Trung Cộng đổi cách tiếp cận nhưng không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”
Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc cho rằng mặc dù thay đổi cách tiếp cận nhưng tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Cộng không thay đổi, đồng thời đề cao sức mạnh đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN giữa lúc cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung
Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc, Chủ tịch cũng là CEO của Viện Chính Sách Xã Hội Châu Á (Asia Society Policy Institute – ASPI) nhận định, chúng ta đang sống trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược giữa 2 cường quốc thế giới là Mỹ-Trung.
Theo cựu thủ tướng Kevin Rudd, có 3 nhân tố dẫn đến tình hình như hiện nay. [Đọc tiếp]
THƯỢNG ĐỈNH KHÍ HẬU VẪN LÀ ẢO VỌNG
Các nhà lãnh đạo thế giới gồm 200 nước kéo nhau đến Glasgow, Tô Cách Lan, dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 suốt hai tuần lễ, nhưng không đạt được mục tiêu mong đợi nào, tất cả chỉ là ảo vọng. Mặc dù thay đổi khí hậu là vấn đề cấp bách thế giới, nhưng hình như đây là dịp để các nhà chính trị huênh hoang và thủ lợi hơn là nghĩ đến vấn đề thảm họa trái đất và sinh tử nhân loại.
Một tường trình từ tin CBS, gay gắt về thượng đỉnh khí hậu quốc tế ở Scotland, đã mô tả một “hội nghị thất bại, nó đưa ra những thỏa hiệp trống rỗng, ít tiến bộ.”
“Chúng tôi có mặt những giờ phút cuối cùng của cuộc họp không thấy đạt được các mục tiêu chính yếu nào,” Phóng viên Mark Phillips nói trên ‘CBS Mornings.’ [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật: lần đầu tiên tập trận chung chống tàu ngầm ở Biển Đông
Theo thông báo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm nay, 17/11/2021, hải quân Nhật và Hoa Kỳ hôm qua đã mở một cuộc tập trận chống tàu ngầm đầu tiên tại vùng Biển Đông đang tranh chấp.
Theo trang USNI của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tham gia cuộc tập trận về phía Nhật có một tàu ngầm lớp Oyashio, cùng với hai khu trục hạm chở trực thăng Kaga và Murasame, và một máy bay tuần tra biển. Phía hải quân Mỹ thì điều động khu trục hạm USS Milius và một máy bay tuần tra biển.
Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm của hải quân Nhật Bản tham gia một cuộc thao dượt chống tàu ngầm với quân đội Mỹ tại vùng Biển Đông. Vào tuần trước, hai khu trục hạm Kaga và Murasame của Nhật cũng đã diễn tập với tàu USS Milius của Mỹ trên vùng Biển Đông và sau đó đã ghé thăm vịnh Subic của Philippines vào cuối tuần. Sau khi rời Subic, hai tàu này đã thao dượt chung với một chiến hạm của Philippines. [Đọc tiếp]
Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua ngân sách hạ tầng cơ sở trị giá 1,200 tỷ đô-la
Với 228 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 5/11 đã thông qua ngân sách cho hạ tầng cơ sở trị giá 1,200 tỷ USD, đánh dấu một chiến thắng của Tổng thống Joe Biden sau nhiều tháng vận động kế hoạch chi ngân sách lớn lao để phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở tại Hoa Kỳ, một phần để vật dậy nền kinh tế kiệt quệ vì đại dịch virus Vũ Hán, và phần khác xây dựng hệ thống giao thông vốn đã lâu không được tân trang.
Khoản ngân sách này sẽ được dùng cho chiến dịch xây lại những cây cầu, hệ thống đường bộ và đường sắt đã bị hư hỏng hoặc quá cũ, cũng như tăng cường hệ thống internet tốt hơn. Đây là ngân sách chi tiêu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được Thượng Viện thông qua hồi tháng 8. Và sẽ chuyển lên Tổng Thống Joe Biden ký ban hành thành luật. [Đọc tiếp]
Lần đầu Nga thử hỏa tiễn siêu thanh Tsirkon từ tàu ngầm
Theo Reuters, ngày 4/10, Nga tuyên bố đã phóng thử nghiệm thành công hỏa tiễn hành trình siêu thanh Tsirkon (Zircon) lần đầu tiên từ tàu ngầm, loại vũ khí mà Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là một phần của thế hệ vũ khí vô song thế hệ mới, .
Bộ Quốc Phòng Nga, nơi đã thử nghiệm bắn hỏa tiễn Tsirkon từ một tàu chiến vào tháng 7, nói rằng tàu ngầm Severodvinsk đã bắn hỏa tiễn khi đang hoạt động ở biển Barents và đã trúng mục tiêu đã chọn. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?
Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.
Mỹ và Trung Cộng đang có “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan là tâm điểm. Nhưng một quan điểm suy nghĩ đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Hoa Kỳ cho rằng mặc dù Trung Cộng là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và kỹ thuật công nghệ đối với Hoa Kỳ, Trung Cộng không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một suy nghĩ và sự giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là Mỹ thất bại. Để tránh thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhanh chóng nhận ra rằng Trung Cộng là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. [Đọc tiếp]
TT Biden dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN để huy động đồng minh chống Trung Cộng
Hôm nay ngày 26/10/2021, khối ASEAN mở hội nghị thượng đỉnh trực tuyến dưới sự chủ tọa của nước chủ nhà luân phiên Brunei. Đáng chú ý là trong đó có sự tham dự trực tuyến của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, từ năm 2017 đến nay mà một tổng thống Hoa Kỳ trở lại tham gia thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, khối các nước mà Washington xem là then chốt trong chiến lược đẩy lùi Trung Cộng.
Tin vui: Phe quân phiệt Miến Điện không được họp khối ASEAN
Đòn khá nặng của 09 nước ASEAN: Khi phe quân đội ở Miến Điện thường gọi là quân phiệt lật đổ chính phủ dân chủ non trẻ của bà Aung San Sui Kyi và bắt hết các thành phần lãnh đạo Đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) tại Myanmar (Miến Điện). Việc này do Trung Cộng đứng sau giật dây và điều khiển.
Giới Quân Phiệt ở Miến Điện bị thế giới lên án và có nhiều biện pháp chế tài. Khối ASEAN gồm 9 nước Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho giới quân sự Miến Điện đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing bỏ tối ra sáng. Vào tháng 4/2021 vừa rồi, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, một hội nghị của các nước ASEAN nhóm họp đã đưa ra giải pháp năm điểm ở Miến Điện:
– Chấm dứt bạo lực,
– Đối thoại xây dựng giữa các bên,
– ASEAN cử đặc phái viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối thoại,
– Viện trợ nhân đạo
– Và chuyến thăm của đặc phái viên tới Miến Điện. [Đọc tiếp]
Chuyên viên Hoa Kỳ cảnh báo: Trung Cộng có thể chiếm Đài Loan vì chất bán dẫn
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cảnh báo, lòng khao khát có được các điện tử dẫn đầu thế giới có thể là động lực khiến Bắc Kinh muốn tiến chiếm Đài Loan.
Trên thực tế, quốc gia độc lập Đài Loan là nơi có một số nhà máy bán dẫn lớn nhất và tối tân nhất thế giới, bao gồm nhà sản xuất điện tử có những hợp đồng lớn nhất thế giới, Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan (TSMC).
Công ty nghiên cứu IC Insights có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố: “Hiện tại, không có cơ sở sản xuất và năng lực điện tử nào quan trọng hơn Đài Loan”.
“Trung Cộng có một vấn đề lớn, là không có khả năng sản xuất các thiết bị điện tử tối tân hàng đầu cho nhu cầu điện tử tương lai—một vấn đề mà họ tin rằng có thể được giải quyết thông qua việc thống nhất Đài Loan bằng bất cứ cách nào cần thiết”.
Đầu tháng này, Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ thống nhất Đài Loan với Đại lục vì mục tiêu “bảo tồn chủ quyền”, dù thực tế Trung Cộng chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan sau cuộc chiến với Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Cộng là nhà nhập cảng điện tử lớn nhất thế giới, nên Trung Cộng càng thèm khát khả năng sản xuất điện tử máy tính hàng đầu thế giới của Đài Loan.
IC Insights cho biết, năm ngoái, Hoa Kỳ đã đặt ra các hạn chế về xuất cảng đối với công ty viễn thông khổng lồ Huawei, và nhà máy sản xuất điện tử bản địa lớn nhất của Trung Cộng SMIC, “khiến Trung Cộng đặt câu hỏi về việc làm thế nào để có thể cạnh tranh kỹ thuật công nghiệp điện tử và điện tử trong tương lai”.
Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu, “Kết hợp lại, Trung Cộng và Đài Loan sẽ nắm giữ khoảng 37% công suất điện tử toàn cầu, gần gấp ba lần so với Bắc Mỹ”.
Dù là máy giặt, thiết bị điện tử, hay máy bay chiến đấu, hàng triệu sản phẩm ngày nay phụ thuộc vào điện tử, còn được gọi là chất bán dẫn, để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử. Các điện tử nhỏ hơn đi kèm với hiệu suất tốt hơn, nhưng đòi hỏi các kỹ thuật công nghệ và thiết bị tối tần hơn để chế tạo.
Nghiên cứu của IC Insights cho thấy, Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia duy nhất có thể sản xuất điện tử dưới 10 nanomet (nm), tức một phần trăm micromet. Dữ liệu cho thấy, bởi có TSMC dẫn đầu, Đài Loan cho đến nay đang nắm giữ thị phần lớn nhất (63%) về kỹ thuật công nghệ tối tân nhất trên thế giới, trong khi Samsung của Nam Hàn chiếm 37% còn lại.
Tình trạng thiếu điện tử toàn cầu kéo dài do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm nổi bật tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Đài Loan trong sản xuất điện tử.
Theo báo cáo của IC Insights, các nhà máy sản xuất bán dẫn độc lập chuyên dụng của Đài Loan được dự báo sẽ đại diện cho gần 80% tổng thị trường sản xuất bán dẫn chuyên doanh trên toàn thế giới vào năm 2021.
TSMC gần đây đã công bố kế hoạch hôm 14/10 để mở một nhà máy mới tại Nhật Bản vào năm 2024 để đáp ứng nhu cầu lâu dài đối với điện tử.
Trong khí đó tháng 4/2020 TSMC đã mở một nhà máy sản xuất điện tử tại tiểu bang Arizona, Hoa kỳ.
Tân Đại Sứ Mỹ tại Trung Cộng tuyên bố cứng rắn
Từ khi đại sứ Hoa Kỳ Terry Brandstatd tại Trung Cộng rồi nhiệm sở vào tháng 10/2020 đến nay, chiếc ghế đại sứ Mỹ tại Trung Cộng bị bỏ trống – tình trạng này dưa đến như hai “người điếc nói chuyện với nhau”. Như vậy là hơn một năm Bắc Kinh – Washington không có người đại diện để nói chuyện. Tuần rồi Tổng Thống Joe Biden đề cử ông Nicholas Burns là đại sứ Mỹ tại Trung Cộng.
Vai trò của đại sứ hai nước Mỹ-Trung trong tình hình căng thẳng rất quan trọng . Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng cũng là một nhân vậy quan trọng không kém. Theo tình hình cuộc điều trần ông Nicholas Burns trước Ban Đối Ngoại Thượng Viện thì chắc ông Nicholas Burns sẽ là đại sứ Mỹ tại Trung Cộng trong những ngày tới.
Ông Nicholas Burns năm nay 65 tuổi, bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình ở Châu Phi và Trung Đông. Từ 1983 đến 1985, ông bước vào nghề ngoại giao tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nouakchott, Mauritania châu Phi, Phó Lãnh sự và Phụ Tá nhân viên cho Tòa Lãnh Sự ở thủ đô Cairo, Ai Cập ở Trung Đông. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Bắc Kinh
Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật trừng phạt các hành động “đe dọa hòa bình” của Trung Cộng ở Biển Đông. Hai thượng nghị sĩ đồng chủ tịch dự luật kêu gọi Thượng Viện Mỹ nhanh chóng thông qua, để khẳng định mạnh mẽ cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chủ quyền của các nước đồng minh, và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Trên Twitter, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, ông Bob Menendez, thông báo trong cuộc họp hôm 19/10/2021, Ủy ban đã thông qua dự luật South China Sea and East China Sea Sanctions Act / Đạo luật trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657). Hai thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) và Ben Cardin (Dân Chủ) – đồng đứng đầu dự luật của lưỡng đảng – ra thông cáo báo chí “hoan nghênh Ủy ban thông qua luật nhắm vào các hành động gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. [Đọc tiếp]
Cộng Sản Việt Nam thận trọng về AUKUS?
Lời người post: Chính sách ngoại giao “đi chân hai hàng” của Cộng Sản Việt Nam… đã đưa đến một hành động khúm núm buồn cười: “khi có một bước chân chuyển dịch về Washington thì mắt lại nhìn về Bắc Kinh để dò thái độ”. Hành động thiếu tự chủ này thì muôn đời làm thân khuyển mã. Vừa qua Mỹ-Anh-Úc thành lập liên minh AUKUS, thì CSVN cũng như cũ “khỉ đu dây” như bài bình luận của đài VOA dưới đây.
Nhưng theo một nghiên cứu của Economist Intelligence Unit (EIU) thì cho rằng Việt Nam hiện nay có khuynh hướng theo Mỹ? Với bản đồ dưới đây của EIU.
Hầu hết người Việt khó biết chắc được là nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang đứng về sân banh nào? Hà Nội giữ bí mật này này rất kín.
Việt Nam đưa ra một tuyên bố “bí ẩn và ngắn gọn” về sự thành lập liên minh ba nước Mỹ, Anh và Úc. Theo giới quan sát, trong đó ngầm gửi đi một thông điệp. [Đọc tiếp]
Hải Quân Mỹ ra chiến lược ngăn chặn Trung Cộng chiếm Đài Loan
Tạp chí Quốc Phòng DefenseNews.com phát hành online ngày 5 tháng 10 có bài viết: “Navy secretary’s new strategic guidance focuses on deterring China from invading Taiwan – Hướng dẫn chiến lược mới của Bộ Trưởng Hải Quân tập trung vào việc ngăn chặn China xâm lược Đài Loan”
Trong bài báo tiết lộ rằng: Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro sẽ ra một chiến lược mới nhằm ngăn chặn Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan, đồng thời vô hiệu hóa sự bành trướng quân sự của Trung Cộng trên biển. Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra chiến lược mới trong tình hình Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã và đang mở rộng sức mạnh quân sự và các căn cứ tại Biển Đông và đe dọa sẽ tấn công Đài Loan.
Theo một bản hướng dẫn tóm tắt trên tờ DefenseNews hôm 5/10 thì Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ cho biết, chiến lược mới của Hoa Kỳ bao gồm việc duy trì ưu thế của Hải Quân Mỹ cũng như tạo thêm nhiều nước hợp tác với Mỹ một cách mạnh mẽ khắp toàn cầu, đặc biệt là các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bản hướng dẫn thi hành chiến lược mới sẽ được phát hành trong tuần từ ngày 5 đến 8/10/2021. [Đọc tiếp]
Cựu tư lệnh Hải Quân Nhật Yoji Koda: Nhật nên chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan
Ông Yoji Koda, cựu tư lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản nói trên truyền thông Nhật rằng: Nhật sẽ hứng chịu hậu quả tàn khốc nếu không chuẩn bị cho tình huống sa vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan giữa Trung Cộng và Đài Loan.
Ông Koda tuyên bố thêm: “Không rõ Trung Cộng có theo đuổi con đường thống nhất (Đài Loan) bằng vũ lực hay không. Tuy nhiên, không có lý do nào để (Nhật Bản) nhắm mắt làm ngơ trước những việc có thể xảy ra”.
Ông Koda cho rằng, trong khi không ai muốn dùng quân sự, Trung Cộng chọn cách thống nhất đất nước bằng quân sự. Theo ông, Nhật Bản nên nghiêm chỉnh chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra ở eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]