Tàu cần cẩu TC Lam Kình di chuyển vào vùng biển VN, chuẩn bị đặt giàn khoan?
Tin VOA 3/9:
Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info, tàu Lam Kình của Công Ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam hôm 3/9. Nguồn tin dự đoán rằng có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến đào dầu trong vùng biển của Việt Nam.
Nhà báo Duan Dang trích dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết thêm rằng tọa độ của Lam Kình là 14°56’6.00″N/109°23’42.00″E ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào lúc 9 giờ 42 phút cùng ngày, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam, nghĩa là trong lãnh hải của Việt Nam, cũng là nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam đang hợp tác với Công Ty dầu khí Mỹ Exxon Mobil để khai thác. [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?
Elbridge Colby, nguyên Phó phụ tà bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ 2017-2018 và là một trong những tác giả chính của NDS 2018, cho thấy thêm góc nhìn thay đổi của chính quyền Hoa Kỳ lúc này.
Elbridge Colby là cháu nội của Giám Đốc CIA William Colby, trùm tình báo khét tiếng một thời trong những năm 1960 ở Sài Gòn và là Giám đốc CIA cảu Mỹ 1973-1976.
Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các ngành khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.
Một thế hệ chuyên viên mới về Trung Cộng của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống của các chiến lược gia cũ là đặt nặng về đối thoại. Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến Lược Quốc Phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Cộng được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington. [Đọc tiếp]
Tàu Trung Cộng tiến gần bờ biển Việt Nam gây thêm căng thẳng Biển Đông
Source (Reuters): https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea/chinese-ship-inches-closer-to-vietnam-coastline-amid-south-china-sea-tensions-idUSKCN1VE068
HÀ NỘI (Reuters) – Tàu khảo sát của Trung Cộng hôm thứ Bảy (24/08) đã mở rộng các hoạt động của nó đến một khu vực gần bờ biển của Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ và Úc lên án và quan tâm lo ngại đối với những hành động của Trung Cộng xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Haiyang Dizhi 8 lần đầu tiên vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) vào đầu tháng trước [tại Bãi Tư Chính], tại đó Haiyang Dizhi 8 bắt đầu một cuộc khảo sát địa chấn dài hạn, gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng giữa các tàu quân sự và hải cảnh của Việt Nam và Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Tin hot: Tình hình “nóng” tại Bãi Tư Chính Chính
Ngày 15/08/2019 tại trang Twitter của Ryan D. Martinson là Giáo sư Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Cộng tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho hay: “Chiến Hạm Quang trung của Việt Nam đã rời khỏi Cam Ranh” . Trên trang Twitter của ông có kèm theo hình ảnh chụp được từ trên không hoặc bằng cách nào đó…
2 Đại Tướng Không Quân Hoa Kỳ viếng Hà Nội, thăm Quốc Tử Giám
Quốc Tử Giám lúc đầu chỉ là Văn Miếu xây lên từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông. Tuy nói là Văn Miếu nhưng nơi đây không những là miếu thờ mà còn là trung tâm giáo dục của hoàng gia. Người học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi.
Năm 1076, Lý Nhân Tông lên ngôi cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Lúc đầu chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc thần quyền quý (quốc tử) nên gọi tên Quốc Tử Giám.
Năm 1253, đời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám đổi thành Quốc Học Viện cho thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc. Lúc đó Quốc Tử Giám như là trung tâm giáo dục nhân tài quốc gia. Đời Trần Minh Tông năm (1300-1357), Chu Văn An được mời làm hiệu trưởng đầu tiên của Trương Quốc Tử Giám gọi là Quốc Tử Giám Tư Nghiệp.
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người thi đổ Tiến Sĩ tại Quốc Tử Giám và nhà vua tổ chức 3 năm thi một lần
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám, trở thành cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, Quốc Tử Giám được lập tại kinh thành Huế.
Và năm 1947, Quốc tử Giám bị thực dân Pháp nã súng đại bác bắn sập nát.
Ngày 18/08/2019 Hai Đại Tướng Không Quân Hoa Kỳ: Đại tướng David L. Goldfein – Tham mưu trưởng không quân Mỹ và Đại Tướng Charles Q. Brown Jr. Tư lệnh Các lực lượng Không quân Ấn Độ-Thái Bình Dương cùng hai phu nhân đã đến thăm Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Với mục đích chuyến viếng thăm là “tập trung thảo luận về sự thắt chặt quan hệ đối tác và gia tăng hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông
Lời người post: Trong sự việc Trung Cộng đem tàu hải cánh hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng Bãi Tư Chính, trắng trợn xâm chủ quyền Việt Nam, mậc dù Bộ Ngoại Giao, cố vấn an ninh quốc gia và lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ có lên tiếng phản đối và đòi Trung Cộng rút ra khỏi Bãi tư Chính nhưng các nhà phân tích tình hình quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ chưa thoả mãn với những hành động của Mỹ vừa rồi, cho Mỹ ngủ quên thì Trung Cộng theo thời gian sẽ làm chủ Biển Đông, những phân tích như sau:
Những đám mây đen tiếp tục đè nặng lên chân trời Biển Đông, do những hành động khiêu khích của Trung Cộng tại các địa điểm khai thác dầu khí. Cùng với việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông gần đây, nhiều nhà quan sát đã phải thốt lên câu dự báo thời tiết vốn dành cho người đi biển: “Ráng đỏ vào lúc bình minh, cần cảnh giác !” (ý nói người đi biển khi có ráng đỏ vào lúc bình minh thì trời sẽ giông bảo, cần cảnh giác)
Tàu khảo sát của Trung Cộng trở lại vùng biển Việt Nam
Tin Reuters: Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Cộng hôm nay, 13/08/2019, đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chưa tới một tuần sau khi rời khỏi khu vực này.
Chiếc Hải Dương Địa Chất 8, mà theo Việt Nam đã rời khu vực bãi Tư Chính, Biển Đông, ngày 07/08, đã quay trở lại đây với sự hộ tống của ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Cộng, theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu trên biển.
Cũng với sự hộ tống của nhiều tàu hải cảnh Trung Cộng, Hải Dương Địa Chất 8 vào tháng trước đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, để gọi là “khảo sát địa chất” trên Biển Đông, vùng biển tranh chấp ngày càng trở thành một điểm nóng trên thế giới. Các tàu hải cảnh Trung Cộng cũng đã xâm nhập khu vực mỏ dầu của Việt Nam, nơi mà một giàn khoan của công ty dầu khí Nga Rosneft đang hoạt động.
Hà Nội đã mạnh mẽ lên án hành động nói trên của các tàu Trung Cộng và đã yêu cầu các tàu này rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Sau khi rời bãi Tư Chính ngày 07/08, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đến neo đậu tại Đá Chữ Thập, đảo mà Việt Nam và Philippines đòi chủ quyền, nhưng Trung Cộng đang kiểm soát và đã bồi đắp thành một đảo nhân tạo.
Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd nói về 3 trường phái chống Trung Cộng của Mỹ
Lời người post: Theo tài liệu phỏng vấn của báo Le Monde ngày 12/08 thì cựu Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, cho rằng hiện nay trong Toà Bạch Ốc có ba trường phái chống Tung Cộng với “ba mục tiêu khác nhau về tính chất dứt khoát”. Nhưng căn cứ vào những việc làm thực tế của Washington hiện nay thì không phải như vậy, mà sự thật cho thấy rằng Toà Bạch Ốc đang phối hợp cả ba trường phái mà ông Kevin Rudd đưa ra để chống Trung Cộng. Dưới đây là nội dung bản tin:
Trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Le Monde ngày 12/08/2019, chuyên gia nổi tiếng về Trung Cộng, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd không ngần ngại cho rằng Mỹ hiện nay không có chiến lược chống Trung Cộng. Lý do là vì ở ngay tại Toà Bạch Ốc, đang tồn tại ba trường phái với những mục tiêu khác nhau về tính chất dứt khoát. [Đọc tiếp]
Chúng ta phải nhìn Trung Cộng – những cơ hội và đe doạ – bằng đôi mắt trong sáng
Khi chiếc phản lực cơ J-8 của Hải quân Trung Cộng (PLAN) va chạm vào chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải Quân Mỹ, 70 cây số cách bờ biển của đảo Hải Nam. Cả hai chiếc máy bay đều lao đầu xuống biển Đông (biển Hoa Nam theo TC). Phi công TC tử thương, trong khi chiếc EP-3 bị hư hại nặng nhưng vẫn cố gắng hạ cánh được an toàn xuống đảo Hải Nam. Toàn bộ phi hành đoàn 24 người bị bắt giữ, được cho ăn uống nhưng bị Trung cộng giam giữ 11 ngày.
Sau đó phi hành đoàn được giao trả cho Hoa Kỳ, còn xác chiếc máy bay thì đến hơn 3 tháng sau mới được giao trả cho Hoa Kỳ trên chiếc Antonov của Nga, nhưng không vẹn toàn vì đã bị họ tháo rời thành mảnh. Đây là phép thử đầu tiên đối với chính quyền của Tổng thống Bush (con), người vừa mới lên nắm quyền được 10 tuần. Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu phải trực diện với các lối hành xử nguy hiểm, ăn cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ từ đó. [Đọc tiếp]
Tự Diễn Biến trong chiến lược Diễn Biến Hoà Bình
Trong chiến lược “Diễn Biến Hoà Bình” có một phần quan trọng là “Tự Diễn Biến” – “Tự Chuyển Hoá”. Nghĩa là người trong hàng ngũ CSVN tự ý thức mà quay về trong lòng dân tộc cùng toàn dân đứng lên kháng Tàu Cộng chống Cộng Sản Độc Tài tại Việt Nam để cứu nươc và thành lập thể chế tự do dân chủ. Qua clip video dưới đây, thấy một “giới chức” trong đảng CSVN đã thẳng thắn đưa vấn đề Tàu Cộng xâm lăng Việt Nam trong một buổi họp đông người. Đây là một hành động can đảm, những lời phát biểu mà người dân mong muốn:
Hot: Tình trạng về Trung Cộng xâm lăng Bãi Tư Chính
Theo tin Reuter vào lúc 3:46 sáng ngày gày 8 tháng 8 năm 2019 đưa tin: “Việt Nam xác nhận tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của mình, chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hàng tháng”
Dịch bản tin Reuters (những chữ trong […] là diễn giải của người dịch: HÀ NỘI (Reuters) – Một tàu khảo sát của China gây căng thẳng kéo dài một tháng với các tàu Việt Nam đã rời thềm lục địa Việt Nam, Bộ Ngoại giao Đông Nam Á [Việt Nam] đã xác nhận hôm thứ Năm.
Cuối ngày thứ Tư [7/8/2019], Reuters đưa tin rằng tàu Haiyang Dizhi 8, do Cơ quan Khảo sát Địa chất China điều hành, đã rời khỏi Khu vực Độc quyền Kinh tế của Việt Nam (EEZ) như sau: “Vào chiều ngày 7 tháng 8 [Thứ Tư], tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 đã ngưng các hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam và thềm lục địa phía Đông Nam [Việt Nam]”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi vị trí của các tàu China trong khu vực, bà Hằng nói thêm.
Từ đầu tháng 7, các tàu Việt Nam đã theo dõi các tàu China hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế [EEZ’s Vietnam], cuộc đối đầu mới nhất ở vùng biển này [bãi Tư Chính] là một điểm nóng mang tầm vóc bộc phát quốc tế khi mà Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của China.
Đài quốc tế RFI (Radi French International) cũng tường thuật sáng nay về nội dung căn cứ trên bản tin Reuters đưa ra sáng sớm hôm nay:
Tin Reuter cũng dựa vào nguồn tin của phát ngôn viên Cộng Sản Việt Nam Lê Thị Thu Hằng và đài RFI trích Reuters cũng cùng một “source” tin từ Bộ Ngoại Giao CSVN.
Tin của CSVN có đáng tin cậy hay không? Hay đưa tin phục vụ cho mục tiêu chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam? Chúng ta cần theo dõi và kiểm chứng bởi các nguồn tin quốc tế khác.
https://vietquoc.org
Tình hình Biển Đông đang leo thang nhanh chóng
Ngoài việc Trung Cộng xâm lăng bãi Tư Chính thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà khối ASEAN, các cường quốc trên thế giới chỉ trích và lo ngại. Tại Hoa Kỳ tkhông những Toà Bạch Ốc gồm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và Bộ Trưởng Ngoại Giao mà còn lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đều lên tiếng cáo buộc hành động xâm lăng của Trung Cộng và đòi họ rút lui khỏi vùng Bải Tư Chính. Chưa một lúc nào mà nuốc Mỹ từ Hành Pháp đến Lập Pháp ủng hộ cho một giải pháp quốc tế mạnh mẽ như vậy…
Hôm nay báo chí tây phương đưa tin: Hàng Không Mẫu hạm USS Ronal Reagan tuần tra trên Biển Đông trong khi Trung Cộng tập trận vào hai ngày 6 & 7/08 năm 2019. Đây cũng là một điều hi hữu khi HKMH của Mỹ thi hành nhiệm vụ trên vùng tập trận của đối phương.
Từ những sự kiện trên cho ta thấy tình hình Biển Đông có thể xẩy ra những biến cố bất ngờ.
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo về quân sự hóa Biển Đông
Tai Hà Nội hôm nay, 05/08/2019, Đại diện cao cấp về ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini cảnh báo là việc Trung Cộng “quân sự hóa” Biển Đông đang đe dọa hòa bình tại vùng biển tranh chấp này. Trung Cộng đã bị tố cáo khai triển nhiều chiến hạm, đặt nhiều vũ khí trên các đảo mà họ bồi đắp, tấn công các tàu cá, đặc biệt là của Việt Nam ở vùng Biển Đông.
Bà Mogherini thăm theo lời mời của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Phạm Bình Minh hôm nay, bà Federica Mogherini cho biết là Liên Hiệp Châu Âu rất quan ngại trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng đó không phải là những yếu tố thuận lợi cho môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực. [Đọc tiếp]
Vụ bãi Tư Chính: Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Cộng
Hôm 26/7, Dân Biểu Eliot Engel, Dân Biểu Liên Bang của tiểu bang New York thuộc đảng Dân Chủ – hiện là Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã thẳng thừng lên án Trung Cộng “can thiệp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, đồng thời ông khẳng định đứng về phía Việt Nam trong cuộc đối đầu giữa lực lượng Việt Nam và Trung Cộng đang diễn ra tại bãi Tư Chính trên biển Đông.
“Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, các hành động của Trung Cộng cấu thành sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)”, Dân Biểu Engel nói: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực của chúng tôi để lên án sự hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên quy tắc và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Cộng rút ngay lập tức tất cả các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này.” [Đọc tiếp]
Bãi Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng
Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Cộng vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Cộng tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết.