Mỹ trừng phạt một công ty dầu khí Trung Cộng khai thác ở Biển Đông
Tin Reuters: Chính quyền tổng thống Donald Trump dự định đưa thêm bốn công ty Trung Cộng vào “danh sách đen” những công ty do quân đội Trung Cộng sở hữu hoặc kiểm soát. Theo một tài liệu mà Reuters truy cập được và đưa ra ngày 30/11/2020, Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Cộng nằm trong số bốn công ty trên, do đã khai thác dầu khí trong vòng nhiều năm ở những vùng tranh chấp tại Biển Đông.
Đại sứ EU: Không bao giờ tuân theo quy tắc “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông
Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti vừa phát biểu tại một hội thảo về Biển Đông rằng EU sẽ không bao giờ tuân theo nguyên tắc “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”, đồng thời tái khẳng định sự cần thiết bảo vệ một trật tự dựa trên nguyên tắc và thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 17/11, Đại sứ Aliberti nói rằng EU đang phát triển một hoạt động mới được gọi là Sự Hiện Diện Hàng Hải Phối hợp (CMP), theo đó các lực lượng hải quân sẽ luân phiên tuần tra một khu vực, có thể bao gồm cả Biển Đông “trong một tương lai không xa”. [Đọc tiếp]
Cố Vấn An Ninh Hoa Kỳ cam kết ‘hậu thuẫn’ Việt Nam, Philippines về Biển Đông
Hãng tin Reuter đưa tin rằng cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien hôm 23/11 bảo đảm với Việt Nam và Philippines rằng Washington sẽ “hậu thuẫn” và chiến đấu để giữ cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
“Thông điệp của chúng tôi là chúng tôi sẽ ở đây. Chúng tôi hậu thuẫn cho các bạn và chúng tôi sẽ không rời đi”, ông O’Brien nói trong chuyến thăm Philippines sau khi rời khỏi Việt Nam vào Chủ nhật (22/11).
“Tôi nghĩ khi chúng tôi gửi đi thông điệp đó – thông điệp hòa bình thông qua sức mạnh – là cách để răn đe Trung Cộng. Đó là một cách để bảo đảm hòa bình”, Reuters dẫn lời ông O’Brien nói thêm. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Úc, EU tăng cường hợp tác chống các hành động “gây bất ổn”
Ngày 26/11/2020, thủ tướng Úc và các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để bàn về quan hệ song phương. Trong bản thông cáo chung đúc kết hội nghị, được công bố cùng ngày, ngoài các vấn đề y tế, kinh tế, thương mại…, hai bên còn đặc biệt nêu bật quyết tâm tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh tại vùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có việc chống các “hành động gây bất ổn” tại Biển Đông.
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ có chuyến thăm “bất thường” tới Đài Loan
Theo Reuters đưa tin, một đô đốc hải quân hai sao giám sát tình báo quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có chuyến thăm không báo trước tới Đài Loan vào hôm Chủ nhật (22/11).
Các nguồn tin giấu tên đã nói với Reuters rằng Đô đốc Michael Studeman là giám đốc của J2, đơn vị phụ trách tình báo tại Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, theo website của Hải quân Hoa Kỳ.
Bộ Quốc phòng Đài Loan và Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ từ chối bình luận về chuyến viếng thăm này. Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) hôm Chủ nhật chỉ xác nhận rằng một quan chức Hoa Kỳ đã đến Đài Loan, nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào nữa. [Đọc tiếp]
Tokyo và Hà Nội lo ngại Bắc Kinh dự kiến cho Hải cảnh ‘‘dùng vũ khí’’ chống tàu nước ngoài
Một ngày sau khi Quốc Hội Trung Cộng thông báo chuẩn bị ra luật, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp. Hôm qua, 05/11/2020, nhà cầm quyền Việt Nam và Chính Phủ Nhật Bản đã có phản ứng quan ngại.
Theo báo chí Nhật, luật mới của Bắc Kinh sẽ để ngỏ cho các lực lượng tuần duyên quyền sử dụng vũ khí nhiều hơn so với lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Luật Chính Phủ Nhật Bản giới hạn chặt chẽ việc sử dụng vũ khí của tuần duyên, gây nguy hiểm cho tính mạng của người trên tàu nước ngoài. Việc dùng vũ khí chỉ được phép trong một số điều kiện đặc biệt, ví dụ như đương sự đang chuẩn bị một hành động tội ác nguy hiểm. [Đọc tiếp]
Mỹ chấp thuận bán máy bay không người lái sát thủ MQ-9B cho Đài Loan
Ngày 3/11, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chính quyền Tổng thống Trump đã thông qua thương vụ bán 4 máy bay không người lái hiện đại cùng các thiết bị liên quan cho Đài Loan với giá trị ước tính khoảng 600 triệu USD.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thông báo chính thức cho Quốc Hội Hoa Kỳ về thương vụ này, bao gồm 4 máy bay sát thủ điều khiển từ xa MQ-9B có trang bị vũ khí cùng với hai trạm điều khiển cố định trên mặt đất, hai trạm điều khiển di động trên mặt đất và các công việc liên quan như đào tạo nhân sự, hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần.
DSCA cho biết thương vụ này sẽ giúp cải thiện năng lực của Đài Loan nhằm đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp kịp thời thông tin tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), thu nhận mục tiêu, và khả năng tấn công đối đất, tấn công đối biển và chống tàu ngầm để đảm bảo an ninh và quốc phòng. [Đọc tiếp]
Ấn Độ công bố kế hoạch tập trận đầu tiên của Bộ Tứ Mỹ – Nhật – Ấn – Úc
Hải Quân Ấn Độ hôm qua, 30/10/2020, thông báo kế hoạch cuộc tập trận hải quân đầu tiên của Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong khuôn khổ thao diễn quân sự truyền thống thường niên trên biển mang tên Malabar, do Ấn Độ đứng đầu. Cuộc tập trận có sự tham gia của một chiến hạm Úc.
Tại châu Á, Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo dự kiến sẽ tăng cường các đồng minh chống lại Trung Cộng
Viết theo Epoch Times và Reuters
Ngoại trưởng (NT) Mỹ Mike Pompeo đã tới Ấn Độ ngày 26/10 để đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược với các quốc gia đang có xung đột quân sự với Trung Cộng. Đây là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm tăng cường các đồng minh chống lại Bắc Kinh ở châu Á đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương.
Nhằm tăng cường chống lại sự ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của chế độ cộng sản Trung Cộng trong khu vực, NT Pompeo cũng sẽ đến thăm Sri Lanka và Maldives, hai quốc gia ở Ấn Độ Dương đang gặp khó khăn với món nợ to lớn vay từ Trung Cộng để tài trợ cho các dự án lớn cơ sở hạ tầng.
Vào tuần cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, NT Pompeo sẽ kết thúc chuyến công du châu Á của mình tại Indonesia, nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng tại Biển Đông.
Ông Dean Thompson, phó phụ tá Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề Nam và Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi mong muốn tăng cường mối quan hệ với các bạn bè và đối tác quan trọng của chúng tôi, đồng thời khẳng định cam kết sâu sắc của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về mối quan hệ đối tác lâu dài và sự thịnh vượng trong khu vực.”
Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam khiến Trung Cộng lo ngại
Nhân dịp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “bất ngờ” tới thăm Việt Nam – chặng cuối cùng trong chuyến công du châu Á nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở để đối kháng với Trung Cộng – nhà bình luận thời sự Tang Jingyuan của Epoch Times đã cho rằng đây là một tin tức rất quan trọng, nhưng do sự chú ý của cuộc bầu cử Mỹ mà tin tức này khá “chìm” trong nhiều tin tức.
Theo lịch trình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, ban đầu ông Pompeo dự định thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia từ ngày 26 đến ngày 30/10 và không có Việt Nam. Mãi đến chiều hôm 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới bất ngờ thông báo sẽ mời Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Việt Nam từ ngày 29 – 30/10 để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngay lập tức, nhiều phương tiện truyền thông chính thức nhà nước Trung Cộng đã đồng loạt đưa tin để hướng dẫn dư luận, nói rằng sự gần gũi của Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ chỉ gây hại mà không có lợi. [Đọc tiếp]
Vì sao Ngoại trưởng Pompeo viếng thăm Việt Nam lần này?
Tin tức từ Nhà cầm quyền Việt Nam hôm 28/10/2020 cho biết, nhận lời mời từ Bộ trưởng Bộ Ngoại CSVN Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo sẽ có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 29-30/10/2020.
Mục đích của chuyến viếng thăm theo thông báo cho biết, chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
Một nhân viên ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết, chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Ngoại Trưởng Mike Pompeo không nằm trong lịch trình có sẵn, mà rất đột ngột. Chính vì vậy, các nhân viên ngoại giao của cả hai bên đều phải “rất bận rộn” vì thời gian chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này chỉ trong vòng có ba ngày.
Chuyến viếng thăm bất ngờ này của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho thấy sự “quan tâm, ưu ái” của chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam cùng với sự “dịch chuyển” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. [Đọc tiếp]
Tàu tuần duyên Mỹ đến Thái Bình Dương để chống các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Hôm qua, 23/10/2020, Hoa Kỳ thông báo gởi các tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ đến vùng Thái Bình Dương để chống lại các hoạt động « gây mất ổn định » của Trung Cộng tại các vùng đánh cá đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ Tứ Kim Cương sẽ tập trận chung, gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Cộng
Ấn Độ hôm thứ Hai (19/10) cho biết Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân cùng với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 11 tới đây, một hành động được cho là sẽ thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa bốn thành viên của Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là “Bộ Tứ Kim cương” để đối phó với Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Ấn Độ đang tìm cách tăng cường hợp tác với các nước khác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và trong tình hình tăng cường hợp tác quốc phòng với Úc, Tập trận Malabar 2020 sẽ có sự tham gia của Hải quân Úc. New Delhi sẽ tổ chức cuộc tập trận Malabar ở Vịnh Bengal và Biển Ả Rập vào tháng 11 này.
Thông báo được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng liên quan tới tranh chấp biên giới ở Ladakh dọc theo dãy Himalaya. [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật-Úc lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông
Đây là lần thứ năm trong năm nay, hải quân ba nước tập trận trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với một số nước khác, nhưng là lần đầu tiên giữa ba nước trong bộ Tứ tại Biển Đông. Theo thông cáo của hải quân Mỹ, cuộc tập trận có mục đích đối phó với mọi tình huống.
Theo thông báo của bộ chỉ huy Hạm đội 7, các chiến hạm của ba nước đồng minh diễn tập hành quân chung nhằm gia tăng khả năng tập thể duy trì an ninh và tự do hàng hải cũng như để đối phó với mọi tình huống bất trắc trong khu vực Biển Đông. Cụ thể, cuộc tập trận chung, lần thứ năm kể từ tháng Hai năm nay, gồm phòng thủ trên mặt biển, chống tàu ngầm và phòng không cũng như nhiều bài tập huấn khác để phát huy khả năng bảo vệ ổn định và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình dương. [Đọc tiếp]
Việt Nam, Nhật Bản đạt thỏa thuận về chuyển giao kỹ thuật công nghệ quốc phòng
Trong chuyến công du tại Việt Nam, hôm 19/10/2020, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã hội đàm với Nguyễn Xuân Phúc. Hãng tin Reuters cho biết, theo thông báo của ông Suga, sau cuộc gặp này, hai bên đã “cơ bản” đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị và kỹ thuật công nghệ quốc phòng, trong tình hình Trung Cộng đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.