Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

TT Biden cho hay lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng tầm quan hệ

TT Biden tại Freeport tiểu bang Maine ngày 28/07/2023


Tin VOA: Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu ngày 28/7 cho biết nhà lãnh đạo của (Cộng Sản) Việt Nam muốn gặp và hội đàm với ông tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 vào tháng 9 ở New Delhi, Ấn Độ để thảo luận về việc nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ. TT Biden nói: “Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm chúng tôi thành một đối tác lớn, ngang hàng Nga và Trung Cộng”.
Ông Biden nói trước hàng chục nhà tài trợ ủng hộ chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông tại ở Freeport, bang Maine.
 
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Biden đề cử 3 nhân vật quan trọng của Tòa Bạch Ốc

Ba nhân vật quan trọng TT Biden đề cử vào Tòa Bạch Ốc trong những ngày gần đây:

TT Joe Biden bắt tay Đại Tướng Charles Brown (ảnh Internet)

1) TT Biden đề cử Đại Tướng Không quân Charles Brown làm Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ thay thế ông Mark Milley.

Tòa Bạch Ốc ra thông báo cho biết Tổng thống Biden chính thức đề cử đại tướng không quân Charles Brown làm Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc.
Nếu được Thượng viện thông qua, tướng 4 sao Charles Brown sẽ thay thế tướng Milley sẽ mãn nhiệm kỳ vào tháng 9. Và Đại Tướng Brown sẽ trở thành người Mỹ gốc Phi thứ hai làm sĩ quan cao nhất quân đội Hoa Kỳ, sau ông Colin Powell (1989-1993).
Ông Brown đã nói về cuộc đời phi công của ông rằng: “Tôi đang nghĩ về sự nghiệp không quân của tôi, nơi tôi thường là người Mỹ gốc Phi duy nhất trong phi đội hay khi là sĩ quan cấp cao, là người Mỹ gốc Phi duy nhất trong phòng. Tôi nghĩ về áp lực phải thực hiện nhiệm vụ mà không để xảy ra sai sót, đặc biệt là trước những người giám sát mà tôi cho là không kỳ vọng nhiều về tôi. Tôi cũng nghĩ về việc phải nỗ lực gấp đôi để chứng minh sự kỳ vọng và nhận thức của họ về người Mỹ gốc Phi là không có căn cứ”, Tướng Brown nói sau vụ George Floyd bị cảnh sát da trắng tiểu bang Minnesota đè cổ đến chết vào năm 2020. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ có thể vừa giúp Ukraine vừa ưu tiên châu Á như thế nào?

Hình minh họa: Cho rằng NATO ở châu Âu chưa đủ! Còn sức qua đến châu Á…

Trong khi một cuộc xung đột tại bờ Tây Thái Bình Dương đang ngày càng có khả năng xảy ra, Mỹ vẫn chưa chuẩn bị cho cuộc chiến này với sự ưu tiên cần thiết. Do đó, Mỹ cần phải ưu tiên khắc phục lỗ hổng này trên mọi phương diện bằng tất cả nguồn lực để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Cộng tại chuỗi đảo thứ nhất. Theo đó, vũ khí có thể giúp Mỹ đạt được mục tiêu này bao gồm HIMARS, ATACMS, GMLRS và UAV chiến thuật cũng như các hệ thống phòng thủ như Patriot, NASAMS, Harpoons, Stingers và Javelin mà quân phòng thủ Đài Loan hoặc Mỹ có thể sử dụng để làm suy yếu lực lượng Trung Cộng xâm lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Từ trái qua phải: Thủ Tướng Lee Hsien Loong của Singapore, Thủ Tướng Narendra Modi của Ấn Độ và Thủ Tướng Prayut Chan-o-cha của Thái Lan.

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Cộng trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt quấy rối ở Biển Đông

Ngày 11/7, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng ngừng can thiệp vào các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, và chấm dứt “hành vi quấy rối thường xuyên” các tàu của các quốc gia có quyền hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Tàu HD8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại bãi Tư Chính Việt Nam tháng 6/2023

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller đã đưa ra một tuyên bố vào đêm trước kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền tham vọng của Trung Cộng đối với các vùng biển tranh chấp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc và Solomon lại ký hiệp ước hợp tác an ninh…

Lời người post: Bao nhiêu nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Solomon vẫn còn đi sát với Trung Cộng

Thủ Tướng Solomon Sogavare gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10/07/2023

Ngày 10/7, Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận về hợp tác cảnh sát như là một phần của việc nâng cấp quan hệ của họ lên cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, bốn năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương rút khỏi quan hệ với Đài Loan và chuyển sang bắt tay với Trung Quốc.

Hiệp ước hợp tác cảnh sát nằm trong số 9 thỏa thuận được ký kết sau khi Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare gặp Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường tại Bắc Kinh, nhấn mạnh sự thay đổi chính sách đối ngoại của quốc gia ông.

Ông Sogavare đã đến Trung Cộng hôm 9/7 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi hai nước đạt được hiệp ước an ninh vào năm ngoái, trước sự báo động của Mỹ và các nước láng giềng bao gồm Úc, New Zealand. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Di chúc của những nhân vật không Cộng Sản trái ngược với Cộng Sản như thế nào?

Lời người post:

1) Tôn Dật Tiên (1866-1925): tên Tôn Văn, tự là Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên nên gọi là Tôn Dật Tiên. Suốt đời bôn ba ở hải ngoại để lật đổ chế độ phong kiến Nhà Thanh của Mãn Châu. Tôn Dật Tiên sáng lập ra Trung Hoa Quốc Dân Đảng và là người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh xây dựng một nước dân chủ ở Trung Hoa.
2) Tưởng giới Thạch (1887-1975): Tên Tưởng Trung Chính, tên chữ là Giới Thạch nên thường gọi là Tưởng Giới Thạch, học trò của Tôn Dật Tiên. Kế vị lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ năm 1928-1975. Lúc đầu ở Trung Hoa Lục Địa (1928-1949) đánh với Cộng Sản Mao Trạch Đông và chống quân Nhật xâm lược. Năm 1949 ông bị Cộng Sản Mao đánh bại phải di tản ra đảo Đài Loan năm 1949 và thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại quốc đảo này.
3) Mao Trạch Đông (1893-1976): Lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa, theo chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê sau này đảng Cộng Sản Tàu thêm vào tư tưởng Mao. Cộng Sản Mao chiến thắng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch năm 1949 và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Trung Hoa Lục Địa chúng ta thường gọi là Trung Cộng.

4) Hồ Chí Minh (1890-1969): Theo đảng Cộng Sản Mác-Lê-Mao, nghĩa là người được Cộng Sản Mác-Lê đào tạo hàng thập niên và sau này tôn Mao làm thầy về “tư tưởng Mao”. Người Việt quốc gia cho Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc. Với dân tộc và tổ quốc Việt Nam Hồ Chí Minh có hai cái tội to lớn chưa từng thấy trong lịch sử:
– Thứ nhất là ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, khác gì chặt thân mệnh mẹ Việt Nam làm hai, sau đó tiến hành xâm lược miền Nam gây nên chết chóc hàng triệu sinh linh…
– Thứ hai là du nhập chế độ ngoại lai cộng sản man rợ vào Việt Nam.

Con người trước khi chết thường kêu lên tiếng vọng từ đáy lòng. Chúng hãy nghe 4 người trên trăn trối khi chết như thế nào nhé:
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vụ nổi dậy tại Đắk Lắk đã hé lộ…

Trong vòng đỏ là tỉnh Đắk Lắk giáp biên với Capuchia (Bản đồ VN)

Câu chuyện 6 sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) của hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur bị bắn chết ở tỉnh Đắk Lắk trong tháng trước đã gây xôn xao trong và ngoài nước. Nhiều dư luận suy đoán chứ không có một điều gì chắc chắn là do ai tổ chức. Đến nay đã gần 100 người dân Đắk Lắk bị công an CSVN tình nghi và bắt để điều tra, mà chưa tìm ra thủ phạm chủ mưu.

Nếu nói rằng biến cố ở hai xã tỉnh Đắk Lắk là một cuộc tự phát của dân thiểu số (người Thượng) do nhà cầm quyền CSVN cướp nương rẫy mà họ đã bỏ bao nhiêu công lao để khai phá và trồng trọt hoa màu như một biến cố “tức nước vỡ bờ” thì không đúng hẳn.

Mà phải nói đây là một cuộc nổi lên có tổ chức. Vì sao dám khẳng định điều này?
Vì sự tấn công vào hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur xảy ra cùng thời điểm, điều này chứng tỏ những người tấn công vào hai xã trên có liên lạc với nhau chặt chẽ để chọn cùng thời điểm tấn công – đó là cơ bản của tổ chức.

Thêm nữa, đến nay vẫn chưa bắt được người cầm đầu hoặc người quan trọng trong hai cuộc tấn công vào trụ sở hai xã trên để giết chết công an, như vậy họ đã tính toán đường rút khi thực hiện xong công việc (đây là yếu tố cơ bản thứ hai về tổ chức) – họ đã cao bay xa chạy đến nước khác mà nghi là Campuchia vì Đắk Lắk có biên giới giáp với Campuchia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại giao “cây tre” của Cộng Sản Việt Nam bị bật gốc

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Nguyễn Phú Trọng hô hào ngoại giao cây tre từ năm 2016, có người tưởng ngoại giao cây tre là gió thổi chiều nào thì bổ theo chiều đó. Theo “chánh tổng” Nguyễn Phú Trọng giải thích thì ngoại giao cây tre có 3 ý nghĩa về “gốc, thân và đặc tính cây tre” – “gốc” cây tre thường quyện vào nhau mang biểu tượng đoàn kết, “thân” cây tre là biểu tượng hiếu hoà nhưng quật cường, “đặc tính” cây tre thì lại là biểu tượng cho dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh sống. Từ đó “sách trắng” của nhà nước CSVN đưa ra chủ trương 4 không: Không liên minh quân sự với nước nào; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài xử dụng căn cứ quân sự trên đất mình để chống nước thứ ba; Và không xử dụng vũ lực hoặc đe dọa xử dụng vũ lực trong ngoại giao quốc tế.

Đó là những gì Cộng Sản Việt Nam (CSVN) nói. Còn sự thật chúng lừa bịp quần chúng và thế giới như thế nào? Điểm chính ngoại giao của nhà nước CSVN làm sao để bám chặc quyền lực với chủ trương “thà mất nước còn hơn mất Đảng” nên Hà Nội cam tâm làm nô lệ cho Bắc Kinh để được bao che giữ quyền lực cai trị của Đảng. Điều này Nguyễn Minh Triết cựu Chủ Tịch Nước từng tuyên bố “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” – Điều 4 nói rằng chỉ có một mình đảng CSVN lãnh đạo đất nước không được ai chen vào – đến nay CSVN vẫn ôm chặt điều 4 không thay đổi! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại Trưởng Mỹ tiếp Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Cộng Sản Việt Nam Lê Hoài Trung

Antony Blinken gặp Trưởng Ban Đối Ngoại CSVN tại Washington DC ngày 29/06

Hôm qua, ngày thứ Năm 29 tháng 6, 2023 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tiếp Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Lê Hoài Trung, người đứng đầu về đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng. Giới quan sát nhận định rằng cuộc gặp này có thể dẫn tới khả năng Nguyễn Phú Trọng sang thăm Toà Bạch Ốc vào cuối tháng 7. 
Ngoại trưởng Mỹ gọi cuộc gặp với ông Trung là “hữu ích”. Ông viết trên Twitter: “Chúng tôi đã thảo luận về cách chúng ta có thể nâng cao và củng cố hơn nữa Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Hoa Kỳ-Việt Nam, quan hệ đã đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong hơn mười năm qua”.
Ông Blinken đăng hình ảnh các quan chức hai bên gặp nhau tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có sự tham dự của ông Daniel Kritenbrink, Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, và ông Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Cộng”

Đại sứ Campuchia tại Hoa Kỳ Keo Chhea phát biểu trong cuộc họp báo ở New York, ngày 8 tháng 8 năm 2022. | Seth Wenig/AP Photo

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp là bà Sophea Eat và ông Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi bà Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà – ông Keo Chhea, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington DC từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho hai vị đại sứ. Chính quyền Tổng thống Biden đang bị sốc trước việc Campuchia đang nhanh chóng trở thành một nhà nước độc đảng ngày càng đàn áp khi tháng trước đã cấm Đảng Candlelight Party đối lập chính của đất nước tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng Bảy tới. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Campuchia đang cho phép Trung Cộng dựng một căn cứ hải quân trên Vịnh Thái Lan để quân đội Trung Cộng độc quyền sử dụng. Nhưng Tổng thống Joe Biden cũng đánh giá cao sự ủng hộ của Campuchia đối với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ hậu thuẫn chống lại cuộc chiến của Nga xâm lăng Ukraine trong 15 tháng qua. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng 15-30/06/2023

HKMH USS Ronald Reagan của Mỹ cập bến Đà Nẵng 25/06

Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan đến thăm Đà Nẵng từ 25-30/6/2023. Lần gần nhất Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ ghé hải cảng Việt Nam là tháng 3/2020. Một chuyến thăm khác được cho là đã có hẹn trước vào tháng 7/2022 nhưng bị Việt Nam hủy sau đó.

Theo nguồn tin của BBC, chuyến thăm của đội tàu Hải Quân Hoa Kỳ dự kiến gồm Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan (CVN-76), soái hạm hộ vệ Hàng Không Mẫu Hạm số 5 (CSG 5), cùng tàu tuần dương USS Antietam (CG 54) và tàu tuần dương USS Robert Smalls (CG 62) sẽ cập hải cảng thành phố Đà Nẵng từ ngày 25-30/6/2023. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhân dịp Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Báy 17-6-1930 tìm hiểu lý do Trung Cộng “vinh danh” Tôn Dật Tiên và CSVN “vinh danh” Nguyễn Thái Học

Chết cho tổ quốc chết vinh quang (Nguyễn Thái Học và chữ ký)

Theo The New York Times số ra ngày 6 tháng 3, 1982, 32 năm sau khi chiếm toàn lục địa, nhà cầm quyền Trung Cộng mới thả hết các đảng viên Quốc Dân Đảng Trung Hoa (Kuomintang) ra khỏi nhà tù mặc dù trong thời điểm đó nhiều đài tưởng niệm, nhiều đường phố và ngay cả nhiều trường đại học mang tên Tôn Văn, người sáng lập ra  Quốc Dân Đảng Trung Hoa. 

Tại Việt Nam, những năm sau 1930, các chính sách tận diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) đã được thực hiện bằng nhiều cách như tấn công trực tiếp trong vụ Ôn Như Hầu, ám sát như trường hợp sáng lập viên VNQDĐ Nhượng Tống, hay xử tử như trường hợp nhà văn Khái Hưng mặc dù trong cùng thời điểm đó, Nguyễn Thái Học đã được đảng CS “vinh danh” như một “anh hùng dân tộc”.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phát Thanh: Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Báy của VNQDĐ Lần Thứ 93

Thân gửi quý độc giả trong và ngoài nước: Audio dưới đây là chương trình phát thanh của VNQDĐ đặc biệt cho Ngày Tang Yên Báy Lần Thứ 93 tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 tiên liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài đền nơ nước tại Yên Báy vào ngày 17 tháng 6 năm 1930 do Ban Phát Thanh VNQDĐ thực hiện:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng Niệm Lần Thứ 93 Ngày Tang Yên Báy tại Washington DC

Lễ Tưởng Niệm Năm Thứ 93 Ngày Tang Yên Báy do Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức trang trọng vào ngày thứ bảy 17 tháng 6 năm 2023 tại Phòng Đọc Sách Cô Giang, thành phố Falls Church, Virginia với sự hiên diện của các Đại Diện Cộng Đồng, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Hội Đoàn Quốc Gia, Cơ Quan Truyền Thông-Báo Chí và Gia Đình Việt Quốc.

Bàn thờ các Vị Tiên Liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng

93 năm trước,  ngày 17 tháng 6 năm Canh Ngọ 1930, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và 12 Tiên Liệt Quốc Dân Đảng đã hy sinh, đền nợ nước tại Yên Báy, các vị bị thực dân Pháp hành quyết bằng máy chém vì cuộc khởi nghĩa dành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam bất thành. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt