Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Paris và Bắc Kinh tranh cãi về quyền tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan

Thủy thủ Pháp canh gác trên chiến hạm Vendemiaire lúc đang chuẩn bị cập cảng quốc tế ở Manila, ngày 12/03/2018 (TED ALJIBE / AFP)

Đối phó với Mỹ chưa xong, giờ đây, Trung Cộng lại phải quay sang đối phó với Pháp trên vấn đề eo biển Đài Loan. Vào ngày  25/04/2019, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Bắc Kinh chính thức loan báo là đã gởi công hàm phản đối vụ một chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư, Paris đã phản ứng, tái khẳng định quyền tự do hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là sự kiện một chiến hạm Pháp, được xác định là chiến hạm Le Vendémiaire, hôm 06/04 vừa qua, đã đi qua eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh đã công khai tố cáo hành động bị coi là xâm nhập lãnh hải Trung Cộng một cách bất hợp pháp, đồng thời cho biết là đã gởi công hàm cực lực phản đối đến nước Pháp. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Cộng còn cho biết là hải quân nước này đã cho chiến hạm của mình ra nhận dạng và xua đuổi tàu Pháp.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bốn cơ quan tình báo lớn của Trung Cộng có liên quan đến hoạt động gián điệp

Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã tổ chức cuộc họp báo để tuyên bố truy tố hai tin tặc Trung Cộng. Theo cáo trạng được Bộ Tư pháp Mỹ công khai, 2 tin tặc này thuộc nhóm tin tặc có tên APT10, và có liên quan đến Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng.

Bộ An ninh quốc gia (gọi tắt là Bộ Quốc An) của Trung Cộng là cơ quan tình báo chính thức duy nhất của nhà nước Trung Cộng, so với hệ thống tình báo khác của Trung Cộng thì cơ quan này có lịch sử tương đối ngắn. Được thành lập năm 1983, nhà cầm quyền Trung Cộng đã hợp nhất Cục 1 của Bộ Công an, Bộ Điều tra Trung ương và một số cơ quan tình báo tương đối nhỏ khác để thành lập Bộ Quốc An. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giới chức Mỹ: Trung Cộng kiểm soát Internet? Điều làm hoảng sợ bất cứ ai tin vào tự do

Ông Newt Gingrich, Chủ tịch Hạ viện Mỹ từ năm 1995 đến 1999

Vào đầu tháng 4/2019 tờ Newsweek cho đăng bài viết của ông Newt Gingrich, nguyên Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mỹ từ năm 1995 đến 1999, trong đó nhận định rằng Trung Cộng đã sẵn sàng kiểm soát Internet, điều làm hoảng sợ bất cứ ai tin tưởng vào tự do.

Hiện là người dẫn chương trình phát thanh ‘Newts World’ trên hệ thống Internet, ông Gingrich đặt câu hỏi thế giới sẽ như thế nào “nếu internet do Mỹ phát minh và thiết kế, được thay thế trong chu kỳ kỹ thuật công nghệ thông tin tiếp theo bởi một thứ bị kiểm soát, phát triển, thực hiện và quản trị bởi Trung Cộng?”

Theo ông Gingrich, chính quyền Tổng thống Donald Trump có quan điểm cho rằng mạng 5G là cực kỳ quan trọng, và không thể để Huawei và Trung Cộng kiểm soát. Các giới chức của chính quyền Hoa Kỳ đã đi khắp thế giới, thúc dục các nước ngăn chặn công nghệ Huawei trong mạng viễn thông của mình vì nó gây rủi ro cho nền an ninh quốc gia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đô đốc Mỹ Davidson thăm VN: ‘Hàng Không Mẫu Hạm sẽ đến Khánh Hòa vào tháng 9’

Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam [CSVN] Ngô Xuân Lịch, ngày 16/4/2019. (Photo: VNA)

Hôm 17/4, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã đến thăm tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, ông bày tỏ ý định muốn thấy Hàng Không Mẫu Hạm và lực lượng Hải quân Mỹ đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 năm nay.
Báo VNExpress trích lời ông Davidson nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Hàng Không Mẫu Hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ sẽ đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 tới, nhằm tăng cường quan hệ song phương.”
Vào tháng 3/2018, Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson và hai chiến hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ đã ghé qua Đà Nẵng trong chuyến thăm bốn ngày. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Chỉ ông Trump mới cứu được Trung Cộng: Vì sao một số nhân vật tinh hoa của TC tin vào điều này?

Ảnh minh họa: Jun Cen/New York Times.

Một bộ phận trong giới tinh hoa của Trung Cộng gọi Tổng thống Trump là “vị cứu tinh”. Tại sao lại như vậy? Tổng thống Mỹ Donald J. Trump đã từng gọi Trung Cộng là “kẻ thù”, và ông cũng từng gọi Trung Cộng là “mối đe dọa lớn” của nước Mỹ. “Hãy nhớ rằng, Trung Cộng không phải là bạn của nước Mỹ!”, vị Tổng thống Mỹ viết trên mạng xã hội Twitter.

Theo nhà báo Li Yuan, cây viết của tờ New York Times, một bộ phận nhỏ người Trung Cộng đã ưu ái gọi vị Tổng thống Mỹ thứ 45 là “vị cứu tinh”.

Sau đây là phần lược dịch từ bài viết của tác giả Li Yuan về vấn đề này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày 15 tháng 4, Nhà Thờ Đức Bà Paris bị cháy

Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy, tháp sắp đổ

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Thiên Chúa Giáo có lối kiến trúc kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính của Tổng giáo phận Paris. Băt đầu xây dựng  năm 1163 và chính thức hoàn thành 1350 qua nhiều kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp.
Qua gần 187 năm xây dựng,  Cathédrale Notre-Dame de Paris không những là một Thánh Đường đồ sộ nổi tiếng thế giới mà là một biểu tượng lịch sử của nước Pháp. Hằng năm có hơn 12 triệu du khách viếng Cathédrale Notre-Dame de Paris. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Không phải Nga hay Iran, Mỹ đang “ngần ngại” trước một “kình địch” lớn khác ở Venezuela?

Nhà đối lập độc tại Madura: ông Guaido chủ tịch hạ viện Venezuala

Lời người post: Tình hình Venezuela càng ngày càng khá phức tạp.  Nga, Iran và Trung Cộng đều muốn duy trì chế độ độc tài Xã Hội Chủ Nghĩa của Nicolás Maduro.  Nhín thấy những nước đang ủng hộ sự tồn tại của Maduro và các nước ủng hộ phe đối lập Guaido thì thế giới chia làm 2 phe rõ rệt. Nga, Iran và Trung Cộng đang đưa nhân viên quân sự đến Venezuala, còn Đô đốc 4 sao Hoa Kỳ Craig Faller, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, cho biết Quân đội Hoa Kỳ đang chờ chỉ thị của chính quyền Tổng thống Donald Trump để can thiệp quân sự vào Venezuela. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chính quyền Trump cảnh báo: Trung Cộng là thách thức lớn nhất của NATO

TT Trump và PTT Mike Pence

Thách thức lớn nhất đối với các đồng minh của Hoa Kỳ và Châu Âu là sự gây hấn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố trong kỷ niệm 70 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo The BL (https://thebl.com/).

“Xác định làm thế nào để giải quyết các vấn đề của kỹ thuật công nghệ 5G của Trung Cộng, giải quyết vấn đề về tiền dễ vay được cung cấp cho sáng kiến​​ Vành Đai và Con Đường của Trung Cộng, [đó] là một thách thức mà các đồng minh châu Âu phải đối diện hàng ngày”, ông Pence nói trong sự kiện ở Washington hôm thứ Tư (3/4). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

47 năm sau, “Hà nội Jane” vẫn gây phẫn nộ…

Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không, hát một bài ca phản chiến tặng bộ đội miền Bắc gần Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam vào tháng 7/1972. Hành động phản chiến của bà bị nhiều cựu chiến binh Mỹ coi là hành động ‘phản bội’

Gần 47 năm sau khi tới thăm Hà nội vào cao điểm của chiến tranh Việt Nam, nữ minh tinh màn bạc Mỹ Jane Fonda (Hà Nội Jane)vẫn phải trả giá cho chuyến đi định mệnh trong quá khứ, bà dã nhiều lần ngỏ lời xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ về “sai lầm không thể tha thứ” của mình.

Mới đây, “Hà nội Jane”, biệt danh được đặt cho nữ diễn viên Jane Fonda, lại xuất hiện trên báo chí Mỹ khi Giám sát viên Greg Lazzaro của Hội đồng Giám sát thị trấn Seneca Falls, tiểu bang New York, yêu cầu ngưng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Viện Vinh danh Phụ nữ Quốc gia (National Women’s Hall of Fame), vì Viện này đã chọn Jane Fonda vào danh sách 10 phụ nữ được vinh danh trong năm 2019.
Đề nghị của Giám sát viên Lazzaro đã bị bác vào đêm 2/4, tuy nhiên cuộc tranh luận gay gắt về công và tội của Jane Fonda, gần 50 năm sau chuyến đi thăm Hà nội vào lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm, nêu bật một lần nữa tính cách nhạy cảm và sự chia rẽ sâu xa trong xã hội Hoa Kỳ vì chiến tranh Việt Nam, trong đó hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Philippines thảo luận khai triển hỏa tiễn tại Biển Đông ngừa Trung Cộng

Hệ thống pháo phản lực HIMARS của Mỹ được đưa ra trong cuộc tập trận chung “Balikatan 2016” giữa Mỹ và Philippines vào ngày 14/4/2016 ở Philippines

Hoa Kỳ và Philippines đang thảo luận về việc đặt một hệ thống hỏa tiễn được nâng cấp ở Biển Đông để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng trong khu vực tranh chấp, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) cho biết hôm 3/4.

Hệ thống rocket của Lockheed Martin có khả năng phóng các hỏa tiễn dẫn đường tầm xa chính xác, có thể tấn công bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Cộng trên quần đảo Trường Sa, một chuyên viên nói với SCMP.

Theo lời các chuyên viên an ninh khu vực nói với SCMP, mặc dù Washington và Manila đang hợp tác để ngăn chặn đà “quân sự hóa” ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên các đảo ở Biển Đông, nhưng hai bên đã không thể kết thúc được thỏa thuận vì Hệ thống pháo phản lực HIMARS có thể quá đắt đỏ đối với ngân sách của Manila. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

4 cơ quan tình báo lớn của Trung Cộng có liên quan đến hoạt động gián điệp

Tang Juan – nhà nữ khoa học bị Mỹ cáo buộc có nền tảng và liên kết với quân đội Trung Quốc nhưng đã không trung thực khi khai báo xin visa.

Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã tổ chức cuộc họp báo để tuyên bố truy tố hai tin tặc Trung Cộng. Theo cáo trạng được Bộ Tư pháp Mỹ công khai, 2 tin tặc này thuộc nhóm tin tặc có tên APT10, và có liên quan đến Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng.

Bộ An ninh quốc gia (gọi tắt là Bộ Quốc An) của Trung Cộng là cơ quan tình báo chính thức duy nhất của nhà nước Trung Cộng, so với hệ thống tình báo khác của Trung Cộng thì cơ quan này có lịch sử tương đối ngắn. Được thành lập năm 1983, nhà cầm quyền Trung Cộng đã hợp nhất Cục 1 của Bộ Công an, Bộ Điều tra Trung ương và một số cơ quan tình báo tương đối nhỏ khác để thành lập Bộ Quốc An. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liên Hiệp Quốc: Lào nợ nhiều, dân đói vì theo Con Đường Tơ Lụa của Trung Cộng

Một nạn nhân lũ lụt ở tỉnh Attapeu nhận đồ cứu trợ hôm 27/07/2018. Nhac NGUYEN / AFP

Chiến lược phát triển kinh tế của chế độ Xã hội Chủ nghĩa Lào phục vụ một thiểu số đặc quyền lợi trong khi thành phần dân chúng còn lại nghèo đi. Trên đây là nhận định của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và nạn nghèo khó Philip Alston. Vientiane được khuyến cáo nên bớt tập trung vào dự án “Con Đường Tơ Lụa ” của Trung Cộng để lo cho trẻ con và dân nghèo.
Những đập thủy điện khổng lồ, những tài nguyên thiên nhiên nhượng cho Trung Cộng khai thác trong dự án “con đường tơ lụa mới” chỉ tạo rất ít công ăn việc làm nhưng làm cho đất nước mang nợ chất chồng. Trên đây là nhận định của đặc sứ Liên Hiệp Quốc từ thủ đô Vientiane được hãng tin Asian News tường thuật trong bản tin ngày 30/03/2019 [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia “Vành Đai & Con Đường” của Trung Cộng

Tập Cận Bình đến thăm nước Ý,  bắt tay với Thủ Tướng ý Giuseppe Corte để thành lập BRI ở Ý

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý (Italia). Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng Kiến ​​Vành Đai và Con Đường (BRI: Belt & Road Initiative) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng của Ý sang Trung Cộng. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dự án Koh Kong của Cambodia phục vụ mục tiêu quân sự của Trung Cộng?

Vị trí Koh Kong trên lãnh thổ Cambodia

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hậu ý đối với các vấn đề an ninh quốc gia Cambodia khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Cộng thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Trên mặt lý thuyết, nhìn bề ngoài có tính tự nhiên là Bắc Kinh chỉ quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút du khách Trung Cộng “rủng rỉnh” túi tiền đến Cambodia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ mát sang trọng. Và sau đó thì dụ  Cambodia đã cấp 45,000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho công ty Union Development Group (UDG) của Trung Cộng để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch (Mecca) với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ác mộng cho Trung Cộng nếu Đài Loan để Mỹ dùng đảo Ba Bình ở Biển Đông

Hải Quân Đài Loan và 4 chiếc tàu phá mìn lớp Aggressive mua của Mỹ. Ảnh chụp ngày 01/03/2019 tại một căn cứ Hải Quân ở miền nam Đài Loan (JAMES HUANG / AFP)

Dù không chiếm lĩnh vị trí đầu trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan tiếp tục gây xáo động trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc hai bên bước vào điều có thể gọi là giai đoạn cuối rất gay go của vòng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Giới quan sát ghi nhận một loạt ngoại giao-quân sự của Washington mang dụng ý thị uy trên hiện trường, bên cạnh rất nhiều bài bình luận trên báo chí Mỹ cảnh báo Trung Cộng trên vấn đề Đài Loan.

Một trong những phân tích đáng chú ý gần đây là của trung tâm tham vấn chiến lược Stratfor, trụ sở tại Austin (Texas – Hoa Kỳ), gắn liền hai điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc này là Biển Đông và Đài Loan để khẳng định rằng “Washington đang cân nhắc về khả năng hiện diện quân sự trên một hòn đảo Đài Loan”. Bài phân tích này đã được tạp chí bảo thủ Mỹ The National Interest đăng lại ngày 22/03/2019 dưới một tựa đề đầy ấn tượng: “Phải chăng ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Cộng là Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại Đài Loan? – China’s Worst Nightmare: A U.S. Military Presence on Taiwan?[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt