Tình Hình Biển Đông

Trung Cộng công bố xây căn cứ hậu cần chiến lược ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa Việt Nam)

Trung Cộng từng bị phát hiện đưa hỏa tiễn phòng không ra đảo Phú Lâm vào tháng 5/2018 làm dấy lên nhiều lo ngại an ninh trong khu vực. Ảnh: ImageSat International.

Nhà cầm quyền cấp địa phương của Trung Cộng thông báo đã có cuộc họp về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cái gọi là “thành phố đảo” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 15/3, nhà cầm quyền cấp địa phương ở nơi gọi là “tỉnh Hải Nam” ngang nhiên công bố dự định phát triển cơ sở hạ tầng, biến đảo Phú Lâm và hai đảo lân cận là đảo Cây và đảo Duy Mộng trở thành “căn cứ hậu cần và dịch vụ chiến lược then chốt” của Trung Cộng. Cả 3 hòn đảo đều thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng hiện bị Trung Cộng chiếm đóng phi pháp.

“Chúng tôi sẽ lập kế hoạch kỹ lưỡng cho việc phát triển các đảo và rặng san hô dựa trên những chức năng khác nhau”, Zhang Jun, người được chỉ định là bí thư đảng ủy địa phương, cho biết. [Đọc tiếp]

Cố vấn an ninh Mỹ: Không để Trung Cộng biến Biển Đông thành tỉnh mới

Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Bolton

Fox News: Trong bài trả lời đài truyền hình Hoa Kỳ Fox News hôm 10/03/2019, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã tuyên bố rằng các hành động của Trung Cộng ở Biển Đông là điều “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Hoa Kỳ, theo ông Bolton, sẽ tiếp tục có những hoạt động nhằm ngăn Bắc Kinh biến Biển Đông thành “một tỉnh mới của Trung Cộng”.

Theo hãng tin Mỹ AP, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã khẳng định với phóng viên Maria Bartiromo của đài Fox News rằng “vấn đề an ninh mang tính chất hiện sinh của thế kỷ 21” đối với Mỹ là làm sao xử sự với Trung Cộng.

Ông Bolton xác định : “Trái ngược với mọi cam kết mà trước đây họ đã đưa ra, theo đó họ sẽ giải quyết các yêu sách lãnh thổ bằng đàm phán hòa bình, (Trung Cộng) đang chiếm lấy các bãi đá, rạn san hô và đảo (ở Biển Đông) và xây dựng các căn cứ quân sự trên đó”.

[Đọc tiếp]

Chiêu trò dân quân biển của Trung Cộng ở Biển Đông…

Đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa của Việt Nam nay Trung Cộng bồi đáp và xây phi đạo và công sự trên đó

Tuần qua rộ tin đồn đội tàu cá dân quân của Trung Cộng đã bao vây đảo Thị Tứ, đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường vốn quen thuộc với họ.
Thực hư của câu chuyện này vẫn đang là đề tài tranh cãi, nhưng có một sự thực không ai có thể phủ nhận: Đó là Trung Cộng đang dùng những đội tàu cá có vũ trang để “lách luật” trong tranh chấp lãnh hải với các nước nhỏ hơn.
Thị Tứ là một đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa, là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Cộng. Hòn đảo bị quân đội Philippines chiếm đóng từ năm 1960 đến nay. Trước đó, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã dựng một tấm bia tên đảo Thị Tứ, thỉnh thoảng có ghé ngang nhưng lại không đặt quân đồn trú thường trực như một số đảo khác.

Philippines đã lén lút đưa quân tới chiếm giữ. Trên đảo có phi đạo dài 1,260 mét mà Philippines cho sửa chữa lại trong thời gian qua. Họ có kế hoạch tân trang thêm cho phi đạo trong đầu năm nay thì bị Bắc Kinh cho các tàu tới phá rối. [Đọc tiếp]

Trung Cộng thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến ở Biển Đông (SCMP)

Tàu chiến Trung Cộng vừa kết thúc một tháng tập trận ở Biển Đông và khu vực ở phía tây và trung Thái Bình Dương bắt đầu từ 16/01

Theo tin của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) ngày 20/02/2019, Trung Cộng vừa kết thúc một tháng tập trận ở Biển Đông và khu vực ở phía tây và trung Thái Bình Dương, với sự tham gia của các đơn vị hải quân, không quân và tên lửa.

Các nhà quan sát quân sự được South China Morning Post trích dẫn cho rằng các cuộc tập trận này, bắt đầu từ ngày 16/01 và kéo dài 34 ngày, cho thấy quân đội Trung Cộng muốn thử nghiệm hệ thống chỉ huy sẽ được sử dụng khi xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ tên lửa của họ trên vùng biển này. [Đọc tiếp]

Biển Đông: FONOP vô hiệu với Trung Quốc, Mỹ cần biện pháp mạnh hơn

Tàu chiến Pháp (ngoài) cung với tàu chiến của Mỹ (trong) cùng hợp tác tuần tra FUNOP trên Biển Đông

Ngày 07/01/2019, khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần 3 thực thể ở quần đảo Hoàng Sa. Đây là chiến dịch lần thứ 9 được loan báo của chính quyền Washington.

Các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) đã trở nên thường xuyên hơn tại Biển Đông bất chấp các thách thức khá nguy hiểm của Trung Cộng. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng các chiến dịch của Hoa Kỳ không mấy hữu hiệu, và muốn thách thức các hành động xâm lấn của Trung Cộng trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần đến những biện pháp mạnh mẽ hơn nhiều.

Trong bài viết mang tựa đề khá châm biếm: “Các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ mất dạng trên biển – America’s Freedom of Navigation Operations Are Lost at Sea”, đăng trên tập san Hoa Kỳ Foreign Policy ngày 08/01 vừa qua, hai chuyên viên Mỹ Zack Cooper, thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute và Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) đã phân tích những lý do thất bại của Hoa Kỳ trong đối sách chống Trung Cộng ở Biển Đông, để đề ra một số biện pháp khắc phục. [Đọc tiếp]

Sau Brexit, Biển Đông vẫn là ưu tiên của Anh Quốc

Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Anh và Úc trong cuộc họp báo tại Sydney, Úc ngày 27/07/2017 (PETER PARKS / AFP)

Lời người post: Như vậy, Anh Quốc xem Biển Đông tức khu vực Đông Nam Á quan trọng hơn châu Âu ?  Brexit là Anh quốc muốn rời bỏ EU để đem hải quân đến khu vực Đông Nam Á bảo vệ Tự Do Hàng hải và chuẩn bị bắt tay thắt chặt với khối ASIAN.

Mất điểm tựa là châu Âu, Anh Quốc lại càng phải thiết tha hơn với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, với vùng Biển Đông, nơi “12 % tổng kim ngạch mậu dịch” của vương quốc Anh phải đi qua. Trên đây là nhận định được chuyên gia Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, đăng trên tạp chí The Diplomat trong ấn bản ngày 17/01/2019. 

Vào lúc nguy cơ không đạt được thỏa thuận ly dị với Liên Hiệp Châu Âu càng lúc càng cận kề, nguy cơ Anh Quốc mất hết những lợi thế kinh tế, thương mại và có thể là cả về mặt chiến lược với các đồng minh cũ ngày càng lớn, thiệt hại đối với nền kinh tế xứ này chưa biết đâu mà lường, thì câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn hậu Brexit, liệu rằng nước Anh có còn đủ sức củng cố vai trò tại vùng Viễn Đông như điều đã thấy từ hơn hai năm qua hay không ?

[Đọc tiếp]

Anh và Mỹ lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông

Chiến hạm Mỹ USS McCampbell – DDG85 (T) và Anh Quốc HMS Argyll -F231 – triển khai đội hình tập trận tại vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, ngày 15/01/2019 (US NAVY)

Trong một hành động chắc chắn sẽ làm Trung Cộng giận dữ, lần đầu tiên hai chiến hạm của Anh Quốc và Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tập trận chung kết thúc vào hôm nay 16/01/2019, trên vùng Biển Đông, nơi Trung Cộng đã xây dựng một số căn cứ trên các thực thể họ chiếm đóng.

Cuộc diễn tập được tổ chức trong tình hình Washington đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh để gây áp lực với Bắc Kinh.

Hãng tin Anh Reuters trích dẫn một thông cáo báo chí của Hải Quân Hoa Kỳ cho biết là khu trục hạm Mỹ có trang bị hỏa tiễn dẫn đường USS McCampbell, đặt căn cứ tại Nhật Bản, và tàu khu trục Anh HMS Argyll, đang được khai triển tại châu Á, cùng tiến hành một loạt bài tập thông tin liên lạc và những bài tập trận khác từ thứ Sáu 11/01 đến thứ Tư 16/01. Mục tiêu là nhằm “giải quyết các ưu tiên an ninh chung” của hai bên. [Đọc tiếp]

Thêm nghi vấn hải quân Trung Cộng giả ngư dân !

Tàu cá Trung Cộng – một trong 3 lực lượng chủ lực của hải quân nước này trên Biển Đông

Các tàu cá của Trung Cộng tăng rất nhanh ở Biển Đông. Philippines cho rằng Bắc Kinh đã tài trợ tiền để hải quân đóng giả làm ngư dân

Trích lời báo Philstar ở Philippines dẫn lời một giới chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Philippines lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ mới xuất hiện trên Biển Đông ngày 12/1. Nguồn tin cho biết:

“Chúng tôi biết một sự thật rằng Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Cộng đã cử người và tài trợ tiền cho lực lượng dân quân hải quân của nước này để cải trang thành các ngư dân trên hàng chục tàu dân sự trong khu vực. Điều này lý giải vì sao lượng tàu dân sự bỗng bất ngờ tăng đột biến trong khu vực nhóm đảo Kalayaan tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)” .
[Đọc tiếp]

VN chọc giận Bắc Kinh bằng ‘tự do hàng hải’ của Mỹ trên Biển Đông

Khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampbell (chiếc thứ ba) của Mỹ trong một cuộc thao dượt quân sự chung với các đối tác Ðông Nam Á trên Biển Đông (ảnh tư liệu ngày 16-11-2016)

Trong lúc Trung Cộng và Hoa Kỳ tiếp tục đấu với nhau trong các cuộc chiến thương mại và địa chính trị, Việt Nam cố tìm cách giữ thăng bằng trên Biển Đông đầy sóng gió, vừa tìm cách duy trì quan hệ chặt chẽ với Washington, vừa tìm cách tránh làm phật lòng Bắc Kinh – theo bình luận của các chuyên gia.

Cuối tuần qua, Hà Nội đã tận dụng vụ tranh cãi mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến chiến dịch tự họ hàng hải của Mỹ trong Biển Đông để không những bày tỏ ủng hộ đối với đồng minh phương tây của mình, mà còn tái khẳng định tuyên bố chủ quyền trong lãnh hải tranh chấp. [Đọc tiếp]

Trung Cộng đang kế hoạch chiến tranh với Mỹ và Ấn Độ, giới chuyên gia cảnh báo

Nhà phân tích Ian Easton. (Ảnh: Focus Taiwan)

Trung Cộng đang lên kế hoạch cho khả năng chiến tranh với Hoa Kỳ đối với hòn đảo tranh chấp Đài Loan và một cuộc xung đột có thể xảy ra với Ấn Độ, theo các chuyên gia có trụ sở tại Hoa Kỳ, tờ Express của Anh cho biết.
Và Trung tâm Vì lợi ích quốc gia (CNI) cho rằng các nỗ lực của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) nhằm mô tả “định hướng quốc phòng hòa bình” của quốc gia này là không đúng với thực tế. CNI cũng kêu gọi Hoa Kỳ hợp nhất vấn đề quốc phòng của Đài Loan vào kiến trúc quốc phòng khu vực của mình. [Đọc tiếp]

Lần thứ hai, Mỹ điều oanh tạc cơ B-2 đến Hawaii “dằn mặt” Trung Cộng

Oanh tạc cơ B-2 của Mỹ (Ảnh Wikipedia)

Ba máy bay dội bom tối tân B-2 Spirit và một đơn vị gồm 200 người của Mỹ đã được điều đến Căn Cứ Quân Sự Hỗn Hợp Trân Châu Cảng ở Hawaii vào ngày 11/01/2019 để tham gia huấn luyện ở Thái Bình Dương. Đây là lần thứ hai, máy bay B-2 được điều động ở Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Cộng, đặc biệt là những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo trang Business Insider, trích thông tin của Bộ chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, ba chiếc B-2 xuất phát từ căn cứ không quân Whiteman, ở Missouri, đến Hawaii nhằm trấn an các đồng minh và gửi thông điệp rõ ràng tới bất kỳ quốc gia nào đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực. [Đọc tiếp]

Pháp-Nhật lên án “thái độ hung hăng” của Trung Cộng trên biển Đông

Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly và ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian chào đón ngoại trưởng Nhật Taro Konvà bộ trưởng Quốc Phòng Takeshi Iwaya tại Brest (photo AFP)

Sau kỳ họp ngoại giao-quốc phòng lần thứ năm, theo công thức 2+2 hôm thứ sáu 11/01/2019 tại Brest, Pháp và Nhật cùng phản đối “thái độ hung hăng của Trung Cộng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông”. Hai bên thông báo “nâng cao hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các đơn vị quân đội Pháp đóng tại các đảo ở Nam Thái Bình Dương”.

Quyết tâm tăng cường hợp tác an ninh Pháp-Nhật được thể hiện trong cuộc họp báo chung hôm thứ Sáu tại quân cảng Brest, miền tây bắc nước Pháp, theo nhận định của hãng thông tấn NHK. Bốn quan chức cao cấp gồm ngoại trưởng Nhật Bản Kono Taro và bộ trưởng Quốc Phòng Iwaya Takeshi, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly cùng bày tỏ quan ngại “sâu sắc” và lên án “mạnh mẽ” Trung Cộng gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, làm tình hình căng thẳng. [Đọc tiếp]

Bắc Kinh tung tin “đã khai triển hoa tiễn diệt mẫu hạm” để dọa Mỹ?

Ảnh minh họa: Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tham gia cuộc tập trận Valiant Shield 2016 ở vùng biển Philippines. Ảnh 23/09/2016. U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Patrick Dionne

Theo báo Nhật Bản The Japan Times vào hôm nay, 10/01/2019, báo chí Trung Cộng mới đây đã loan tin rằng nước này đã cho khai triển ở miền tây bắc loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay. Tờ báo Nhật đã đặc biệt ghi nhận sự kiện thông tin này được tung ra hôm 08/01, tức đúng một ngày sau khi Mỹ lại cho chiến hạm tiến vào tuần tra “bảo vệ quyền tự do hàng hải” gần quần đảo Hoàng Sa trong tay Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Cộng, trích dẫn đài truyền hình nhà nước CCTV, thì hệ thống tên lửa được khai triển là loại hỏa tiễn đạn đạo DF-26, được cho là có tầm bắn từ 3,000 đến 4,000 km. Địa điểm bố trí các giàn tên lửa này là ở vùng cao nguyên và sa mạc miền tây bắc Trung Cộng.

Đánh cá ở Biển Đông: Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh

Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng biển quanh bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 16/06/2016 (Ảnh AFP)

Trước áp lực bảo đảm an ninh nguồn cung cấp trong nước và với tham vọng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, Bắc Kinh không ngần ngại chơi trò hai mặt với các nước láng giềng trong vùng Biển Đông. Trên đây là những nhận định chung của chuyên gia Sébastien Colin, nhà địa lý học và giảng viên Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (Inalco), trên kênh truyền hình France 24.

Biển Đông những năm gần đây đã thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, do những căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trung Cộng đã chiếm nhiều bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà một số  nước như Việt Nam, Philippines đều tuyên bố có chủ quyền. [Đọc tiếp]

Không để Trung Cộng tự tung tự tác, Anh kết hợp cùng Mỹ lập căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh hai tàu chiến của Mỹ

Anh được cho là đã có những tính toán nhất định khi thành lập căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông và kế hoạch này của London nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuần này tiết lộ Anh đang cân nhắc kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự mới tại châu Á, nhiều ý kiến đã hoài nghi rằng liệu London có đủ kinh phí hay tầm nhìn chiến lược để thực hiện kế hoạch này hay không.
Tuy nhiên, việc xem xét các sáng kiến quốc phòng của Anh gần đây cho thấy một căn cứ quân sự tại châu Á không phải là ý tưởng “bốc đồng”. Thay vào đó, đây là một kế hoạch hợp lý sau hàng loạt động thái mà Anh đã thực hiện trong những năm vừa qua. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt