Trung Cộng độc chiếm dòng sông Mêkông
Tuần báo Courrier international đăng bài “Dòng sông Mêkông được vẽ lại”, trích dịch từ báo Bangkok Post. Bắc Kinh muốn biến dòng sông này thành một tuyến đường trong hệ thống vận tải, vốn đã chằng chịt, để chuyển hàng hóa Trung Cộng xuống các nước Đông Nam Á.
Ngày 14/11/2015, Trung Cộng đề xuất chương trình Hợp tác Lan Thương-Mêkông (CLM) với mục đích cải thiện giao thương và hợp tác với các nước có cùng chung dòng sông đi qua là Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam. Trong cuộc họp đầu tiên giữa các bên vào tháng 03/2016, thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường cam kết bỏ ra 1,35 tỉ euro tín dụng và tuyên bố sẵn sàng cấp các khoản tín dụng tổng cộng đến 83,75 tỉ euro nhằm đầu tư vào các công trình hạ tầng lớn và phát triển hệ thống giao thông trong vùng Mêkông, trong đó có cả hệ thống đường sắt, cảng sông và vận tải hàng không. [Đọc tiếp]
Bài viết của một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam
Gửi các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để nhìn lại chính mình!
Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản Việt Nam, thì tôi nói thật hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục.
Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tổng thống Mỹ đồng ý kế hoạch đối phó Trung Cộng
Sự kiện Mỹ tiến hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên nhân: Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông.
Breitbart News, một hãng truyền thông thân cận với Toà Bạch Ốc, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một quan chức Mỹ tiết lộ rằng: Ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi quá đáng của Trung Cộng tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung Cộng yêu sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.
Hai chữ “bí mật” trên xứ Việt
Hiếm có nơi nào mà hai chữ “bí mật” (confidential) được sử dụng tùy tiện như Việt Nam hiện nay. Đụng thứ gì cũng nghe bí mật !
– Tàu ngư dân Việt bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ, cướp bóc, thậm chí nổ súng giết người, bí mật!
– Người Việt Nam lang thang, chui nhủi ở xứ người làm thuê, bữa no bữa đói, chị giới chủ ép đủ điều vì không được bảo vệ quyền lợi theo hợp tác quốc tế, bí mật!
– Rừng Việt Nam bị chặt sạch cây cổ thụ, trở thành đất trống đồi trọc, bí mật!
– Biển Việt Nam từng là vùng biển đẹp, hoang sơ và giàu tài nguyên một thuở, nay thành biển độc, bí mật!
Bọn Trung Cộng vừa ăn cướp vừa la làng
Trước đây bọn Việt Cộng vì “đu giây” với Mỹ và Nhật, Trung Cộng đã ngăm nghe Việt Cộng rằng “chọn bạn mà chơi”. Gần đây, thêm trong một bài báo trên trang điện báo “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” với đề tài sặc lời sắc máu háo thắng chiến tranh “Hãy giết bọn VN để làm vật tế cờ cho trận Nam Sa”. Chuyện gì đang xẩy ra giữ chủ-tớ bọn chúng? Bài báo này chứng minh tôi ác Trung Cộng vừa ăn cướp vừa la làng. Dù phán quyềt Quốc tế PCA đã cho rằng bản đồ chín đoạn “lưỡi bò” là bất hợp pháp. [Đọc tiếp]
Hội Sinh viên Nhân quyền VN ra mắt sau khi sáng lập viên bị bắt
Hội sinh viên Nhân quyền Việt Nam, một nhóm sinh viên có ước nguyện cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, và nhân quyền cho các sinh viên, trong tuần này công khai tuyên bố thành lập. Trước đó, sáng lập viên của hội, anh Trần Hoàng Phúc đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật hình sự. [Đọc tiếp]
Khi Bộ trưởng Quốc phòng CSVN xách hoa đi vận động hành lang
Vào ngày 17/7/2017 Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch đã vác hoa đi thăm một loạt các trùm tướng lãnh [CSVN] đã về hưu nhưng còn nhiều ảnh hưởng đằng sau sâu khấu chính trị của đảng hay với giới quân đội. Đây là chuyến mang danh nghĩa “thăm viếng” nhưng thật sự là một cuộc vận động sự ủng hộ, lôi kéo phe phái trong bối cảnh lợn ăn nhiều heo ăn ít giữa các thế lực bỏ súng kiếm tiền trong quân đội.
Bắc Hàn, IS kéo Mỹ trở lại biển Đông?
Mặc dù mối lo hạt nhân của Bắc Hàn và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo từng là những vấn đề kéo sự chú ý của chính quyền đương nhiệm Hoa Kỳ ra khỏi biển Đông nhưng chính những điều này lại đang đưa Hoa Kỳ trở lại với khu vực.
Nhiều diễn giả của Mỹ và quốc tế tại Hội Nghị Biển Đông thường niên của CSIS tổ chức hôm 18/7 kêu gọi chính quyền Trump có sự gắn kết mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi một thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định Hoa Kỳ đang hướng đến “khu vực quan trọng nhất trên thế giới” của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Ấn Độ tham gia vào Biển Đông
Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Cộng.
Trong một hành động ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Biểu tình chống thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc
Ngày thứ Tư 05.07.2017 tại Mainz
Bài viết này chỉ có mục đích viết lại một vài cảm tưởng và nhận định cá nhân của một tham dự viên sau cuộc biểu tình ngày 05.07.2017 tại thủ phủ Mainz của tiểu bang Rheinland-Pfalz.
Cuộc biểu tình nào của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại sau ngày đau thương của dân tộc 30.04.1975 đều mang cùng một mục đích: “kêu gọi thế giới bên ngoài hãy nhìn lại thực trạng bi đát của dân tộc Việt Nam dưới chế độ CS đầy bưng bít, giả dối, chỉ theo đuổi mục đích riêng tư của đảng và của nhóm chóp bu cầm quyền, chà đạp NHÂN QUYỀN với tất cả mọi hệ lụy, TỰ DO, DÂN CHỦ chỉ là những từ ngữ trên đầu môi chót lưỡi để muối mặt đi ăn xin với thế giới Tây phương, một thế giới vốn “dễ tin” phát sinh từ lòng nhân đạo”. [Đọc tiếp]
Chuyện về Giáo sư Ngô Bảo Châu bị đảng CSVN “nhục mạ”
Cách đây mấy năm, một tin chấn động, nhà toán học người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields (như giải Nobel Toán Học). Năm 2016, một lần nữa Giáo Sư Ngô Bảo Châu được phong danh vị Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp (một danh vị rất cao quý của ngành khoa học Pháp). Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện là giáo sư toán học tại đại Đại Học Chicago Hoa Kỳ. Gần đây tôi có đọc bài “Xúc động hình ảnh GS Ngô Bảo Châu dạy học cho học sinh nghèo miền núi” – link http://www.baomoi.com/anh-gs-ngo-bao-chau-gian-di-day-chu-cho-tre-em-vung-cao/c/14684755.epi – Nhìn những hình ảnh này thấy cả một tấm lòng với các em học sinh nghèo miền quê…Một Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, lặn lội đến rừng sâu, núi cao để dạy cho các em học sinh nghèo, thiếu thốn…quả một tấm lòng vàng.
Gần đây, qua một số suy tư, trên facbook của GS Ngô Bảo Châu không muốn tôn thờ “chủ nghĩa giáo điều”, những lời phát biểu như “Bỏ ra 1400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh” v.v… Bọn CSVN đã “núp bóng” vứt “xương cá” vào mặt GS Ngô Bảo Châu với những ngôn từ hạ đẳng như Việt Cộng thường dùng thời “đấu tố cải cách ruộng đất” – Những bài dưới đây cho thấy sự hèn hạ của chế độ CSVN vẫn không bao giờ thay đổi… [Đọc tiếp]
Biển Đông: Hà Nội gia hạn cho Ấn Độ tìm dầu ở lô bị Bắc Kinh yêu sách
Việt Nam vừa gia hạn thêm hai năm giấy phép cho một Công ty dầu hỏa Ấn Độ quyền thăm dò và khai thác một khu vực ở Biển Đông bị Trung Cộng đòi chủ quyền. Thông tin này đã được Công ty Ấn Độ có liên quan tiết lộ ngày hôm qua, 06/07/2017 với hãng tin Anh Reuters.
Theo ông Narendra K. Verma, giám đốc điều hành Công ty dầu khí Nhà Nước Ấn Độ ONGC Videsh, Việt Nam đã chính thức gởi công văn gia hạn thêm 2 năm giấy phép cho Công ty Ấn Độ này thăm dò lô mang ký hiệu 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Hàng loạt ngân hàng quốc tế đang dần rút khỏi Việt Nam
Thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đồng loạt có động thái tháo vốn, bán lại cổ phần đang sở hữu tại một ngân hàng quốc nội nào đó.
Các chuyên gia ngân hàng, chuyên viên kinh tế nhận xét thế nào về hiện tượng đó?
Khó khăn kinh doanh ở Việt Nam
Đối với nhiều người, việc một số ngân hàng nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam là một điều ngạc nhiên, nhưng với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng ở Mỹ, lại khẳng định ông hoàn toàn không ngạc nhiên. Theo ông, vấn đề được cho là trở ngại lớn nhất của ngân hàng quốc tế khi hoạt động ở Việt Nam là “môi trường kinh doanh”, làm cho các ngân hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng xem xét lại việc đầu tư vào ngân hàng Việt Nam từ khoảng 7 năm trước, và thể hiện rõ rệt bắt đầu khoảng 5 năm trở lại đây. [Đọc tiếp]
Hai máy bay ném bom Mỹ thách thức Trung Quốc trên Biển Đông
Nguồn Reuters: Hôm thứ Sáu 7/7, không quân Mỹ cho hay hai máy bay ném bom của Mỹ đã bay ngang qua vùng biển đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông, để khẳng định khu vực này là lãnh thổ quốc tế, bất chấp Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các tuyến hàng hải trong khu vực.
Theo Reuters, hai máy bay ném bom B-1B Lancer xuất phát từ đảo Guam của Hoa Kỳ hôm thứ Năm, giữa lúc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị cho một một cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Đức. [Đọc tiếp]