Tình Hình Biển Đông

Trung Cộng bị các nước Châu Âu quay mặt!

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Nước Mỹ đang vào mùa bầu cử, các hoạt động ngoại giao chỉ cầm chừng hay ngưng đọng vì hầu hết các chính khách lo việc tranh cử. Từ thống đốc tiểu bang đến toàn thể Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và Tổng Thống đều phải bầu lại… ai ở, ai đi khó mà biết được, đều do là phiếu của người dân Mỹ quyết định. Lợi dụng tình hình đó, Trung Cộng tung một đòn ngoại giao qua Châu Âu.  Tập Cận Bình cử hai nhà ngoại giao cao nhất của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là Dương Khiết Trì và Vương Nghị du thuyết Châu Âu để sửa bộ mặt hắc ám bị các quốc gia trên thế giới nghi ngờ và kết tội là thủ phạm gây nên đại dịch virus Vũ Hán trên toàn cầu, nay đã có hàng triệu người thiệt mạng. Cả hai không những “đi không lại về không” mà còn thất bại thê thảm!  

Dương Khiết Trì (Yang Jiechi)  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại giao Trung ương Trung Cộng, một bộ phận hoạch định chiến lược ngoại giao cao nhất của ĐCST.  Trong hệ thống tổ chức của ĐCST thì Dương Khiết Trì có vị trí cao hơn và lãnh đạo Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị (Wang Y). Vương Nghị vừa chấm dứt chuyến thăm viếng 8 ngày  (24/08 – 01/09)  ở Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức thì Dương Khiết trì tiếp theo đi Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Ngoại Trưởng Đức nhắc Vương Nghị  trong buổi họp “lo ngại của Châu Âu đối với Hồng Kông vẫn chưa được giải tỏa” –  Hàng bên trái: Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas ngoài cùng và phái đoàn ngoại giao Đức, hàng bên phải: Vương Nghị (ngoài cùng) và phái đoàn Trung Cộng (ảnh 1/09/2020)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại trưởng Mỹ: Pompeo kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á khẩn cấp đứng lên chống lại Trung Cộng

Source: https://nypost.com/2020/09/10/mike-pompeo-urges-southeast-asian-nations-to-stand-up-to-china/

Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Hội Nghị Trực Tuyến các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 9/9/2020

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 tại cuộc họp trực tuyến của khối ASEAN đã khẩn cấp kêu gọi các nước Đông Nam Á xem xét lại mối quan hệ của họ với các công ty quốc doanh của Trung Cộng và đứng lên chống lại hành động bắt nạt của Bắc Kinh ở Biển Đông.

“Đừng chỉ lên tiếng mà hãy hành động,”  Mike Pompeo nói trong một bài diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á hay còn gọi tắt là khối ASEAN.

“Hãy xét lại các giao dịch kinh doanh với các công ty quốc doanh bắt nạt các quốc gia ven biển ASEAN ở Biển Đông. Đừng để Đảng Cộng Sản Trung Cộng lấn lướt chúng ta và nhân dân của chúng ta”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam tuyên bố ASEAN ủng hộ vai trò của Mỹ ở Biển Đông

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo họp trực tuyến với 10 ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 10/09/2020

Trong cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng ASEAN với ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Hôm nay, 10/09/2020, ngoại trưởng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố các nước Đông Nam Á muốn Mỹ đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Cộng lại tố cáo Washington gây mất ổn định ở vùng biển đang tranh chấp này.

Theo hãng tin Bloomberg News, trong cuộc họp nói trên, ông Phạm Bình Minh, đại diện cho Việt Nam, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN, tuyên bố : “Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Hoa Kỳ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông”.

Không nêu tên Trung Cộng, ngoại trưởng Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn tiến gần đây ở Biển Đông, “bao gồm những sự cố nghiêm trọng, việc tiếp tục quân sự hóa vùng biển này và những hoạt động vi phạm quyền của các nước nhỏ, đi ngược lại với luật pháp quốc tế”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại Trưởng Mike Pompeo ăn miếng trả miếng với Trung Cộng

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ trừng phạt quan chức, doanh nghiệp Trung Cộng tham gia “quân sự hóa” Biển Đông

Một phi đạo và dùng cho quân sự Trung Cộng xây trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra biện pháp cụ thể để ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng quân sự ở Biển Đông. Hôm qua, 26/08/2020, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo trừng phạt nhiều quan chức, doanh nghiệp Trung Cộng tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông, cũng như dùng vũ lực ngăn cản các quốc gia Đông Nam Á khai thác các nguồn tài nguyên trên biển.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguy cơ đối đầu quân sự với Mỹ sau vụ Trung Cộng thử hỏa tiễn ở Biển Đông

Hỏa tiễn DF-21 của Trung Cộng từng thấy trong cuộc diễn binh 70 năm kết thúc Đệ II thế chiến

Trung Cộng gia tăng tập trận theo cường độ các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc Trung Cộng thử hỏa tiễn ngày 27/08/2020 giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, trong khuôn khổ cuộc tập trận từ 24-29/08 trên bốn mặt trận (Biển Đông, Hoàng Hải, Bột Hải và eo biển Đài Loan) có nguy cơ thúc đẩy Mỹ điều động thêm nhiều hỏa tiễn đến khu vực và làm gia tăng rủi ro một cuộc xung đột vũ trang.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến hạm Mỹ tuần tra vùng biển Hoàng Sa vào lúc Trung Cộng tập trận bắn đạn thật

Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa để tuần tra

Hôm qua, 27/08/2020, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ ra thông cáo xác nhận là trong cùng một ngày, một khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ trang bị hỏa tiễn dẫn đường đã tiến hành một chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gọi là ngang qua vùng biển Hoàng Sa. Hoạt động này được tiến hành một hôm sau khi Trung Cộng phóng thử tên lửa ở Biển Đông,

Trả lời báo mạng của Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ USNI, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 cho biết là chiếc khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) đã đi ngang qua vùng quần đảo Hoàng Sa nhằm “duy trì các quyền hạn, quyền tự do và quyền sử dụng hợp pháp vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận, bằng cách thách thức các hạn chế bất hợp pháp đối với quyền quá cảnh vô hại do Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam áp đặt”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ: Ngũ Giác Đài đã sẵn sàng cho Trung Cộng

Thứ nhất, Mỹ phải làm chủ được các lực lượng vũ trang để cạnh tranh, răn đe và giành chiến thắng trên mọi lĩnh vực: trên biển, trên bộ, trên không, trong vũ trụ và không gian mạng. Hiện tại, Ngũ Giác Đài đang đầu tư mạnh mẽ vào các kỹ thuật công nghệ quân sự tân tiến như vũ khí siêu thanh, 5G, hệ thống phòng không và phòng thủ hoả tiễn tích hợp, trí thông minh nhân tạo… đảm bảo duy trì lợi thế quân sự tuyệt đối trong vài thập niên tới. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TTổng Thống Trump nói: China “biết tôi sẽ làm gì” nếu xâm lược Đài Loan

Steve Hilton phỏng vấn TT Trump trên Fox News (Chủ nhật 23/08/2020)

Một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình Fox News, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng Trung Cộng biết ông sẽ phản ứng như thế nào nếu nước này tấn công Đài Loan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật (23/8) nói với phóng viên Steve Hilton trong chương trình “Cuộc Cách Mạng Tiếp Theo” (The Next Revolution) của Đài truyền hình Fox News rằng Trung Cộng biết ông sẽ làm gì nếu xâm lược Đài Loan. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dù Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ ở biển Đông, Việt Nam vẫn thận trọng đối đầu Bắc Kinh

Quốc kỳ Mỹ trên một tàu chiến ở Biển Đông (Ảnh: Facebook)

Theo nhận định của SCMP, trong khi Việt Nam tiếp tục phản đối các yêu sách của Trung Cộng tại vùng biển tranh chấp và thậm chí có thể có hành động pháp lý, nhưng nước này vẫn tỏ ra thận trọng trước đề nghị giúp đỡ của Mỹ trong việc đối đầu với Trung Cộng tại biển Đông.
Washington đã củng cố lập trường chống lại các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông vào tuần trước khi ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Việt Nam, cam kết hỗ trợ cho ngư dân nước này chống lại những đe dọa phi pháp từ Trung Cộng.
Trong khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink không nhắc đến Trung Cộng trong các tuyên bố tại lễ ký kết với Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam, các nhà phân tích cho biết ông rõ ràng đang đề cập đến Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng dịu giọng với Việt Nam về vấn đề Biển Đông: là một thủ đoạn?

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhà nước CSVN Phạm Bình Minh tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm phân giới trên đất liền và kỷ niệm 10 năm cắm mốc giới ở Đông Hưng, miền nam khu tự trị Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 23/8/2020 (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Cộng gần đây đã gặp Ngoại Trưởng nhà nước  Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Phạm Bình Minh thúc giục Việt Nam ngồi lại vào bàn đàm phán về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trong tình hình căng thẳng với Mỹ trong khu vực gia tăng. 

Theo Tân Hoa Xã, ông Vương đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Đông Hưng trên biên giới Việt – Trung ở khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Cộng vào Chủ nhật (23/8) để đánh dấu ngày kỷ niệm phân giới trên đất liền và cắm mốc giới.

“Chúng ta phải dựa trên thực tiễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ để tìm kiếm giải quyết sớm các tranh chấp trên biển … Hai nước có đủ khả năng và trí tuệ để tiếp tục đàm phán về các vấn đề hàng hải,” ông Vương nói, theo trích dẫn Bộ Ngoại giao Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc, quốc gia đánh cá lậu số 1 thế giới: Quốc tế làm gì để đối phó ?

Hạm đội tàu đánh cá (du kích biển?) của Trung Cộng đông như kiến

Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Cộng đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2020 hết hiệu lực hôm thứ Hai, 16/08. Việt Nam, Philippines và một số quốc gia láng giềng khác lo ngại tàu cá Trung Cộng tràn ngập các khu vực khai thác hải sản truyền thống của mình. Tuy nhiên, hạm đội tàu cá của Trung Cộng, với các hoạt động đánh cá lậu được coi là đứng đầu thế giới, cũng đang ngày càng trở thành mối đe dọa khắp nơi. 

Các hoạt động đánh cá lậu của Trung Cộng có quy mô thế nào? Quốc tế làm gì để đối phó với Trung Cộng? Chuyên mục Theo dòng thời sự của đài quốc tế RFI tổng hợp tin tức báo chí về vấn đề này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cảnh giác lửa đạn tháng 8 ở Biển Đông

1) Trung Cộng, Đài Loan với quần đảo Pratas

Đảo Pratas năm ở phía Nam Đài Loan

Tháng 8 mở đầu với những cuộc bàn tán sôi động về cuộc tập trận đổ bộ của Trung Cộng mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Một tình huống khá trớ trêu đã xảy ra liên quan đến truyền thông Nhật Bản, Trung Cộng và Đài Loan ngày hôm qua 3/8.

Như hãng tin Kyodo News ngày 3/8 trích dẫn một bài viết của giáo sư Đại Học Quốc Phòng của Trung Cộng Lý Đại Quang cho biết Trung Cộng sẽ tiến hành cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Pratas (Đông Sa). (LINK) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cuộc đọ sức Mỹ-Trung đang xẩy ra trên nhiều mặt trận…

Hình minh hoạ: chiến tranh USA-China (hình internet)

Quan hệ Mỹ – Trung gia tăng cường độ với “cuộc chiến lãnh sự”; Mỹ – Trung phô diễn sức mạnh tại Biển Đông, đại dịch Virus Vũ Hán hoành hành dữ dội tại Mỹ đe dọa cuộc tái tranh cử của TT. Donald Trump và châu Á đối diện với làn sóng đại dịch virus Vũ Hán thứ hai. Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này xin điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong tháng 7/2020.

Chỉ trong vòng có một tháng, căng thẳng giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước phương Tây khác đột ngột gia tăng cường độ. Việc Bắc Kinh hồi đầu tháng 7/2020 chính thức áp đặt Luật An Ninh Hồng Kông đã khiến nhiều nước phương Tây có những phản ứng mạnh mẽ. Canada, Úc, Anh và cả New Zealand lần lượt thông báo đình chỉ hiệp định dẫn độ với Hồng Kông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ tạo đồng minh đánh Trung Cộng…

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Nếu chiến tranh Thế Chiến III ba xẩy ra thì các nước có màu xanh lá cây là đồng minh thân thiết của Mỹ, các nước màu vàng là bạn… (Ảnh: http://www.express.co.uk)

Úc (Australia), dải giang sơn mênh mông với 7,692,024 cây số vuông gần bằng 80% diện tích nước Mỹ. Nhưng dân số chỉ 25,636,300 người  bằng 7.8% dân số nước Mỹ. Theo Định chế Tài chánh Thế giới IMF thì sản lượng bình quân trên đầu người dân Úc là 50,022 USD/năm (1), có đời sống cao thứ 13 trên thế giới.  Úc đất rộng, dân thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, bốn bề bao quanh các Đại Dương. Đó là vùng đất mầu mở cho tham vọng di cư xâm lăng của Trung Cộng với số dân 1.4 người!
TC là một nước nghèo, dân đông, dư người lao động, thu hút những doanh nhân của Úc ồ ạt đến đầu tư tại Trung Cộng và đặt những cơ sở sản xuất khi nước này gia nhập WTO.  Đổi lại hàng hoá của “Made In China” tràn đầy thị trường nước Úc, du học sinh, người di dân ùn ùn kéo đến xứ Kanguru này để chọn “đất lành chim đậu”. Nhưng họ tới, không những chọn đất lành mà mang theo tình báo đủ mọi ngành để thao túng nền kinh tế, quốc phòng và văn hoá nước Úc, thậm chí còn mua chuộc những dân cử để có những quyết định tại chính trường Úc có lợi cho chính sách xâm lược của Trung Cộng. Theo thời gian, Trung Cộng trở thành kẻ  “yêu sách” đối với chính phủ Úc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt