Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Bầu cử giữa kỳ Mỹ, cuộc “trưng cầu dân ý” về tổng thống

Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động tranh cử tại phi trường quốc tế Pensacola, Florida ngày03/11/2018 (Ảnh: REUTERS/Carlos Barria)

Ngày 06/11/2018, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu lại bộ máy lập pháp (toàn bộ Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện), nghị viện các tiểu bang và một phần lớn các ghế thống đốc tiểu bang. Cuộc bầu cử ngay từ giờ đã báo hiệu một bước ngoặt cho chính quyền Trump cùng hy vọng cho phe Dân Chủ. RFI tóm lược những tranh chấp của kỳ bầu cử có thể làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng chính trị của nước Mỹ sau hai năm nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.

Những vị trí nào sẽ được bầu và những tranh chấp

Dù không mấy khi lôi kéo đông đảo cử tri tham gia nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng. Cuộc bầu cử này diễn ra vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống có ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính quyền trong 2 năm còn lại của tổng thống. [Đọc tiếp]

Bầu cử Mỹ năm 2018: Trump-Obama quyết đấu trước giờ G

Số ghế Thượng Viện Mỹ

Sau một thời gian dài vắng bóng trên các bục thuyết giảng trước công chúng, cựu Tổng thống Obama chấp nhận quay trở lại dưới ánh đèn sân khấu để “đánh một cú chót” hòng giúp Đảng Dân chủ không lặp lại nỗi đau thất bại 2016.

Cuối tuần qua, Donald Trump và Barack Obama lần đầu tiên đối đầu với nhau trong những khuôn màu chính trị không thể tương phản hơn. Tân đấu với Cựu, hiện tại với quá khứ, một bên ôm mộng làm chủ Hạ viện, một bên quyết giữ vững thế thượng phong ở Thượng viện. Ông Obama gọi đây là cuộc bầu cử của “nhân cách Mỹ”, còn ông Trump kêu gọi cử tri quyết định có “tiếp tục sự thịnh vượng phi thường mà chúng ta đã tạo ra hay không?” [Đọc tiếp]

Tân tổng thống Brazil – Ông Bolsonaro là người rất ngưỡng mộ TT Trump

Ông Jair Bolsonaro, tổng thống mới của Brazil, cùng với vợ Michelle khi họ đến bỏ phiếu tại một trung tâm bỏ phiếu ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 28/10/2018 (Ảnh: Reuters / Ricardo Moraes / Pool)

Jair Messias Bolsonaro sinh ngày 21 tháng 3 năm 1955 là một chính trị gia người Brasil và cựu sĩ quan quân đội Brasil. Thành viên của Hạ viện Brasil từ năm 1991 thuộc Đảng Tự do Xã hội (PSL).  Bolsonaro có quan điểm chính trị cực hữu và chủ nghĩa dân tuý, bao gồm những nhận xét thông cảm về chế độ độc tài quân sự 1964-1985 tại Brazil. Ông Jair Messias Bolsonaro đắc cử tổng thống Brazil năm 2018 với tỉ số thắng cử 55%, sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng giêng 2019.
Sự thắng cử vào ghề TT của ông Messias Bolsonaro ở Nam Mỹ, quốc gia có diện tích rộng  8,515,767 cây số vuông đứng thứ năm về diện tích trên thế giới sau Nga, Mỹ, Tàu và Canada có rặng Amazone rừng núi bạt ngàn, nhiều tài nguyên thiên nhiên vời dân số 208 triệu người và đứng hàng thứ 8 về kinh tế toàn cầu… Tân tổng thống Brazil Jair Messias Bolsonaro là người rất ngưỡng mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump… nên chiến thắng của Bolsonaro là một ủng hộ cho Trump ở Nam Mỹ trong việc chống Tàu Cộng. [Đọc tiếp]

Người di dân một vấn nạn cho châu Âu và nước Mỹ

Đoàn người tị nạn từ Nam Mỹ tiến về biên giới phía Nam nước Mỹ

Lời người post: Thông thường hai chữ tị nạn dùng cho “tị nạn chính trị hay chiến tranh” khi người dân một nước nào đó không thể chịu đựng với chề độ cai trị độc tài khát máu thì họ tìm đi tìm tự do. Như làng sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 chạy thoát khỏi chề độ độc tài Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Gần đây, ở các nước Trung Đông đặc biệt là Syria đang bị chiến tranh tàn phá người dân Syria tị nạn chiến tranh qua các nước lân bang, khi đất nước thanh bình họ sẽ trở về.
Nhưng trong những ngày qua, hàng ngàn người Nam Mỹ chạy đến biên giới Hoa Kỳ đòi tràn vào nước Mỹ với cờ của nước họ trên tay, cùng với những hành vi hung bạo. Đây là tị nạn?
Bà Angela Markel, Thủ Tướng nước Đức sắp mất chức vì cho 1 triệu người dân Trung Đông vào nước Đức, những người tị nạn này giờ gây bao nhiêu khó khăn, tôi phạm, trôm cắp kể cả cưỡng hiếp phụ nữ, làm mất trật tự xã hội khó giải quyết, nên bà đã mất uy tín. Vậy ở Mỹ hiện nay TT Trump giải quyết như thế nào? 

Bài viết dưới đây phân tích 4 khía cạnh của vấn đề:

1) Tổng thống Trump so sánh những đoàn di dân đang tiến về nước Mỹ như những đội quân xâm lược.
2) Ông cảnh báo có nhiều thành viên băng đảng và tội phạm trà trộn trong đoàn di dân, điều đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
3) Trái với thái độ cứng rắn và rõ ràng của Tổng thống Trump, là sự im lặng của đảng Dân chủ. Hầu hết các ứng viên Dân chủ đều từ chối nói về chủ đề di dân.
4) Từ chối di dân có phải là “tội”, nên giải quyết cuộc khủng hoảng này như thế nào? [Đọc tiếp]

Hàng không mẫu hạm Mỹ tham gia tập trận đại quy mô với Nhật, Canada

Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận Keen Sword cùng Hải quân Canada và Nhật Bản. Ảnh ngày 03/11/2018 tại vùng Tây Thái Bình Dương (ảnh: REUTERS/Tim Kelly)

Hôm 03/11/2018 các chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện dày đặc trên bầu trời Tây Thái Bình Dương, và hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan cùng với các khu trục hạm Nhật Bản, Canada tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển quanh Nhật Bản.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đã huy động 57,000 binh sĩ hải quân, không quân và thủy quân lục chiến trong cuộc tập trận Keen Sword diễn ra hai năm một lần với các cuộc thực tập đổ bộ, không chiến và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Số lượng quân nhân tham gia lần này tăng thêm 11,000 người so với năm 2016, trong đó riêng phía Nhật là 47,000 quân, tức 1/5 quân số nước này.
USS Ronald Reagan là hàng không mẫu hạm lớn nhất của Mỹ tại châu Á, với thủy thủ đoàn 5,000 người và 90 chiến đấu cơ F-18. Tám chiến hạm hộ tống tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm, phô trương sức mạnh tại vùng biển mà Washington và Tokyo vẫn lo ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh. Một tàu Canada cũng tham gia cuộc tập trận Keen Sword năm nay.

Hiểm họa toàn cầu của chủ nghĩa độc tài toàn trị kỹ thuật số của Tàu Cộng

Kỹ thuật số (Digital)

Freeedom House: là một tổ chức phi chính phủ có tầm vóc quốc tế, có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới. Hàng năm, Freedom House đều có một bản báo cáo – đánh giá về tình hình tự do trên của các nước trên thế giới.
Ông Michael Abramowitz là chủ tịch của Freedom House.  Michael Chertoff là Chairman của Freedom House, cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa và giám đốc điều hành Công ty Chertoff, gần đây có viết chung một bài cảnh báo quan trọng
The global threat of China’s digital authoritarianism – Sự đe dọa toàn cầu của chủ nghĩa độc tài toàn trị   kỹ thuật số (digital) của Tàu Cộng”

Dưới đây là bài chuyển ngữ của Lê Hoàng Long [Đọc tiếp]

Trước đe dọa của Tàu Cộng, Mỹ tái khẳng định ủng hộ Đài Loan

ông Brent Christensen Chủ tịch Viện Hoa kỳ tại Đài Loan

Mọi mưu toan quyết định tương lai Đài Loan bằng “những biện pháp không phải hòa bình” sẽ là mối đe dọa cho an ninh khu vực, và là “mối quan ngại lớn lao” của Hoa Kỳ. Ông Brent Christensen, chủ tịch Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, trên thực tế hoạt động như đại sứ Mỹ, hôm nay 31/10/2018 tuyên bố như trên, trong tình hình Tàu Cộng không ngừng đe dọa Đài Bắc về quân sự.

Theo AP, ông Brent Christensen cũng khẳng định Washington tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời khuyến khích đảo quốc tham gia các hoạt động quốc tế, trong lúc Bắc Kinh tìm mọi cách để cản trở. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ tiếp tục ra đòn hiểm vào lĩnh vực công nghệ của Tàu Cộng

Bên trong Công Ty Fujian Jinhua của Tàu Cộng

Washington đã ra lệnh hạn chế một công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng mua sắm các thiết bị của các công ty Mỹ vì cho rằng công ty Tàu Cộng có thể gây ra mối đe dọa với lợi ích và nền an ninh quốc gia Mỹ.

CNN đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/10 ra thông báo cho biết công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng Fujian Jinhua Integrated sẽ không được phép mua thiết bị, linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không sở hữu giấy phép đặc biệt.

Cơ quan này cho rằng Fujian Jinhua, công ty có mối quan hệ với chính phủ Tàu Cộng, có thể “gây nên mối đe dọa nghiêm trọng bằng những hoạt động đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. [Đọc tiếp]

Cuộc Bầu Cử “VĨ ĐẠI”

Ngày 6/11/2018 này, dân Mỹ sẽ đi bầu hàng loạt chức vụ lớn nhỏ cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Quan trọng hơn cả là việc bầu toàn thể Hạ Viện liên bang và 1/3 Thượng Viện liên bang. Ta sẽ không bàn về các cuộc bầu địa phương và tiểu bang, chỉ bàn về cuộc bầu quốc hội liên bang.

Việc đảng Dân Chủ (DC) tìm đủ mọi cách để xé bỏ kết quả bầu tổng thống vừa qua đã quá rõ ràng, quá thô bạo, và quá trơ trẽn, đã được bàn quá nhiều, không cần nói thêm. Vả lại, bài này sẽ bàn về cuộc bầu cử giữa mùa tới đây, không liên quan gì đến cuộc bầu tổng thống hết.      

[Đọc tiếp]

Quảng Đông, Tàu Cộng điêu đứng vì chiến tranh thương mại với Mỹ

Trong chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc ngày một tuột dốc, nhiều xưởng sản xuất gia công ở tỉnh Quảng Đông phải đóng cửa, khiến người dân lo lắng cho cuộc sống mưu sinh. (Ảnh: pixabay)

Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Tàu Cộng, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà máy này không kiếm  được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả năng”. [Đọc tiếp]

FBI thông báo ghê rợn về điệp viên Tàu Cộng tại Mỹ

Giám đốc FBI Wray (phải) dự Diễn đàn an ninh Aspen

Người Tàu Cộng có mặt ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Nhưng họ vẫn một lòng hướng về “Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại”. Mọi hoạt động của họ đều vì “lợi ích” của Tàu Cộng. Giám đốc FBI vừa thông báo: Điệp viên Tàu Cộng phủ khắp 50 bang ở Mỹ.
Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen (Mỹ), Giám đốc FBI Christopher Wray gọi Tàu Cộng là “mối đe dọa lớn nhất” cho Mỹ, và điệp viên Tàu Cộng hoạt động ở tất cả 50 tiểu bang Mỹ.
Vị lãnh đạo Cục điều tra liên bang Mỹ nhấn mạnh “Tàu Cộng mới chính là mối đe dọa lớn nhất, thách thức nhất mà nước Mỹ chúng ta phải đối mặt”, khi ông được hỏi ông có nghĩ Tàu Cộng có là một thế lực thù địch hay không, và nếu có thì Tàu Cộng là kẻ thù của Mỹ ở cấp độ nào. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh tiết lộ về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Ảnh minh họa từ Getty Images

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ vẫn liên tục nóng lên, những ảnh hưởng đến kinh tế Tàu Cộng cũng dần dần thể hiện ra. Mới đây, Bộ Thương mại Tàu Cộng công khai thừa nhận, chịu ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v…

Cùng với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ liên tục nóng lên, ngành sản xuất của Tàu Cộng cũng đang chịu ảnh hưởng. Tại một cuộc họp báo ngày 18/10, người phát ngôn của Bộ Thương mại Tàu Cộng Cao Phong đã thừa nhận, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Tàu Cộng chịu xung kích, giá cả tăng cao, đơn đặt hàng giảm, một số doanh nghiệp “đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất, chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v.” [Đọc tiếp]

Đài Loan: Mũi tiến công trên biển thứ hai của Mỹ nhắm vào Tàu Quốc

Ngày 14/03/2018, khu trục hạm USS Mustin dẫn đầu đội hình gồm tuần dương hạm USS Antietam (t), khu trục hạm USS Curtis Wilbur và chiến hạm Nhật Bản JS Fuyuzuki (p) nhân cuộc tập trận Multi-Sail 2018. US NAVY

Với quyết định điều hai chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan ngày 22/10/2018, Mỹ được cho là đang đẩy mạnh chiến thuật lưỡng diện giáp công trên biển nhằm gây sức ép trên Tàu Cộng, không chỉ tập trung vào Biển Đông, mà còn mở rộng thêm lên vùng eo biển Đài Loan, một khu vực cũng nằm sát Tàu Cộng.

Thách thức của Mỹ nhắm vào Tàu Cộng trên Biển Đông từ ngày tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ở Washington đã trở thành “thông lệ”, với những chiến dịch tuần tra gần như là thường kỳ của Hải Quân Mỹ nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải. [Đọc tiếp]

Chính trị Mỹ và các cụ tỵ nạn CS trong cộng đồng Việt Nam Hải ngoại tại Hoa kỳ

Bỏ phiếu tại Mỹ ngày 6 tháng 11 tới

Công cuộc tranh cử Tổng Thống giữa ông Donal Trump đại diện đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton đảng Dân Chủ vừa qua quả thật rất sôi nổi, nhiều kịch tính và hấp dẫn như phim kiếm hiệp, đồng thời gây nên không ít những bất hòa (không nên có) trong gia đình, bằng hữu người Việt Nam đang định cư tại Hoa Kỳ khi người này bênh đảng Cộng Hòa người khác ủng hộ đảng Dân Chủ. Kết quả cuộc tổng tuyển cử ông Donal Trump thắng cử trở thành vị Tổng Thống thứ 45 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Chiến hạm Mỹ đi ngang qua Eo biển Đài Loan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis gặp Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore ngày 18/10/2018.

Hoa Kỳ ngày 22/10 phái 2 chiến hạm đi ngang qua Eo biển Đài Loan, lần thứ 2 trong năm nay, vào lúc quân đội Hoa Kỳ tăng cường những chuyến hải hành qua hải lộ chiến lược này dù Tàu Cộng phản đối.

Chuyến đi này gây nguy cơ căng thẳng tăng cao với Tàu Cộng nhưng đối với Đài Loan tự trị thì đây là một dấu hiệu ủng hộ từ chính phủ Mỹ vào lúc có những va chạm ngày càng tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.

“Chuyến đi qua Eo biển Đài Loan chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, Thiếu tá Hải quân Nate Christensen, phó phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một tuyên bố. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt