Indonesia vận động các nước ASEAN tuần tra ở Biển Đông

 

Từ trái sang phải: BTQP Ryamizard Ryacudu, NT Retno Marsudi của Indonesia, cùng NT Julie Bishop và BTQP Marise Payne của Úc. Sydney (ảnh William West 16/03/2018/Pool via REUTERS)

Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi vào ngày 16 tháng 3 nêu rõ là lãnh đạo các nước ASEAN Hội nghị thượng đỉnh hiếm khi họp tại một nước ngoài khối cho nên thượng đỉnh diễn ra ở Sydney, Australia thu hút sự chú ý của nhiều giới và nhiều thành phần bất mãn về tình hình nhân quyền tại các nước ASEAN sẽ tập trung để bầy tỏ quan điểm của họ. Hội nghị này có tin các nước ASIAN mời Úc là một thành viên của ASIAN (?) – Dù Úc luôn luôn tuyên bố đứng ngoài các tranh chấp của các nước ở Biển Đông, nhưng Úc cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trú đóng ở Darwin, Australia và là một trong tứ trụ (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, rõ ràng để đối đầu với Trung Cộng. Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Úc-ASIAN bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia đưa đề nghị các nước ASIAN nên có các cuộc tuần tra trong vùng biển Economic Zone (200 hải lý) của mình.
Điều này chẳng khác gì xây dựng một liên minh chống cộng tại Đông Nam Á có Úc và các nước Nhật-Ấn-Mỹ yểm trợ… Tham vọng của Trung Cộng  “một vành đai, một con đường” tại Biển Đông sẽ muôn vàn cách trở.

Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, ngày 16/03/2018, cho biết là nước này đang vận động các đối tác trong khối ASEAN tiến hành tuần tra ở vùng Biển Đông đang tranh chấp (?), để cải thiện an ninh khu vực.

Tuyên bố với các phóng viên tại Sydney trước cuộc họp thượng đỉnh Úc – ASEAN, khai mạc ngày 17/03, ông Ryamizard Ryacudu nói : “Về Biển Đông, tôi đã đi một vòng gặp các đồng nhiệm ASEAN để đề nghị là toàn bộ những nước ở khu vực Biển Đông tiến hành tuần tra trong phạm vi 200 hải lý.”

Riêng đối với Indonesia, nước này sẽ tập trung tuần tra ở ba khu vực: Biển Sulu, eo biển Malacca và vùng biển chung quanh các bờ biển của Thái Lan.

Bộ trưởng Quốc Phòng thông báo như trên trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp giữa ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia với hai đồng nhiệm Úc Julie Bishop và Marise Payne.

Tuy không phải là một quốc gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng Indonesia có căng thẳng với Trung Cộng trên vấn đề quyền đánh cá ở khu vực quần đảo Natuna và đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây. Đồng thời Jakarta đã đặt tên mới cho khu vực phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của mình, để khẳng định chủ quyền của Indonesia.

Về phần nước Úc, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng Canberra vẫn ủng hộ các hoạt động của hải quân Mỹ nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở vùng này. Tuy nhiên, Úc hiện chưa có kế hoạch tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ tại đây.

Mặc dù không phải là thành viên của ASEAN, nhưng nước Úc đón tiếp hội nghị thượng đỉnh của khối này trong hai ngày 17 và 18/03 tại Sydney, vào lúc mà Canberra đang thắt chặt quan hệ chính trị và thương mại với các nước Đông Nam Á trước đà lớn mạnh của Trung Quốc. (trích tin RFI)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt