Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Hạ viện Mỹ sắp biểu quyết gia tăng chế tài Bình Nhưỡng

TNS Chris Coons trả lời báo chí sau khi toàn thể Thượng viện tham dự điều trần tại Tòa Bạch Ốc về vấn đề Bắc Triều Tiên hôm 26/4/17

Hạ viện Mỹ sớm nhất là tuần tới sẽ biểu quyết về dự luật tăng cường các biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên bằng cách nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp vận tải biển của Bình Nhưỡng và các công ty làm ăn với nước này, theo nguồn tin từ các phụ tá ở Hạ viện ngày 27/4.

Dự luật được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng trước nhắm mục tiêu cắt đứt nguồn cung cấp tiền mặt giúp tài trợ cho chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tăng áp lực để ngăn chặn vi phạm nhân quyền như sử dụng lao động nô lệ, Chủ tịch Ủy ban, dân biểu Ed Royce bảo trợ dự luật này, cho biết.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quốc Hận 30-04: Hoài niệm tháng Tư đen (Thơ Nhất Hùng)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Cộng thanh trừng nội bộ: Đinh la Thăng có thể bị loại

Đinh La Thăng

Đinh La Thăng sinh năm 1960, ủy viên Bộ Chính Trị CSVN, Bí Thư Thành Phố Sài Gòn (HCM) . Tuổi  55 , ở chức vụ đó là nhắm đến ghế Thủ Tướng hay Tổng Bí Thư  đảng CSVN trong kỳ đại hội đãng CSVN 2021. Nay nội bộ CSVN đang chia rẻ đánh nhau, cho nên gần đây có những buổi họp quan trọng kỷ luật Đinh La Thăng vì tội tham nhũng. Thiệt tình! trong Bộ Chính Trị CSVN có ai mà không tham nhũng có hằng trăm triệu Dolar với tài sản kếc xù. Nếu vì tham nhũng mà bị kỷ luật thì Bộ Chính Trị đảng CSVN bị kỷ luật đem tử hình hết chẳng còn ai?  Cho nên việc kỷ luật Đinh La Thăng là thanh trừng do tranh chấp quyền lực nội bộ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam, “nhà tù lớn thứ nhì đối với các nhà báo công dân”

Bà Trần Thị Ngay bị bắt ở Hà Nội tháng 1/2017

Việt Nam bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.

Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt được Tổng thống Mỹ đề cử lên thiếu tướng

Thiếu tướng Lương Xuân Việt

Trong số 32 sỹ quan của Quân lực Hoa Kỳ vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử lên Thượng viện để phong Thiếu tướng có ông Lương Xuân Việt, hiện là chuẩn tướng lục quân, theo thông báo của Quốc hội Mỹ hôm 24/04. Theo thủ tục, các đề cử này đã được Ủy ban Quân lực đưa ra trong cùng ngày.
Được báo Mỹ ca ngợi là “người con của Việt Nam Cộng hòa”, ông trở thành quân nhân cao cấp gốc Việt đầu tiên lên chuẩn tướng hồi tháng 8/2014. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày 23 tháng 4: Sạt lở đất làm 40 căn nhà đổ xuống sông ở tỉnh An Giang

Dòng sông “ăn sâu vào đất liền hơn 50 mét, khiến 40 căn nhà dân bị đổ xuống sông, chìm trong dòng nước ở ấp Mỹ Hội xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang)”. Tin cho hay, tình trạng lỏ đất trôi nhà xẩy ra trong suốt nhiều ngày qua, và dường như “không có dấu hiệu dừng lại”. Tình trạng do khái thác bừa bãi không có kế hoạch dưới chề độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Video quay lại thấy cảng rùng rợn:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biểu tình giữ đất ở Bắc Ninh tiếp tục

Người dân thôn Vọng Đông, huyện Ninh Phong tỉnh Bắc Ninh “nổi dậy” chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam cướp đất:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đông Nam Á bắt đầu được chính quyền Donald Trump quan tâm

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (T) và bà Elizabeth Buensuceso, đại diện thường trực của Philippines tại ASEAN trong cuộc họp ở trụ sở Ban Thư Ký khối ASEAN, Jakarta, Indonesia, ngày 20/4/2017. REUTERS/Mast Irham/Pool

Với chuyến công du Indonesia của phó tổng thống Mỹ Mike Pence, chính quyền Donald Trump đã bắn đi một tín hiệu trấn an tới các nước Đông Nam Á: Chính sách châu Á của Mỹ sẽ không chỉ giới hạn ở khu vực Đông Bắc Á với hai vấn đề là Bắc Triều Tiên và thâm thủng mậu dịch khổng lồ với Trung Cộng. Liên tiếp trong hai ngày, 20 và 21/04/2017, đã có những loan báo dồn dập thể hiện mối quan tâm của Washington đối với khu vực.

Nổi bật nhất trong các thông báo là lời xác nhận vào hôm qua 20/04 của phó tổng thống Mike Pence tại Jakarta, theo đó tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Philippines tham dự hội nghị thường niên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 11/2017.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thông điệp từ Dương Nội gửi tới Đồng Tâm

Người dân Dương Nội biểu tình bên ngoài tòa án trước vụ xử “dân oan” Cấn Thị Thêu (6/2016). Dân Dương Nội, Hà Đông, gần 10 năm đấu tranh giành lại đất đai sản xuất từ nhà cầm quyền CSVN

Gần 10 năm sau khi người dân của làng Dương Nội “vùng lên” để đòi lại đất đai của họ thì những người dân của Đồng Tâm – một xã khác cũng trong thành phố Hà Nội –  đứng lên đối chọi với nhà cầm quyền vì mất đất sản xuất.

Những người dân của làng Dương Nội ở Hà Đông vẫn đang tiếp tục đấu tranh và người dân Đồng Tâm có thể học được gì từ 10 năm đấu tranh của người Dương Nội?

Anh Trịnh Bá Phương, người dân xã Dương Nội, cho rằng những người dân Đồng Tâm đang thắng thế trong cuộc xung đột với nhà cầm quyền bởi “phía nhà cầm quyền Hà Nội đã phải nhượng bộ thả tất cả những người dân bị bắt giữ trái phép.” Theo người con trai của nhà đấu tranh quyền đất đai, chị Cấn Thị Thêu, đang bị nhà cầm quyền giam giữ, người Đồng Tâm có được sự ủng hộ từ nhiều tầng lớp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

G7 kêu gọi tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông

Đại diện G7 chụp hình lưu niệm tại Lucca, Italy ngày 11/4/17

Ngoại trưởng các quốc gia có công nghiệp mạnh nhất  G7 vừa ra thông cáo chung kêu gọi thực thi phán quyết của Tòa trọng tài Liên hiệp quốc vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông.
Trong thông cáo, Ngoại trưởng G7 cũng nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ về việc xây dựng các tiền đồn quân sự mới tại các vùng biển tranh chấp cũng như việc đe dọa dùng võ lực trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
Nhóm G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, và Mỹ.
Thông cáo nói G7 xem phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển là căn cứ hữu ích cho các nỗ lực sau này để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách ôn hòa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

VÌ SAO CSVN THÍCH CƯỚP ĐẤT?

Cảnh sát CSVN đi cướp đất như trong hình

Đã đành rằng “tấc đất là tấc vàng” vì con người sinh ra thêm nhiều mà đất thì chẳng sinh thêm ra. Chính vì thế mà đất đai ngày càng đắt lên, tình trạng này ở đâu cũng thế. Tuy nhiên, câu chuyện cướp đất ở Việt Nam (VN) có thêm nhiều nguyên nhân khác nữa. Nếu lướt qua google, với chỉ hai từ khóa “Cướp đất” đã có 3 triệu, 110 nghìn kết quả chỉ sau 0.68 giây. Vậy tại sao đảng CSVN lại thích cướp đất của dân nhiều đến thế ?

Đầu tiên, CSVN đưa ra chính sách “Đất đai là sở hữu toàn dân” trong hiến pháp năm 1992. Nhưng cái khái niệm toàn dân đó lại mông lung vì nó chẳng có cơ sở nào để thực hiện cái “toàn dân” đó.  Đảng CSVN lại cột vào câu “do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Mà ai cũng biết, nhà nước ở đây toàn là đảng viên của một đảng độc tài – đảng CSVN. Vì thế mà cái khái niệm toàn dân chỉ là để mị dân, còn thực tế đất đai thược quyền của hơn 3 triệu đảng viên đảng CSVN. Vì thế, đảng CSVN muốn cướp là cướp, muốn lấy là họ quyết làm bằng được. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dân Xã Yên Trung, huyện Yên Phong lại nổi lên chống nhà nước CS đòi đất

Cuộc đụng độ giữa dân và cảnh sát CSVN tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017.

Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa tin tức lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.
Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.
Tin tức của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Trump mời thủ tướng CSVN “cờ-lờ-mờ-vờ” thăm Mỹ !

Việt Cộng cần tiền từ Trump nhưng vẫn chạy theo Tàu Cộng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời thủ tướng Việt Nam “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ” Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ. Hãng tin Reuters hôm nay 21/04/2017 dẫn nguồn tin từ trang web nhà cầm quyền CSVN loan báo như trên.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Trung tướng H.R.McMaster đã chuyển thư mời của tổng thống Donald Trump cho phó thủ tướng CS Việt Nam Phạm Bình Minh, hiện đang viếng thăm Hoa Kỳ. Năm 2016, thủ tướng “cờ-lờ-mờ-vờ” Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết ông sẵn sàng thăm nước Mỹ để xúc tiến quan hệ hai nước. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trí Thức và Thanh Niên (thơ Nhất Hùng)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng bị Phương Tây tẩy chay hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa cũ năm 1877 (đường màu đỏ)

Con đường tơ lụa: Danh từ này có từ đời thượng cổ, nay nhắc lại “Con Đường Tơ Lụa” có phải kể chuyện cổ xưa không? Thưa không, “Con Dường Tơ Lụa” mới là kế hoạch xâm lược mới của con cháu Đại Hán,Tập Cận Bình.

Con đường tơ lụa ngày xưa: Trung Hoa là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên (TCN). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hạng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay.
Trên đường về ông và đoàn tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất thích thú. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là “Con Đường Tơ Lụa” lúc này chỉ là đường mòn tải tơ lụa, hàng hóa. “Con đường tơ lụa” thời đó bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Hoa) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, các nước xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường có chiều dài khoảng  6.437 km (theo tài liệu Wikipidia)
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt