Tình Hình Biển Đông

Hoa Kỳ có thể vừa giúp Ukraine vừa ưu tiên châu Á như thế nào?

Hình minh họa: Cho rằng NATO ở châu Âu chưa đủ! Còn sức qua đến châu Á…

Trong khi một cuộc xung đột tại bờ Tây Thái Bình Dương đang ngày càng có khả năng xảy ra, Mỹ vẫn chưa chuẩn bị cho cuộc chiến này với sự ưu tiên cần thiết. Do đó, Mỹ cần phải ưu tiên khắc phục lỗ hổng này trên mọi phương diện bằng tất cả nguồn lực để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Cộng tại chuỗi đảo thứ nhất. Theo đó, vũ khí có thể giúp Mỹ đạt được mục tiêu này bao gồm HIMARS, ATACMS, GMLRS và UAV chiến thuật cũng như các hệ thống phòng thủ như Patriot, NASAMS, Harpoons, Stingers và Javelin mà quân phòng thủ Đài Loan hoặc Mỹ có thể sử dụng để làm suy yếu lực lượng Trung Cộng xâm lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Từ trái qua phải: Thủ Tướng Lee Hsien Loong của Singapore, Thủ Tướng Narendra Modi của Ấn Độ và Thủ Tướng Prayut Chan-o-cha của Thái Lan.

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Cộng trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt quấy rối ở Biển Đông

Ngày 11/7, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng ngừng can thiệp vào các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, và chấm dứt “hành vi quấy rối thường xuyên” các tàu của các quốc gia có quyền hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Tàu HD8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại bãi Tư Chính Việt Nam tháng 6/2023

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller đã đưa ra một tuyên bố vào đêm trước kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền tham vọng của Trung Cộng đối với các vùng biển tranh chấp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc và Solomon lại ký hiệp ước hợp tác an ninh…

Lời người post: Bao nhiêu nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Solomon vẫn còn đi sát với Trung Cộng

Thủ Tướng Solomon Sogavare gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10/07/2023

Ngày 10/7, Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận về hợp tác cảnh sát như là một phần của việc nâng cấp quan hệ của họ lên cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, bốn năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương rút khỏi quan hệ với Đài Loan và chuyển sang bắt tay với Trung Quốc.

Hiệp ước hợp tác cảnh sát nằm trong số 9 thỏa thuận được ký kết sau khi Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare gặp Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường tại Bắc Kinh, nhấn mạnh sự thay đổi chính sách đối ngoại của quốc gia ông.

Ông Sogavare đã đến Trung Cộng hôm 9/7 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi hai nước đạt được hiệp ước an ninh vào năm ngoái, trước sự báo động của Mỹ và các nước láng giềng bao gồm Úc, New Zealand. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại Trưởng Mỹ tiếp Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Cộng Sản Việt Nam Lê Hoài Trung

Antony Blinken gặp Trưởng Ban Đối Ngoại CSVN tại Washington DC ngày 29/06

Hôm qua, ngày thứ Năm 29 tháng 6, 2023 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tiếp Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Lê Hoài Trung, người đứng đầu về đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng. Giới quan sát nhận định rằng cuộc gặp này có thể dẫn tới khả năng Nguyễn Phú Trọng sang thăm Toà Bạch Ốc vào cuối tháng 7. 
Ngoại trưởng Mỹ gọi cuộc gặp với ông Trung là “hữu ích”. Ông viết trên Twitter: “Chúng tôi đã thảo luận về cách chúng ta có thể nâng cao và củng cố hơn nữa Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Hoa Kỳ-Việt Nam, quan hệ đã đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong hơn mười năm qua”.
Ông Blinken đăng hình ảnh các quan chức hai bên gặp nhau tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có sự tham dự của ông Daniel Kritenbrink, Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, và ông Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng 15-30/06/2023

HKMH USS Ronald Reagan của Mỹ cập bến Đà Nẵng 25/06

Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan đến thăm Đà Nẵng từ 25-30/6/2023. Lần gần nhất Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ ghé hải cảng Việt Nam là tháng 3/2020. Một chuyến thăm khác được cho là đã có hẹn trước vào tháng 7/2022 nhưng bị Việt Nam hủy sau đó.

Theo nguồn tin của BBC, chuyến thăm của đội tàu Hải Quân Hoa Kỳ dự kiến gồm Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan (CVN-76), soái hạm hộ vệ Hàng Không Mẫu Hạm số 5 (CSG 5), cùng tàu tuần dương USS Antietam (CG 54) và tàu tuần dương USS Robert Smalls (CG 62) sẽ cập hải cảng thành phố Đà Nẵng từ ngày 25-30/6/2023. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyến thăm Trung Cộng của Blinken chỉ làm Mỹ–Trung không hoàn toàn trở mặt

Bên trái ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, bên phải Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2023

Chuyến thăm Trung Cộng theo kế hoạch của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tháng 2 đã bị hoãn lại cho đến ngày 18/6, điều này cho thấy ngoại giao Trung-Mỹ đang gặp khó khăn trầm trọng, hai bên khó ngồi với nhau. Chuyến đi của ông Blinken tới Bắc Kinh không phải để tìm kiếm sự phục hồi trong quan hệ Mỹ–Trung, mà chỉ để ngăn hai bên trở mặt hoàn toàn và dẫn đến xung đột. Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) càng sợ xung đột chiến tranh, những người lãnh đạo ĐCST đã nhiều lần làm xáo trộn quan hệ Trung-Mỹ, giờ họ cần tuyên truyền trong nội bộ để trốn tránh trách nhiệm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Trung bất đồng nhiều vấn đề sau ngày đầu Blinken viếng thăm Bắc Kinh

Bên trái ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, bên phải ngoại trưởng Trung Cộng Tần Cương tại Bắc Kinh ngày 18/06/2023

Bản tin từ tờ The Christan Science Monitor cho biết: Mỹ-Trung bất đồng nhiều vấn đề sau ngày đầu Blinken viếng thăm Bắc Kinh

Hoa Kỳ và Trung Cộng đã không vượt qua được những bất đồng chính yếu đôi bên, tuy đã có cuôc thảo luận thẳng thắn và xây dựng và đồng ý tiếp tục đàm phán, tìn từ các giới chức Hoa Kỳ và Trung Cộng cho biết hôm Chủ nhật.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoả tiễn Tomahawk của Mỹ làm Trung Cộng run sợ (3)

Có nhiều lý do mà Trung Cộng chưa dám tấn công Đài Loan vì sợ Mỹ – Một trong những lý do quan trọng đó là hoả tiễn Tomahawk tối tân của Mỹ như lưỡi kiếm răn đe lơ lững trên đầu Trung Cộng. Video dưới đây cho ta thấy khả năng tác chiến của hoả tiễn Tomahawk nếu chiến tranh xảy ra ở Đài Loan, Biển Đông và Biển Nhật Bản (xem video dưới đây)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những vũ khí ưu việt của Mỹ làm Trung Cộng run sợ (1)

Có nhiều lý do mà Trung Cộng chưa dám tấn công Đài Loan vì sợ Mỹ – Một trong những lý do quan trọng là vũ khí của Trung Cộng còn thua xa Mỹ. Video dưới đây cho ta thấy thấy sự thua kém đó.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?

Tàu chiến Trung Cộng (trái) cắt ngang mũi Tàu Chiến Hoa Kỳ (phải) tại Eo Biển Đài Loan ngày 03/06/2023

Khi một tàu chiến Trung Cộng áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ gần 140m ở Eo biển Đài Loan hôm 3/6 và buộc tàu này phải giảm tốc độ, đây là lần thứ hai trong vòng vài ngày mà Trung Cộng và Hoa Kỳ xuýt gặp một tai nạn lớn.
Cuối tháng trước, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng bay trước mũi một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trên Biển Đông, khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích.
Sau cuộc chạm trán tàu chiến hôm 3/6, Tòa Bạch Ốc cáo buộc Trung Cộng “ngày càng hung hăng”. Còn Trung Cộng thì nói hoạt động quân sự như vậy của Mỹ trong vùng biển quốc tế là “cố tình khiêu khích rủi ro”.
Đây là lý do tại sao những cuộc chạm trán cận kề giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể tiếp tục.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng Mỹ-Trung chi phối Đối thoại An ninh châu Á Shangri-La

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đến dự một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 02/06/2023, Singapore. AP – Vincent Thian

Hôm nay, 02/06/2023, Đối thoại An ninh châu Á Shangri-La khai mạc tại Singapore và kéo dài cho đến Chủ Nhật 04/6. Theo giới quan sát, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chi phối hội nghị, vì đây là dịp để hai siêu cường tranh giành ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương.  

Đối thoại An ninh Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức hàng năm tại Singapore, với sự tham dự của giới lãnh đạo quân sự, chính trị, ngoại giao, các tập đoàn sản xuất vũ khí và các nhà phân tích an ninh quốc tế. 

Theo Reuters, thủ tướng Úc Anthony Albanese có bài diễn văn quan trọng đầu tiên vào tối nay, trước khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin và tân bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc có những bài phát biểu được dự báo là sẽ “đả kích” nhau vào cuối tuần.   [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ “xoay trục” đối đầu với Trung Cộng ở châu Á-Thái Bình Dương ra sao?

Sách “The Pivot” của Kurt Campbell (Ảnh: internet)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Từ đầu của thập niên 2010, ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã đầu tư các khoản tiền lớn cho binh chủng Phòng Không và Không Quân nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu tiềm ẩn với Trung Cộng – một quốc gia mà Mỹ xem như “kẻ thù chính (principal enemy)” trong thế kỷ thứ 21 nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương. Sự tăng cường sức mạnh này đã diễn ra dựa trên chính sách “Xoay Trục châu Á” – từ học thuyết “The Pivot (Xoay Trục)” của lý thuyết gia Kurt M. Campbell, nguyên là Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời TT Obama, hiện là Điều Phối Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó “The Pivot” đã được in thành sách và ngay trang đầu có viết: “The Pivot là thuộc về tương lai. Ở đó khám phá phương cách Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược mới để xác định vị trí của mình nhằm điều phối phương Đông. Đồng thời đưa ra lời tuyên bố rõ ràng và ứng xử tài tình của những người thi hành nhiệm vụ chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai”.

Như vậy, “The Pivot” đã bắt đầu từ thời cựu Tổng Thống Barack Obama. Một sự thay đổi lớn của Mỹ nhằm định hình lại chính sách quân sự, ngoại giao và thương mại của mình cho phù hợp để đối đầu với Trung Cộng được đẩy mạnh liên tục từ cựu TT Obama tiếp nối cựu TT Trump cho đến TT Biden hiện nay.

Chính sách này của Mỹ sau đó ít lâu có một tên khác nhưng cùng ý nghĩa là “tái cân bằng (rebalancing)” – Sở dĩ Mỹ dùng “tái cân bằng” vì sau khi Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam thì xem như phủi tay và không quan tâm đến vùng địa chính trị này nữa mà chỉ tập trung vào vùng Vịnh (Trung Đông), nơi có nhiều mỏ dầu và cũng là nơi chiến lược gia người Mỹ gốc Do Thái Henry Kissinger chủ trương phải tập trung đến. Giờ đây, nguy hiểm hai nơi (vùng Vịnh và Đông Nam Á) như nhau thì mỹ phải “cân bằng” lực lượng để đối phó gọi là “tái cân bằng”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng thống Biden sắp ký hiệp ước quốc phòng với Papua New Guinea nhằm chống Trung Cộng

Papua New Guinea

Theo Reuters: Bộ trưởng Ngoại giao của Papua New Guinea cho biết Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký các thỏa thuận quốc phòng và giám sát với Papua New Guinea trong chuyến thăm nhằm nâng cao tầm quan hệ chiến lược quan trọng của đảo quốc ở phía Nam Thái Bình Dương này.

Papua New Guinea là một quốc đảo vùng phía Tây Nam Thái Bình Dương, phía bắc Úc gồm nửa phía đông của đảo New Guinea và các đảo ngoài khơi của nó gần quần đảo Solomon. Thủ đô là Port Moresby. Đảo quốc này lớn thứ ba các đảo trên thế giới thế giới có diện tích 462,840 km2, diện tích gần gấp rưởi diện tích Việt Nam. Dân số gần 17 triệu người.

Nước Úc cai trị Papua New Guinea gần 60 năm, sau đó quốc đảo này thiết lập chủ quyền và được độc lập năm 1975. Từ năm 1976 và đã nộp đơn xin trở thành thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung các quốc đảo Cộng Đồng Thái Bình Dương và Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết những thách thức từ Trung Cộng…

Tướng Charles A. Flynn Tư lệnh lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

Tướng chỉ huy Lục Quân Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gần đây đưa ra quan điểm cơ bản về những thách thức do Trung Cộng tăng cường quân sự trong khu vực, cho biết tình trạng thiếu đạn dược là một trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ nên củng cố để ngăn chặn hiệu quả sự xâm lược của Trung Cộng.
“Tôi đã theo dõi các lực lượng trên bộ quân đội Trung Cộng từ năm 2014”, Tướng Tư lệnh Charles A. Flynn của Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói với cử tọa ở Washington vào tuần trước. Khi ông đang trong một kỳ nghỉ hè hiếm hoi ngoài Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi ông bắt đầu với tư cách là Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh 25 của Hoa Kỳ đóng tại Hawaii.

Ngồi bên cạnh bà Bộ Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ Christine Wormuth, tướng Flynn mô tả lực lượng quân sự của Trung Cộng là khác thường và “đang đi theo quỹ đạo lịch sử”, lưu ý rằng “họ đang diễn tập, thực hành, thử nghiệm và họ đang chuẩn bị những lực lượng này cho một điều gì đó”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt