Tình Hình Biển Đông

Các trường quân sự Hoa Kỳ sẽ dành một nửa số môn học nghiên cứu về Trung Cộng

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói chuyện với binh sĩ Hải Quân Hoa Kỳ

Các trường quân sự Hoa Kỳ sẽ dành một nửa số môn học để tìm hiểu về Trung Cộng nhằm đối phó lại “sự hung hăng” của Bắc Kinh một cách hiệu quả hơn, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết hôm thứ Năm (15/10).

“Tôi cũng giao nhiệm vụ nghiên cứu về mối đe dọa đến từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tại các trường chuyên nghiệp và trong chương trình và đào tạo của chúng tôi,” ông Esper nói thêm. [Đọc tiếp]

Mùa bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!

Những cử tri Hoa Kỷ sắp hàng đi bầu sớm.

Lê Thành Nhân (Lethanhnhan@vietquoc.org) 

Mùa bầu cử tại Mỹ diễn ra bốn năm 1 lần. Ngày 3 tháng 11 năm 2020 thì người dân Mỹ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, 11 Thống Đốc Tiểu Bang, 33 Thượng Nghị Sĩ tại Thượng Viện, toàn thể 435 Dân Biểu Liên Bang tại Hạ Viện, và phần lớn quan chức dân cử lớn nhỏ tại thành phố và thị xã trên toàn nước Mỹ.

Khác với không khí tranh cử trước đây trong lịch sử nước Mỹ. Lần này đại diện hai đảng Cộng Hòa là ông Donald Trump và Dân Chủ là Joe Biden sát phạt bằng những đường hiểm ác từ những hồ sơ mật mang tính pháp lý.

Cộng Đồng người Việt tại Mỹ, có những cuộc vận động rầm rộ cho TT Trump, họ rất mong ông Trump thắng cử vì ông Trump và Ban Tham Mưu tại Tòa Bạch Ốc quyết liệt đánh Trung Cộng.  Điều này phù hợp với nguyện vọng của người Việt Nam vốn là nạn nhân của sự xâm lăng Hán hóa mà hiện nay Trung Cộng đã chiếm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam. [Đọc tiếp]

Bắc Kinh cảnh báo Mỹ có thể chuẩn bị các cuộc tấn công ở Biển Đông

Hình minh hoạ. Máy bay chiến đấu F/A – 18E Super Hornet của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông hôm 10/4/2017

Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc trường Đại học Bắc Kinh của Trung Cộng hôm 12/10 công bố một báo cáo cho biết Hoa Kỳ đã điều ít nhất 60 máy bay chiến dấu do thám gần Trung Cộng trong tháng Chín vừa qua. Tờ South China Morning Post loan tin này hôm 13/10.
Theo báo cáo, 41 máy bay của Mỹ đã bay qua vùng trời khu vực Biển Đông, 6 chiếc bay qua vùng biển Hoa Đông và về hướng bắc, trong khi 13 chiếc khác bay qua vùng biển Hoàng Hải.
Hiện Trung Cộng đang có những tranh chấp về chủ quyền đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á ở khu vực Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. [Đọc tiếp]

Lý do tân thủ tướng Nhật chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Tân Thủ Tướng Suga Yoshihide Nhật (đứng, không mang khẩu trang)

Theo thông lệ, một tân thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Mỹ, đồng minh thân cận nhất, cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Tuy nhiên ông Suga Yoshihide, người vừa lên thay ông Shinzo Abe trong cương vị thủ tướng Nhật, sẽ phá vỡ tiền lệ này khi đến Việt Nam trong tuần tới cho chuyến thăm và làm việc nước ngoài đầu tiên của mình. Tại sao ông Suga chọn Việt Nam và chuyến thăm này sẽ là chỉ dấu gì cho quan hệ giữa hai quốc gia đang gắn bó chặt chẽ hơn trong những năm gần đây khi Trung Cộng ngày càng bành trướng sức mạnh trong khu vực?
Tân thủ tướng Nhật Bản Suga hôm 13/10 công bố rằng ông sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới vào tuần tới, trong đó Việt Nam và Indonesia sẽ là điểm đến của ông. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Nhật Bản cung cấp vũ khí cho Việt Nam

Ảnh tư liệu : Tàu trực thăng vận Izumo (DDH-183) và khu trục hạm JS Murasame (DD-101) trong một cuộc diễn tập hồi tháng 06/ 2018 trên Biển Đông AP – Emily Wang

Để ngăn chận tham vọng bá quyền của Trung Cộng, Tokyo gia tăng trợ giúp các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát huy khả năng quân sự. Nhật Bản sẽ ký thỏa thuận bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam nhân chuyến công du đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào tuần tới.

Theo bản tin của nhật báo Nikkei, trong cuộc họp với ban lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ hôm 13/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông sẽ dành chuyến công du đầu tiên để đến Việt Nam và Indonesia. Tại Hà Nội, hai bên sẽ ký một thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Hợp tác về an ninh quốc phòng sẽ là chủ đề trong các cuộc thảo thuận giữa phái đoàn thủ tướng Nhật và lãnh đạo Việt Nam và Indonesia.

[Đọc tiếp]

Video nói về ngoại giao với Tàu Cộng trong tranh luận giữa PTT Pence và TNS Harris

Nghe đoạn video này để nghe tận tai lập trường đối ngoại với Trung Cộng của Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống đảng Dân Chủ TNS Kamala Harris và đảng Cộng  Hòa Phó Tổng Thống Mike Pence.
Chúng ta thấy viễn ảnh chống Trung Cộng sẽ trái ngược nhau như thế nào tùy thuộc vào cuộc bầu cử 11/03/2020.

– Qua cách diễn đạt của Bà Harris trong tranh luận: nếu đảng Dân Chủ thắng, đối với Trung Cộng có lẻ theo như cách 8 năm của thời TT Obama và Biden! Bà chê trách đường lối đối ngoại của TT Trump và Pence đối với Trung Cộng hiện nay bằng cách dè bỉu danh từ trade-war  (Cuộc chiến Thương mại)….
Bà này chưa hiểu gì về chế độ Cộng Sản, bà là một người theo trường phái “liberal” trong đảng Dân Chủ mà Phó Tổng Thống Mike Pence  đã  nói với bà Harris hôm qua rằng: “most liberal Senate in USA  in year 2019 and more liberal than Sander!”   

PPT Mike Pence và TNS Kamala Harris tranh luận: nêu bật sự bất đồng bằng lời lẽ hòa nhã

Dưới đây là những điểm chính trong cuộc tranh luận giữa PTT Mike Pence và TNS Harris tối hôm qua ngày 7/10/2020:

Vì lo ngại về sự lây nhiễm của virus Vũ Hán, bàn của người tham gia tranh luận và người điều khiển tranh luận được đặt cách nhau 12 feet (hơn 3,5 mét). Ngoài ra các bên còn được ngăn cách bởi các tấm thủy tinh acrylic.
PTT Mike Pence, 61 tuổi, và TNS Kalama Harris, 55 tuổi, sẽ tìm cách chứng tỏ là họ có thể bước vào Phòng Bầu Dục để lãnh đạo đất nước nếu cần..

Cuộc tranh luận được truyền hình tại Thành phố Salt Lake của bang Utah diễn ra sau khi ông Trump hôm 2/10 loan báo xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán giữa lúc dịch bệnh bùng phát tại Nhà Trắng.

TNS Harris (Trái) – PTT Pence (Phải) Điều Hợp Viên Susan Page (giữa)

Ông Pence: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thắng cuộc bầu cử này … Tổng thống Donald Trump đã phát động một phong trào của người Mỹ bình dân thuộc mọi tầng lớp.”

[Đọc tiếp]

Fox phỏng vấn ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói về Trung Cộng

Dự luật xác định Đảng Cộng Sản Tàu là thế lực tội phạm xuyên quốc gia

Dan Biểu Liên Bang đảng Cộng Hòa Scott Perry

Ngày 1/10/2020, Dân Biểu liên bang Scott Perry thuộc phe Cộng hòa của Mỹ đã trình dự luật chỉ định Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là “thế lực tội phạm xuyên quốc gia”. Mục đích dự luật nhằm thúc đẩy biện pháp chế tài có mục tiêu liên quan.
Ông Perry cho biết khi công bố dự luật tại một cuộc họp trên Đồi Capitol ở Washington: “Sáng nay tôi đã may mắn được giới thiệu một dự luật tại Hạ viện Mỹ để xác định một loại hình đối với ĐCST là ‘tổ chức tội phạm xuyên quốc gia’, bởi vì họ đích thực là những kẻ như vậy. Họ là tội phạm. Dự luật này sẽ cho phép chúng tôi áp dụng Đạo luật kiểm soát tội phạm có tổ chức (RICO) đối với ĐCST và những đối tượng liên quan ĐCST.
“Cho dù đối tượng ở Trung Quốc hay Mỹ cũng sẽ bị trừng phạt thực sự, bao gồm cả đi tù, họ sẽ phải ngồi tù vì những tội ác mà họ làm thay mặt cho ĐCST. Dự luật này xóa bỏ quyền miễn trừ chủ quyền của ĐCST, đảm bảo rằng ngay cả khi đối tượng là quan chức ngoại giao làm việc ở đây cũng sẽ bị điều chỉnh bởi dự luật này nếu có liên quan đến các hoạt động tội phạm.” [Đọc tiếp]

Biển Đông: Bị Mỹ chỉ trích, Trung Quốc mở đợt tập trận thứ ba ở Hoàng Sa

Ngày 28/09/2020, Hải Quân Trung Cộng tổ chức tập trận gần quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp. Đây là cuộc tập trận thứ ba trong năm của Trung Cộng trong khu vực. Chiến dịch quân sự này diễn ra sau khi Washington lên tiếng tố cáo Bắc Kinh có những hành động quân sự hóa mạo hiểm và khiêu khích tại những tiền đồn có tranh chấp.
Hôm thứ Bảy, 26/09/2020, Cơ quan An Toàn Hàng Hải Trung Quốc ra thông báo lập hai vùng cấm từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nhưng không nêu rõ chi tiết về cuộc tập trận. Tờ South China Morning Post hôm nay 29/09 trích dẫn một nguồn tin quân sự khẳng định đây là một cuộc tập trận bắn đạn thật.

[Đọc tiếp]

Biển Đông: Bắc Kinh liên tiếp lãnh đòn tại Liên Hiệp Quốc từ Manila và châu Âu

TT Philippines Duterte phát biểu trước Liên Hiệp Quốc ngày 22/09/2020

Trong những tuần lễ cuối của tháng 9 năm 2020 này, tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải liên tiếp hứng chịu hai ngón đòn đến từ Philippines và châu Âu về Biển Đông, đặc biệt trên vấn đề bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.
Đòn mới nhất, được giới quan sát đánh giá là rất bất ngờ, đến từ tổng thống Philippines, một người cho đến nay không che giấu chủ trương tạm gác chiến thắng pháp lý quốc tế mà Manila giành được trên vấn đề Biển Đông để đánh đổi lấy tài trợ từ Trung Cộng.
Trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22/09/2020, ông Rodrigo Duterte đã lên tiếng công khai bảo vệ cho bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực mà theo ông “đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự vô trật tự, của tình thân hữu trước tham vọng”, đồng thời khẳng định rằng Philippines “kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết”. [Đọc tiếp]

Trung-Đài: Liên Âu giúp Đài Bắc hóa giải một áp lực của Bắc Kinh

Những thành phố tại Đài Loan

Chính phủ Đài Bắc tỏ ra rất hài lòng và cám ơn Liên Hiệp Châu Âu can thiệp để một liên minh các thị trưởng thế giới thôi không gọi các thành phố Đài Loan là một bộ phận của Hoa Lục. Trong tình hình bị sức ép của Bắc Kinh trên mọi lãnh vực, đây là một chiến thắng hiếm hoi của Đài Bắc.

Cuối tuần qua, Đài Bắc đã phản đối mạnh mẽ sau khi Hiệp Hội Các Thị Trưởng vì Khí Hậu và Năng Lượng, có trụ sở tại Bruxelles, sắp xếp tên của sáu thành phố của Đài Loan, trong đó có thủ đô Đài Bắc, vào trang mạng của tổ chức và ghi chú là những thành phố của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Diển Văn của Tập Cận Bình trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc

Lời người post: Bài diễn văn trực tuyến của Tập Cận Bình đọc trước Liên Hiệp Quốc trong lễ  kỷ niệm 75 năm thành lập. Toàn bộ bài văn không đề cập đến chống Mỹ, mà nội dung toàn là những điều chống chính sách của Hoa Kỳ hiện nay. Chúng ta đã biết Trung Cộng luôn luôn vi phạm các điều khoản trong những những định chế của LHQ, họ  dùng những định chế của quốc tế như những công cụ để phục vụ cho Bắc Kinh. Mua chuộc, đưa người cầm đầu trong các định chế của Liên Hiệp Quốc để  biến LHQ làm công cụ cho Trung Cộng. Trong bài diễn văn của Tập Cận Bình toàn là “khẩu Phật, tâm xà” (miệng nói từ bi nhưng trong tâm độc như con rắn) thật đáng sợ. Nghệ thuật tuyên truyền trong bài diễn văn này khá cao nhưng không mua chuộc được ai, vì Tập cận Bình và ĐCST đã có những những hành động tàn ác đối với nhân loại. Những ai muốn trích bài dịch này thì “phải” lấy luôn lời người Post này…

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Phát biểu của Tập Cận Bình Chủ Tịch Trung Cộng trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc

Source: https://www.globaltimes.cn/ [Đọc tiếp]

Đối phó với con rồng Trung Cộng…

Hình minh họa… Rồng đỏ biểu hiện Tàu Cộng

Lời người post: Đọc bài này thấy toàn bộ chiến lược của Hoa Kỳ vì sao họ quay lại Biển Đông một cách tích cực… Nội dung rất phù hợp với quan điểm trong buổi sinh hoạt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 12/09/2020. Bài này là một chứng minh khá đầy đủ trả lời chính xác câu hỏi:  “tại sao Mỹ trở lại Biển Đông”

Forum: What Happened to China Sea
Bài thuyết trình của Chuẩn Tướng Neal Sealock (Former USA Secretary of the Army) 

Cảm ơn Quý vị. Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ cùng với quý diễn giả ưu tú hôm nay, để trình bày cho quý vị một chủ đề quan trọng cho tương lai Hoa Kỳ: Trung Cộng và thế giới. Tôi dùng một hai thí dụ, như là dàn phóng, cho cuộc thảo luận của chúng ta, qua các câu hỏi và trả lời.
Trung Cộng tuyên bố là họ có chủ quyền hợp pháp, là quốc gia đầu tiên đã khám phá, đặt tên, điều hành và thực thi quyền kiểm soát lãnh thổ  đối với các đảo trên Biển Đông. Điều đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ] trong thế kỷ 21, là một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở.

Quý vị hãy xem xét những điều này: [Đọc tiếp]

Các cường quốc châu Âu nỗ lực ngăn chận tham vọng của Trung Cộng tại Biển Đông

Trung Cộng xây “Vạn Lý Trường Thành” trên Biển Đông

Trong công hàm chung đề ngày 16/09/2020 gởi Liên Hiệp Quốc, ba nước Anh, Pháp, Đức đã bác bỏ “các quyền lịch sử” của Trung Cộng đối với vùng Biển Đông, xem các quyền đó là trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Hành động này một lần nữa cho thấy là ba quốc gia nói trên đang muốn đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc ngăn chận các tham vọng của Bắc Kinh ở các vùng biển chung quanh Trung Cộng, đặc biệt là Biển Đông, một vùng biển có tính chất chiến lược đối với các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Anh.

Trong bài phân tích đăng ngày 16/09/2020, trang mạng Asia Times nhắc lại Paris và Luân Đôn đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết trước những hành động đơn phương của Trung Cộng nhằm xác quyết chủ quyền của họ ở vùng Biển Đông. Cả hai cường quốc châu Âu này đều là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và đều là cường quốc hạt nhân và hải quân, có khả năng tung lực lượng đến các vùng biển xa, đồng thời có nhiều lãnh thổ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt