Tình Hình Biển Đông

Philippines và Trung Cộng lại đụng nhau trên biển…

Tin từ Stars and Strips ngày thứ Bảy 24/08

Máy bay Trung Cộng bắn pháo sáng 

Stars and Strips là nhật báo quân sự của Mỹ đưa tin về các vấn đề liên quan đến các Quân đội Mỹ và đồng minh tập trung vào hoạt động ngoài nước Mỹ, hôm nay đưa tin:
Một máy bay của Cơ Quan Thủy sản Philippines đã bị đe dọa bởi pháo sáng bắn ra từ một căn cứ đảo của Trung Cộng, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường lệ ở Biển Đông, các giới chức Philippines cho biết hôm thứ Bảy ngày 24/08 đây là cuộc tranh chấp lãnh thổ mới nhất giữa Bắc Kinh và Manila trên một trong những tuyến đường thương mại đông đúc nhất thế giới, với các cuộc đối đầu lan rộng từ vùng biển tranh chấp đến không phận phía trên.
Trung Cộng đã bất đồng quan điểm với một số quốc gia khác ở Châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều năm qua về các yêu sách hàng hải rộng lớn của mình, bao gồm hầu hết Biển Đông. Một lực lượng đặc nhiệm liên ngành của chính phủ Philippines cho biết trong một tuyên bố rằng máy bay Cessna 208B Grand Caravan của Cơ Quan Thủy Sản và Tài Nguyên của Philippines đang bay gần Đá Subi vào thứ Năm khi phát hiện pháo sáng được bắn ra từ đảo này, nơi mà Trung Cộng đã hóa thành một đảo quân sự. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng “cắt xúc xích” trên Biển Đông

Đại Tướng Romeo Brawner Jr. Tham Mưu Trưởng Quân Đội Philippines (Ảnh Internet)

Trung Cộng – Philippines đụng nhau gần đảo Cỏ May (Second Thomas Shoal): Philippines chỉ yêu cầu Trung Cộng bồi thường và trả lại súng:

Theo tin đài RFI ngày 17/6 tàu hải cảnh của Trung Cộng nhắm thẳng tung vào tàu chở hàng Philippines đang trên đường tiếp tế cho những quân nhân đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Đại Tướng Romeo Brawner Jr. Tham mưu trưởng quân đội Philippines đã lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Cộng là “quấy rối bất chấp hậu quả và mang tính xâm lược” và yêu cầu Trung Cộng bồi thường thiệt hại và trả lại súng đạn mà Trung Cộng đã tịch thu.

Vào tối thứ Ba (18/06), Tướng Brawner tuyên bố thêm rằng, “Hải Cảnh Trung Cộng không có thẩm quyền hoặc pháp lý để can thiệp vào các hoạt động hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi… Hành vi liều lĩnh và hung hăng này đã gây tổn hại về thể chất, vi phạm trắng trợn luật hàng hải quốc tế và xâm phạm chủ quyền của Philippines”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ác mộng Đệ Tam Thế Chiến tại ở Biển Đông

Vùng Biển Đông dậy sóng

Tuyên bố của Trung Cộng (TC) về ý định thi hành luật do Trung Cộng đặt ra là bắt giữ các công dân nước ngoài mạo hiểm đi vào vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông (South China Sea) có thể là ngòi nổ cho một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ. Sự áp dặt nay TC gọi là Thủ tục thực thi pháp luật hành chánh dành cho các cơ quan Cảnh Sát Biển thực hiện, sẽ có hiệu lực vào trong 5 ngày nữa (15/06/2024).

Các vụ bạo lực giữa đồng minh của Mỹ, Philippines và Trung Cộng đã gia tăng không ngớt trong những tháng gần đây. Đoạn phim căng thẳng của đài Sky News nước Anh ghi lại một số tàu Cảnh Sát Biển lớn của Trung Cộng tấn công một tàu Cảnh Sát Biển Philippines nhỏ hơn súng nước bắn vòi rồng cực mạnh trong vùng biển tranh chấp xung quanh Bãi cạn Scarborough. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ vẫn trò cây gậy và củ cà rốt với Bắc Kinh

Phái đoàn Trung Cộng ra đón Ngoại trưởng Antony Blinken tại phi trường Bắc Kinh

Chuyến đi của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Cộng có gì?

Chuyến đi ngoại giao 3 ngày của ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đến Bắc Kinh [1], trong ba ngày có nhiều việc đưa ra giữa Mỹ-Trung Cộng. Những điều quan trọng liên quan đến chuyến đi ngoại giao của ngoại trưởng Blinken:

1) Ông bộ Trưởng ngoại giao của Mỹ nhắc lại với Trung Cộng về sự lo lắng sâu sắc của Washington là Bắc Kinh đang tiếp tế cho Nga để tiếp tục cuộc chiến xâm lược Ukraine. Blinken kết án Trung Cộng là nhà cung cấp hàng đầu cho Nga các máy móc, các mạch vi điện tử, chất nitrocellulose (chế đạn và thuốc phóng hoả tiễn) cũng như các mặt hàng lưỡng dụng mà Nga xử dụng để tăng cường quốc phòng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đối thoại ba bên Mỹ-Nhật-Nam Hàn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thứ trưởng Ngoại giao Nam Hàn Chung Byung-won (trái), Phụ Tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink (giữa) và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yasuhiro Kobe tham dự cuộc họp đầu tiên của Đối thoại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ba bên khai mạc tại Washington, Thứ sáu ngày 5/01/2024 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

Chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đã triệu tập Đối thoại ba bên về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần đầu tiên tại Washington, D.C. vào ngày 5 tháng 1 năm 2024. Được hướng dẫn bởi phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel J. Kritenbrink, Thứ trưởng/Tổng giám đốc Nhật Bản Kobe Yasuhiro và Thứ trưởng Nam Hàn Chung Byung-won, cuộc gặp được xây dựng dựa trên các cam kết được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ba bên tại Trại David do Tổng thống Joseph Biden chủ tọa vào ngày 18 tháng 8 năm 2023. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng đang soán ngôi Mỹ ở Thái Lan?!

Địa chính trị của Thái Lan (mũi tên đỏ) ở Đông Nam Á

Thái Lan là đồng minh thân cận của Mỹ sau Đệ II Thế Chiến vào năm 1945. Trong chiến tranh Việt Nam, Thái Lan là hậu phương vững chắc của Mỹ tại châu Á, có phi trường với khả năng hạ cánh pháo đài bay hạng nặng B52 ở U-Tapao nằm phía Nam thủ đô Bangkok chừng 87 miles. Thái Lan có nhiều hậu cứ đồn trú những đội máy bay cường kích của quân đội Hoa Kỳ để yểm trợ đúng lúc cho chiến trường Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, Thái Lan còn là trung tâm tình báo của Mỹ ở châu Á, là con mắt thần ở ngã ba biên giới Việt-Campuchia-Lào.
Tất cả vấn đề trên đều được thực hiện đúng mức qua thỏa thuận Thanat–Rusk được ký vào tháng 3 năm 1962 giữa hai Ngoại trưởng Thái Lan và Hoa Kỳ Thanat Khoman và Dean Rusk (1). Trong thỏa thuận này, Mỹ còn khẳng định hỗ trợ Thái Lan nếu có sự xâm lược của nước láng giềng châu Á – ngầm ý muốn nói đến khối Cộng Sản xâm lược chủ trương nhuộm đỏ thế giới qua bàn tay nối dài của Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Việt thời bấy giờ .

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng tăng cường quân sự để giành chiến thắng với Hoa Kỳ…

Grant Newsham (Ảnh: Internet)

Dưới đây là bài viết của của ông Grant Newsham trên tạp chí ASIA TIMES về đề tài “Trung Cộng tăng cường quân sự để giành chiến thắng với Hoa Kỳ” – Ông Newsham là thành viên cao cấp của Trung Tâm Chính Sách An Ninh Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu tại Diễn Đàn Nghiên Cứu Chiến Lược Nhật Bản tập trung vào các vấn đề kinh tế, chính trị và quốc phòng châu Á/Thái Bình Dương. Ông Newsham nguyên là Đại tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và là một nhà Ngoại Giao hồi hưu. Ông là Sĩ Quan Liên Lạc Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đầu tiên của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản. Từng là Giám đốc Tình Báo Dự Bị của Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến Thái Bình Dương và hai lần là Tùy Viên Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo, Nhật bản. Grant Newsham là tác giả cuốn sách: When China Attacks: A Warning To America và nhiều bài bình luận có giá trị chiến lược. Bài viết này là ý kiến của tác giả để tham khảo…
Source: https://asiatimes.com/2023/11/chinas-military-buildup-enough-to-win-a-war-with-us/ 

Phiên dịch: Lê Hoàng Long [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghĩ gì về Joe Biden gặp Tập Cận Bình ở San Francisco?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hai phái đoàn Mỹ-Trung tại cuộc họp ở Điền Trang Filoli, California

Ngày thứ Tư (15/11/2023), Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Điền Trang Filoli, một khuôn viên có di tích lịch sử tọa lạc cách San Francisco khoảng 25 miles nằm về phía Nam. Cuộc gặp hơn 4 giờ đồng hồ trong đó gồm bữa ăn trưa làm việc, Biden và Tập đi dạo trong khuôn viên Filoli và một cuộc họp riêng với Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và Ngoại Trưởng Antony Blinken. Sau đó cả hai phái đoàn đến thành phố San Francisco tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương còn gọi là Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC.
TT Joe Biden đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rất long trọng, một binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong trang phục oai vệ mở cửa cho Tập Cận Bình xuống xe. Trong khi TT Joe Biden đứng đợi Tập ở lối vào một ngôi nhà của Điền Trang Filoli. Tập bước ra khỏi xe thì Biden tiến tới bắt tay với một nụ cười chào đón thân thiện. Cả hai đứng trước cửa vẫy tay chào mọi người để chụp ảnh và tiến vào bên trong với khung cửa của một lâu đài đóng kín lại. Trong đó đã sắp xếp bàn họp, một bên của phái đoàn Hoa Kỳ gồm có các Bộ Trưởng, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và các phụ tá đặc biệt đã được sắp xếp theo mô thức ngoại giao quốc tế (protocol). Phía bên kia bàn là Tập Cận Bình ngồi đối diện với Joe Biden và những người đồng nhiệm cũng ở vị trí đối diện.

Mở đầu Joe Biden phát biểu – một việc khá đáng chú ý khi Biden phát biểu thì ngoại trưởng Blinken ngồi sát bên phải lo lắng nhìn chăm chú vào mặt Biden – theo tôi thì Antony Blinken lo Biden phát biểu sai hoặc hớ hênh (đã xẩy ra trước đây) thì ngoại trưởng Blinken sẽ ra dấu để tổng thống điều chỉnh? Hai bài mở đầu của Biden và Tập được đưa ra ngoài công chúng, phần còn của buổi gặp gỡ gần 4 giờ không tiết lộ chi tiết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Do Thái đã đổ bộ vào Gaza – chuyện gì sẽ xảy ra?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ai cũng biết Do Thái cương quyết tấn công Hamas và đòi “xóa sổ” tổ chức khủng bố này trên Dải Gaza. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì có thể nhanh chóng kích hoạt cuộc chiến lan rộng ở Trung Đông, sau đó có thể lan ra thành Đại Chiến thứ Ba đưa đến tai họa khôn lường cho nhân loại!

Nhận xét này rất có cơ sở bởi vì bản chất cuộc chiến Do Thái-Hamas khác với chiến tranh Nga-Ukraine. Với cuộc chiến Nga-Ukraine thì Mỹ và các nước trong khối NATO ủng hộ chứ không tham chiến, còn chiến tranh Do Thái-Hamas thì Mỹ và các đồng minh trực tiếp tham chiến.

Những quả cầu lửa bốc lên phía trên do không quân yểm trợ bộ binh thả xuống thành phố Gaza trong cuộc tấn công của Do Thái vào ngày 27 tháng 10 (Ảnh AFP)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị viếng thăm Hoa Kỳ, chuyện gì xẩy ra?

Lời người post: Như những bài trước đây đăng trên trang nhà https://vietquoc.org đã đưa ra những nhận định về cuộc xung đột hiện nay giữa Trung Cộng – Hòa Kỳ như hai link dưới đây
Henry Kissinger tái xuất tại Bắc Kinh
Cuộc chiến Mỹ-Trung như thế nào?
Qua nội dung hai bài bình luận trên, cho chúng ta nhìn ra được tình trạng xung đột Mỹ-Trung hiện nay… hai bên sẽ ngồi lại và thảo luận với nhau, chứ lúc này chưa có thể xảy ra chiến tranh mặc dù đã xem nhau như kẻ thù! Dường như những nhận định đó đã ló dạng để chứng minh như hôm 26 tháng 10, 2023, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến Washington để gặp ngoại trường Hoa Kỳ Antony Blinken và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan trong mấy ngày để bàn nhiều chuyện bí mật, nhưng chuyện chính vẫn là chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh của Joe Biden-Tập Cận Bình bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại San Francisco vào giữ tháng tới, và có thể có một cuộc thăm viếng cấp quốc gia sau đó. Khi hai bên chịu ngồi xuống để nói chuyện với nhau thì mọi chuyện sẽ tạm thời được giải quyết (settle down).

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Vương Nghị (Trái) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa kỳ Antony Blinken (Phải) (Ảnh; từ video website https://video.state.gov/)

Dưới đây là tin tức về Vương Nghị thăm Washington DC trong những ngày qua. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phó Tổng thống Lại Thanh Đức: Đài Loan sẽ không lùi bước trước đe dọa của Trung Cộng

Phó Tổng Thống Đài Loan Lại Thanh Đức quá cảnh tại New York (Hoa Ky) (Ảnh: Internet)

Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã nói với người ủng hộ trong khi quá cảnh tại New York rằng: Đài Loan sẽ không sợ và cũng không lùi bước khi đối mặt với các mối đe dọa độc đoán.

Ông Lại Thanh Đức là Phó Tổng thống Đài Loan và ông cũng đang là ứng viên tổng thống hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024 đang quá cảnh ở Mỹ khi trên đường tới thăm Paraguay, dự lễ nhậm chức của tổng thống mới Santiago Pena. Paraguay là một trong 13 quốc gia vẫn còn duy trì mối quan hệ ngoại giao với Đài Loan – một quốc đảo bị Trung Cộng tuyên bố chủ quyền. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phó Tổng thống Đài Loan được chào đón nồng nhiệt khi quá cảnh tại New York

Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Lại Thanh Đức quá cảnh tại New York, Mỹ vào ngày 12/8, trong chuyến thăm nước đồng minh. (Ảnh: Phủ Chủ tịch Đài Loan)

Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Lại Thanh Đức đã đến New York, Mỹ vào tối ngày 12/8. Mỹ là điểm dừng chân của ông trên đường đến thăm Paraguay. Khi đến khách sạn, ông đã được kiều bào Đài Loan từ khắp nước Mỹ và những người yêu chuộng tự do dân chủ từ Trung Cộng Đại Lục chào đón nồng nhiệt. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biden khó có thể tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào tháng 9 trong chuyến công du châu Á

TT Joe Biden phát biểu tại một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc ngày 19/7/2023

Tin Reuters: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dường như không tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh với các nhà lãnh đạo khối ASEAN tại thủ đô Jakarta, Indonesia vào tháng tới, nhiều nguồn tin nói với Reuters, sự vắng mặt có thể đặt vấn đề về cam kết của Mỹ đối với một khu vực quan trọng mà Mỹ đẩy lùi sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Cộng.

TT Biden dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào 2 ngày 9-10/09 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ông cho biết hôm thứ Ba rằng ông dự định thăm một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á đang nổi lên là Việt Nam “trong một thời gian ngắn” để nâng cấp quan hệ ngoại giao, nhưng sự vắng mặt của ông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN từ ngày 4-7/09 là một nghi vấn đáng kể. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin Đông Nam Á

1) Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ thay mặt Papua New Guinea (PNG) tuần tra tại Thái Bình Dương

Các sĩ quan lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đang tuần tra vùng biển Papua New Guinea (PNG) sẽ có quyền lên các tàu nước ngoài bị nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp trong khu khai thác kinh tế của họ mà không cần có sĩ quan PNG trên tàu. Thỏa thuận giữa Mỹ và PNG bao gồm một điều khoản mới cho phép các sĩ quan Cảnh Sát Biển Mỹ thay mặt lực lượng PNG khám xét một tàu khả nghi mà không yêu cầu nhân viên PNG phải có mặt với tư cách là “người lái tàu”. Trước đó, PNG đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ vào tháng 5/2023 và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố việc điều động một tàu tuần duyên Mỹ vào tháng 8 trong chuyến thăm PNG vào tuần trước.

Reference:  Reuters, U.S. Coast Guard to search, board for PNG, in stepped up Pacific role. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương…

1) Mỹ nghiên cứu thuốc nổ để hỏa tiễn bay xa hơn

Hỏa tiễn của Hao Kỳ dùng nhiên liệu rắn

Ngũ Giác Đài và Quốc Hội Mỹ đang xét trang bị thêm để có thể mở rộng phạm vi hoạt động của một số loại vũ khí hiện tại lên tới 20% bằng cách sử dụng các nhiên liệu đẩy mạnh hơn và đầu đạn nhẹ hơn. Tuần trước, thượng viện Mỹ đã đề xuất dự luật dành ít nhất 13 triệu USD để lập kế hoạch, mở rộng và sản xuất các hợp chất hóa học có thể được sử dụng để đẩy hỏa tiễn hoặc thay thế vật liệu nổ trong đầu đạn, được gọi là “năng lượng”. Dự luật sẽ khởi động một chương trình của Ngũ Giác Đài nhằm cố gắng tăng thêm tầm bắn cho các vũ khí hiện có sử dụng hóa chất như Hợp Chất CL-20.

Reference: Reuters, Eyeing China in the Pacific, US studies explosives to make missiles fly further. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt