Hoa Kỳ có thể vừa giúp Ukraine vừa ưu tiên châu Á như thế nào?

Hình minh họa: Cho rằng NATO ở châu Âu chưa đủ! Còn sức qua đến châu Á…

Trong khi một cuộc xung đột tại bờ Tây Thái Bình Dương đang ngày càng có khả năng xảy ra, Mỹ vẫn chưa chuẩn bị cho cuộc chiến này với sự ưu tiên cần thiết. Do đó, Mỹ cần phải ưu tiên khắc phục lỗ hổng này trên mọi phương diện bằng tất cả nguồn lực để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Cộng tại chuỗi đảo thứ nhất. Theo đó, vũ khí có thể giúp Mỹ đạt được mục tiêu này bao gồm HIMARS, ATACMS, GMLRS và UAV chiến thuật cũng như các hệ thống phòng thủ như Patriot, NASAMS, Harpoons, Stingers và Javelin mà quân phòng thủ Đài Loan hoặc Mỹ có thể sử dụng để làm suy yếu lực lượng Trung Cộng xâm lược.

Ngoài ra, nó cũng có những thứ khác ngoài vũ khí, bao gồm tiền bạc, vốn liếng chính trị, nguồn lực tình báo, sự chú ý và năng lực của cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, các nỗ lực trên không có nghĩa là Mỹ nên ngừng trợ giúp Ukraine. Ngược lại, Mỹ có lợi ích quan trọng đối với sự sống còn của Ukraine. Trên hết, nếu Nga sáp nhập Ukraine hoặc làm suy yếu Ukraine đến mức có thể sử dụng Ukraine làm cơ sở cho các cuộc tấn công chống lại NATO, thì một Moscow dường như đang huy động đối đầu lâu dài với phương Tây sẽ gây ra mối đe dọa trực tiếp và đáng kể hơn đối với Châu Âu. Có ba cách để Mỹ có thể vừa giúp Ukraine vừa ưu tiên phòng thủ chuỗi đảo thứ nhất tại châu Á. Đầu tiên, Mỹ cần phải tạo động lực cho các nước châu Âu đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine. Washington có thể giúp thay đổi tính toán của các quốc gia chủ chốt bằng cách thay đổi động cơ để họ gánh vác nhiều gánh nặng hơn, bằng cách nâng cao và hỗ trợ nỗ lực của các nhà lãnh đạo như Ba Lan cũng như bằng cách tăng cường áp lực lên những nước tính toán như Đức. Đồng thời, Mỹ cũng cần phải làm rõ rằng việc tập trung vào Thái Bình Dương có thể giúp ích cho nỗ lực này. Kế đến, Ngũ Giác Đài cũng có thể đưa những hệ thống vũ khí sắp hết hạn sử dụng như chiến đấu cơ A-10, F-16, F-15 và F/A-18, và một số loại xe tăng, chiến đấu bộ binh cho đến các loại đạn pháo, đạn vũ khí hạng nhẹ cho Ukraine. Thêm vào đó, Washington cũng có thể cung cấp cho Ukraine nhiều khí tài được dự trữ tại các nước châu Âu, những hệ thống chiến đấu mặt đất lý tưởng cho chiến trường châu Âu và không cần thiết cũng như thậm chí không hữu ích cho một tình huống dự phòng của Trung Cộng, chẳng hạn như các loại xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân hơn, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và pháo tự hành. Hơn nữa, theo thời gian, Mỹ có thể và nên hồi sinh các cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình để nhanh chóng sản xuất nhiều loại vũ khí và nền tảng ở quy mô lớn hơn nhiều. Khôi phục sức mạnh công nghiệp quốc phòng của Mỹ sẽ giúp cải thiện nhiều đánh đổi khó khăn mà chúng ta hiện đang phải đối mặt, cho phép chúng ta không chỉ bảo đảm lực lượng của mình được trang bị tốt hơn mà còn trang bị vũ khí cho các đồng minh để gánh vác nhiều hơn trách nhiệm tự vệ. 

NATO đang khơi mào chiến tranh với Trung Cộng?

Dù thách thức từ Trung Cộng được dự đoán sẽ trở nên quan trọng trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua, nhưng cách mà liên minh mô tả Bắc Kinh cho thấy Mỹ và đồng minh đang cố gắng đối đầu với Tập trong một cuộc chiến tranh lạnh mới. Một phe trong NATO, chịu ảnh hưởng của Washington, đã cố gắng tăng cường tình cảm chống Trung Cộng trong một thời gian khá dài. Kể từ đó, nhóm này đã thể hiện một cách phô trương chủ nghĩa cấp tiến, sự lo lắng, sự hung hăng và sự can thiệp bốc đồng vào các vấn đề của Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, việc Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand được mời đến dự cũng gửi một thông điệp rõ ràng về ý định của liên minh quân sự này nhằm mở rộng sự hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc điều động chiến lược phức tạp do NATO và Mỹ lên kế hoạch trong ván cờ mở rộng này chứa đầy những rủi ro và sự bất định cố hữu. Trước đó, vào năm 2019, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng liên minh sẽ không nhúng tay vào Biển Đông. Trong cùng năm, quan điểm về Trung Cộng, vốn không được chú ý nhiều, lần đầu tiên được NATO thừa nhận, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc liên minh quân sự công nhận tầm quan trọng chiến lược của Bắc Kinh. Hai năm sau đó, NATO dần dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tham vọng và những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ từ Trung Cộng. Nhưng chỉ sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu, Trung Cộng mới trở nên đáng chú ý trong tài liệu khái niệm chiến lược năm 2022 của NATO, vốn dành nhiều sự chú ý hơn so với trước đây. Để đối phó với thách thức từ Trung Cộng, NATO đã có các cuộc đối thoại thường xuyên và bền vững với các đối tác quan trọng của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí còn thảo luận về kế hoạch thành lập văn phòng tại Tokyo. Trong khi nỗ lực của NATO thành lập văn phòng liên lạc ở Tokyo chưa thành hiện thực, tổ chức này có thể theo đuổi các cách tiếp cận khác để khẳng định sự hiện diện của mình ở Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm thúc đẩy quan hệ song phương đáng kể với các đối tác khu vực được chỉ định và thậm chí, có khả năng tham gia vào các hoạt động quân sự chung. Những hành động như vậy sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Nghiên Cứu Quốc Tế

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt