Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Onodera Itsunori và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nhất trí củng cố quan hệ hợp tác phòng vệ, quốc phòng giữa hai nước thông qua các hoạt động như mở rộng các cuộc tập trận chung. Hai bên cũng nhất trí hợp tác hướng tới việc sớm thực thi Thỏa thuận Tiếp nhận và trao đổi dịch vụ (ACSA) trong các chiến dịch cứu hộ khi thảm họa, bao gồm hoạt động cung cấp nước sạch, nhiên liệu và đạn dược.

Căn cứ vào những thỏa thuận trên, hồi giữa tháng 2, tàu khu trục nhỏ của Pháp đã có cuộc tập trận chung với tàu của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản. Tokyo và Paris cũng nhất trí sớm triển khai nghiên cứu chung về công nghệ dò mìn dưới nước. [Đọc tiếp]

Bất chấp Trung Cộng, Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông

Các ngư dân trên một chiếc thuyền gần hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thả neo ở Vịnh Manila, Philippines, hôm 17/2.

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành động quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng trên Biển Đông, và sẽ tiếp tục tuần tra ở bất kỳ nơi nào “luật pháp quốc tế cho phép” trên vùng biển chiến lược này, một sĩ quan hải quân Mỹ tuyên bố.

AP dẫn lời Thiếu tá Tim Hawkins nói như vậy trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, vốn thường tham gia tuần tra trên không và trên biển trong khu vực suốt 70 năm qua nhằm củng cố an ninh và đảm bảo rằng dòng chẩy thương mại giữa các nền kinh tế châu Á và Mỹ không bị cản trở. [Đọc tiếp]

Chuyên gia Trung Cộng: Việt và Mỹ không nên vượt lằn ranh đỏ tại Biển Đông

Hoạt động của Hải quân Mỹ trên chiếc USS Carl Vinson trong lúc công tác ở vùng biển của Hàn Quốc (Ảnh tháng 3/2017 REUTERS/Erik De Castro)

Lời người post: Lằn ranh đỏ của Trung Cộng ở Biển Đông nằm mở đâu?

Lời đe dọa của các chuyên gia Trung Cộng được đăng trên cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Hoa – Hoàn Cầu Thời Báo, trong tình hình hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson dự kiến sẽ tới Việt Nam vào tháng 03/2018 rằng “Mỹ và Việt Nam không nên vượt lằn ranh đỏ để khiêu khích Trung Cộng về vấn đề Biển Đông và Bắc Kinh có khả năng chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào”

Lý Khiết (Li Jie), một chuyên gia hải quân của Bắc Kinh ngày 29/01/2018 phát biểu với Hoàn Cầu Thời Báo: “So với các quốc gia có tranh chấp với Trung Cộng trong khu vực, Việt Nam là nước có khả năng quân sự tốt nhất. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành lực lượng mạnh nhất mà Washington có thể tin cậy để chống lại Trung Cộng trên Biển Đông”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt