Biển Đông, gia sản của Đông Nam Á và là sân nhà của mọi quốc gia
Bài phát biểu của ông DAVID R. STILWELL – Phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á ,
16/7/2020
Bằng tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên một diện tích lớn hơn so với địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập niên của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.
Cảm ơn, Greg. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh. Tôi đánh giá CSIS cao vì thường xuyên mời những học giả hàng đầu về Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Biển Đông nói riêng. Các công trình của CSIS là một nguồn lực vô cùng quý giá cho tất cả chúng ta.
Đây là một cuộc thảo luận kịp thời và quan trọng. Trong những tháng gần đây, trong khi thế giới tập trung vào cuộc chiến chống lại Virus Vũ Hán (COVID-19), Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng – TC) đã tăng mạnh mẽ chiến dịch áp đặt một trật tự “sức mạnh tạo ra quyền” ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nỗ lực làm suy yếu các quyền theo chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và ngăn họ tiếp cận nguồn tài nguyên ngoài khơi – nguồn tài nguyên thuộc về những quốc gia đó, chứ không phải Trung Cộng. Bắc Kinh muốn giành vùng lãnh hải này cho riêng họ. Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế với việc cai trị bằng các mối đe dọa và ép buộc. [Đọc tiếp]
Áp lực của Trung Cộng khiến Việt Nam mất một tỷ USD ở Biển Đông
Bill Hayton Phóng viên BBC, nhà nghiên cứu Biển Đông
Tác giả bài viết này cho hay Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Cộng. Một nguồn tin thông thạo trong ngành dầu khí nói với BBC rằng công ty Dầu khí PetroViệt Nam đã đồng ý trả tiền cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập ThốngNnhất về việc trả chocác thỏa thuận “chấm dứt” và “bồi thường”.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Repsol nói ông “không muốn xác nhận hay phủ nhận về số tiền” nhưng việc đọc phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy có một khoản tiền rất lớn có liên quan.
Tin này được đưa ra trong tình hình có đợt đối đầu mới ở Biển Đông. Con ty năng lượng của Nga Rosneft đã bị buộc phải tạm dừng kế hoạch khoan dầu ngoài khơi, dường như cũng vì áp lực của Trung Cộng.
Đầu tháng này, Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Cộng đồng thời tiến hành tập trận quy mô lớn trong khu vực, hành động này cho thấy sự cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn giữa hai cường quốc ở trong khu vực.
Mỹ sẽ ủng hộ các quốc gia tuyên bố Trung Cộng vi phạm chủ quyền trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Tư (15/7) nói rằng Washington sẽ ủng hộ các quốc gia khẳng định Trung Cộng vi phạm tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ trên Biển Đông. Nhưng ông Pompeo cũng đề nghị rằng Mỹ sẽ ủng hộ các nước thông qua ngoại giao thay vì các biện pháp quân sự.
Trao đổi với phóng viên trong cuộc họp báo hôm 15/7, Ngoại trưởng Pompeo cho hay: “Chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các nước trên thế giới thừa nhận Trung Cộng đã đang vi phạm các tuyên bố lãnh thổ hợp pháp của họ, cũng như các tuyên bố về [chủ quyền] hàng hải”.
“Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ sự trợ giúp mà chúng tôi có thể, hoặc là thông qua các tổ chức đa phương, hoặc thông qua ASEAN, hoặc thông qua các phản ứng hợp pháp, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ mà chúng tôi có thể”, ông Pompeo nói.
Úc sẽ tham gia tập trận của “Bộ tứ” nhằm đối phó Trung Cộng
Đài truyền hình Úc, ABC hôm 14/07/2020 cho biết có nhiều khả năng Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cùng với Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng.
Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước “Quad” đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Chuyển ngữ: tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Biển Đông ngày 13/07/2020
Vị trí của Hoa Kỳ về yêu sách hàng hải ở Biển Đông
Thông cáo báo chí
Michael R. Pompeo, Secretary of State
Hoa Kỳ bảo vệ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hiện nay, chúng tôi [Hoa Kỳ] đang tăng cường chính sách của Mỹ như sự sống còn ở vùng gây tranh chấp trong khu vực Biển Đông (The South China Sea). Chúng tôi tuyên bố rõ rằng: Bắc Kinh, đòi hỏi yêu sách đối với hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, đó là hành động bắt nạt để kiểm soát vùng Biển Đông.
Ở Biển Đông, Hoa Kỳ tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo luật pháp quốc tế, duy trì giao thông thương mại trên biển không bị cản trở và chống lại mọi nỗ lực sử dụng sức mạnh cưỡng chế hoặc ép buộc của kẻ mạnh để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ sâu sắc những quyền lợi với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên các quy luật của nó. [Đọc tiếp]
Mỹ chính thức bác bỏ yêu sách của Trung Cộng về Biển Đông
Theo hãng tin AP, hôm thứ Hai (13/7), chính phủ Mỹ đã chính thức phát đi tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách lãnh thổ chính của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 phát đi tuyên bố cho hay: “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và chiến dịch bắt nạt để kiểm soát vùng biển này của họ cũng là bất hợp pháp”.
Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ trước đây đã từng gọi các hoạt động của chế độ Trung Cộng tại vùng biển này là “bất hợp pháp”, nhưng tuyên bố nêu trên của Ngoại trưởng Pompeo đại diện cho sự phản đối chính thức của Mỹ về các yêu sách cụ thể của Bắc Kinh. Sự phản đối này của Washington phù hợp với phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế. Philippines đã thách thức các yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông và năm 2016, Manila đã đưa vụ tranh chấp lãnh hải này ra tòa án quốc tế. [Đọc tiếp]
Chuyên gia Úc: Trung Cộng đụng Mỹ là “phá sản”
Giấc mơ siêu cường của Trung Cộng có thể không trở thành hiện thực khi nước này đang đối đầu với một cường quốc toàn cầu, đó là Mỹ. Đó là nhận định của chuyên gia Salvatore Babones được báo EurAsian Times ngày 10-7 trích dẫn.
Ông Salvatore Babones, một học giả tại Trung tâm các Nghiên cứu Độc lập ở Sydney, nhận định: “Trung Cộng dùng công cụ giá rẻ là gạch đá và gậy gộc để đối phó với Ấn Độ ở cao nguyên Ladakh nhưng cuộc đối đầu với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương (Biển Đông) sẽ vô cùng tốn kém”.
“Đây dường như là một kế hoạch xa xỉ mà Trung Cộng với tốc độ phát triển chậm chạp thời hậu Virus Vũ Hán khó lòng kham nổi. Trung Cộng tỏ ra rất giàu có và sẵn sàng vung tiền cho kế hoạch đó nhưng trên thực tế, số thặng dư ngân hàng của Bắc Kinh không tương xứng với những gì họ thể hiện” – ông Babones nói. [Đọc tiếp]
Báo Hoa ngữ: các tướng “diều hâu” Trung Cộng nói cần thay đổi cách nhìn về Mỹ và quan hệ Trung – Mỹ
Đới Húc và Kiều Lương, hai tướng lĩnh Trung Cộng trước đây bị coi là “diều hâu”, gần đây đã viết bài về cuộc xung đột Trung-Mỹ, đều có cùng một quan điểm cốt lõi: thực lực Trung Cộng hiện nay không thể đối đầu với Mỹ.
Theo bản tin Hoa ngữ BackChina ngày 8/7, hai viên tướng này mức độ nào đó đại diện cho suy nghĩ của tầng lớp những người ra quyết định. Họ cho rằng, trong tình hình quốc tế hiện nay, tư duy kiểu “Chiến Lang” sẽ chỉ mang đến những thảm họa bất tận cho Trung Cộng. Lối thoát duy nhất cho Trung Cộng là hòa bình chứ không phải chiến tranh… [Đọc tiếp]
Tướng CSVN Nguyễn Chí Vịnh phản pháo đại diện Trung Cộng, ‘quan ngại’ diễn biến trên Biển Đông
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng Tướng [CSVN] Nguyễn Chí Vịnh đã phản pháo phát biểu của một đại điện Trung Cộng tại hội nghị trực tuyến của các giới chức cao cấp quốc phòng trong khu vực khi cho rằng vấn đề Biển Đông đang gây “quan ngại” chứ không “làm chúng ta yên tâm.”
Sau khi đại diện Trung Cộng Song Yanchao, phó giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Trung Cộng phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Các giới chức quốc phòng cao cấp ASEAN mở rộng tại Hà Nội hôm 7/7, Thượng tướng Vịnh nói Việt Nam hoan nghênh việc Trung Cộng “đề cao vai trò trung tâm của ASEAN cũng như bày tỏ mong muốn có được một mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và xử lý tốt vấn đề Biển Đông.”
“Tuy nhiên, không thể nói rằng vấn đề Biển Đông đang làm cho chúng ta yên tâm mà rõ ràng cái đó hiện nay đang gây ra những quan ngại, đã được thể hiện trong hội nghị ADSOM (ASEAN Defense Senior Officials Meeting Plus) mà chúng ta tổ chức cách đây 1 tháng,” ông Vịnh nói. [Đọc tiếp]
Tàu Trung Cộng lại tiến sát giàn khoan trên Bãi Tư Chính của Việt Nam
Theo trang tin ANI (Asia’s Premier News Agency), các chương trình (bằng software) theo dõi tàu biển cho hay tàu Trung Cộng lại xuất hiện tại Bãi Tư Chính và tiến sát đến giàn khoan Lan Tư. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Cộng vào sát các công trình trong vùng biển của Việt Nam, chỉ cách hơn 1 hải lý.
Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 đã đi vào phạm vi 30 hải lý giàn khoan Việt Nam hôm thứ Hai. Theo đài RFA, trước đó chưa đầy một tuần, Trung Cộng cũng gửi tàu thăm dò tới Biển Đông, và hiện con tàu này đang đi tuần gần Lô 06.01, một khu vực khoan dầu mà Việt Nam đã ký hợp đồng thăm dò khai thác với Hãng Rosneft của Nga. Năm ngoái việc Việt Nam lên kế hoạch khai thác ở lô này đã khiến Trung Cộng gửi tàu hải giám trang bị vũ khí hạng nặng cùng với tàu thăm dò địa chất tới để khiêu khích Việt Nam. [Đọc tiếp]
Hai HKMH Mỹ tập trận Biển Đông, tàu Trung Cộng đứng nhìn
Hai hàng không Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ đang tập trận ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông trong khi tàu hải quân Trung Cộng chạy quanh 2 pháo đài nổi này, một tư lệnh chỉ huy nói với tờ Reuters hôm 6/7.
“Họ đã thấy chúng tôi và chúng tôi cũng thấy họ”, Đề Đốc James Kirk của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz nói.
Fox News cũng xác nhận chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng hai hạm đội hộ tống đang tập trận tại Biển Đông từ ngày 4/7, ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Eo biển Bashi: một điểm đối đầu quan trọng Mỹ-Trung
Lời người post: Eo biển Bashi hay Bashi channel là một eo biển nằm giữa miền bắc Philippines và Đài Loan, thuộc vùng biển Luzon của Thái Bình Dương. Đây là một eo biển quân sự quan trọng trong toàn bộ kế hoạch Biển Đông của Hoa Kỳ.
Eo biển Bashi là tuyến đường thủy giữa đảo Y’Ami của miền Bắc Philippines và Đảo Hoa Lan của Đài Loan. Nó bị những cơn bão gió trong thời kỳ mưa thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12 trong năm. Là một vị trí quan trọng cho các hoạt động giao thông và vị trí quân sự quân sự thế giới. Về giao thông tàu chuyên chỏ hàng hoá qua Biển Đông ra Eo biển Bashi vào biển Nhật Bản, về quân sự chận được eo biển này là làm chủ con đường từ phía Bắc Biển đông ra Thái Bình Dương – cũng là nút chận quân sự quan trọng trên Biển Đông.
Đài Loan và Philippines tranh chấp quyền sở hữu eo biển này vì cả hai bên đều cho rằng theo Luật Quốc Tế về Biển UNCLOS 1982 thì vùng biển nay nằm cách bờ biển của họ 200 hải lý. Dưới lòng eo biển này là nơi đặt để hệ thống dây cáp về truyền thông Internet khiến nó trở thành một vị trí quan trọng của thế kỷ truyền thông Internet. Vào tháng 12/2006, một trận động đất ngầm dưới đáy biển với 6.7 độ richter đã cắt một số dây cáp dưới biển gây ra tắc nghẽn hệ thống truyền thông tin học đáng kể kéo dài vài tuần. [Đọc tiếp]
Trung Cộng tập trận ở quần đảo Hoàng Sa, Mỹ điều động B-52H đến
Bộ tư lệnh không kích toàn cầu (AFGSC) thuộc không quân Mỹ, vào tối 5/7 (giờ Việt nam) xác nhận một máy bay ném bom chiến lược B-52H đã tham gia tập trận chung với hai chiếc hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông.
Chiếc B-52H đã cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale thuộc tiểu bang Louisiana và bay suốt 28 tiếng tới Biển Đông rồi mới hạ cánh xuống căn cứ Andersen trên đảo Guam ngày 4/7. [Đọc tiếp]
Áp chế Trung Quốc, Mỹ điều quân từ Đức sang châu Á-Thái Bình Dương
Đối mặt với Trung Cộng – “thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, theo mô tả của một giới chức chính quyền Trump, quân đội Hoa Kỳ sẽ bắt tay vào việc tái phân bổ lực lượng quân sự toàn cầu, theo báo Nikkei.
Vài ngàn binh sĩ hiện hiện đang đồn trú ở Đức dự kiến sẽ được tái phân bổ đến các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Úc. [Đọc tiếp]