Hành động của Trung Cộng khiến các cường quốc kéo đến biển Đông
Sự hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông đang thúc đẩy các cường quốc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có tầm chiến lược hết sức quan trọng này.
Từ ngày 29-6 đến 2-7, TC ngang nhiên tiến hành cuộc tập trận quân sự tại một khu vực rộng lớn nằm cách quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 50 hải lý về phía bắc. [Đọc tiếp]
Tại sao Mỹ rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Lời người post: Theo video dưới đây, lờ phát biểu của những giới chức cao cấp ngoại giao Hoa Kỳ là tại sao Mỹ rời khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council).
Tổ chức này được ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo Nghị quyết (A/RES/60/251). Nghị Quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Mỹ, Do Thái, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống. Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng.
Việc thành lập Hội Đồng Nhân Quyền LHQ là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp Quốc khi Ủy Ban Nhân Quyền LHQ (CHR) bị nhiều nhỉ trích rằng đã để những quốc gia phi nhân quyền làm thành viên và thao túng.
Mỹ đã rút khỏi UNESCO vào tháng 10/2017 và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) vào tháng 7/2018.
Nhìn sâu vào vấn đề, chúng ta không ngạc nhiên khi Mỹ rút ra khỏi hai tổ chức Liên Hiệp Quốc này, vì Mỹ là nước trả chi phí nhiều nhất cho Liên Hiệp Quốc lại bị “lép vế” khi bỏ phiếu can thiệp vi phạm nhân quyền một nước nào trên thế giới – vì tổ chức này có nhiều nước phi nhân quyền là thành viên. Là người Việt Nam, chúng ta thông cảm với sự rút lui của Mỹ đối với hai tổ chức này. Thứ 1: UNESCO sai lầm trầm trọng để CSVN đề nghị Hồ Chí Minh được UNESCO nhân danh. Và thứ 2: Vào năm 2014-2016 Trung Cộng và Việt Nam là hai nước cộng sản vi phạm nhân quyền trầm trọng lại được bầu vào thành viên thường trực của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Mặc dù rút khỏi UNHRC, nhưng Mỹ vẫn can thiệp vào các nước vi phạm nhân quyền dựa trên sức mạnh của mình:
Mỹ-Trung: Trận đấu thế kỷ
Donald Trump và Tập Cận Bình đã lợi dụng Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Nhật Bản để nối lại cuộc đối thoại sau nhiều tháng chiến tranh thương mại giữa hai bên bế tắc. Đối với tuần báo Pháp Courrier International, cuộc thương chiến Mỹ-Trung là một “Trận đấu thế kỷ”, tựa lớn trang bìa, đang de dọa kinh tế thế giới. Bên dưới hàng tựa là một bức biếm họa vẽ hai con gà chọi với đầu có hình dạng của hai ông Trump và Tập đang gờm nhau.
Theo nhận định của Courrier International, hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã rõ: “Ngay cả khi căng thẳng giảm xuống, tiến trình tách rời khỏi nhau của hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới đã khởi động, và trong tình hình mới đó, một điều không thể tưởng tượng được trước đây, các nước khác có nguy cơ bị buộc phải chọn phe của mình”. [Đọc tiếp]
Thương chiến Mỹ – Trung: Việt Nam trong thế trên đe dưới búa
Theo báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36% so với cùng thời kỳ năm 2018, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Hoa Kỳ huy động tổng lực quân sự và kinh tế chống Tàu Cộng
phỏng vấn ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne, Paris về việc Mỹ dốc toàn lực chống Trung Cộng tại Biển Đông:
Lần đầu tiên, kể từ năm 2011, một bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng đích thân đến dự Diễn đàn An ninh Shangri-La tại Singapore, diễn ra từ ngày 31/05 – 02/06/2019. Sự kiện này cho thấy Bắc Kinh đang “điều chỉnh lại” chiến lược đối ngoại quân sự và an ninh vào đúng thời điểm Mỹ tiếp tục điều chỉnh chiến lược tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tài liệu Bộ Công an: Bắc Kinh sợ hãi bất an trước tình hình Hồng Kông
Hồi tháng 6, người dân Hồng Kông đã hai lần biểu tình quy mô lớn với hàng triệu người tham dự, ngăn chặn thành công việc giới chức Hồng Kông thúc đẩy sửa đổi Luật dẫn độ.
Ngày 1/7 vừa qua, 550.000 người Hồng Kông lại xuống đường biểu tình, một lần nữa làm nên lịch sử và gây chấn động thế giới. Một số nhà bình luận nói rằng các giới chức Bắc Kinh trên bề mặt dường như không thể hiện rõ là họ lo lắng trước hàng loạt cuộc kháng nghị ở Hồng Kông. Tuy nhiên, các tài liệu bí mật của Bộ Công An Trung Cộng gần đây chứng tỏ Bộ này đã yêu cầu các sở công an địa phương tổng động viên nhằm ngăn chặn tình hình ở Hồng Kông lan sang Đại Lục. [Đọc tiếp]
“Vành đai Con đường” sẽ thất bại bởi sự vô đạo của Tàu Cộng
Chuyên gia Peter Skurkiss với nhiều bài viết trên American Thinker đã đưa ra dự đoán về sự thất bại của dự án “Vành đai Con đường (BRI)” của Trung Cộng từ những yếu điểm nội tại của quốc gia tham vọng này. [Đọc tiếp]
Các chuyên viên phân tích lý do Trung Cộng phóng hỏa tiễn ở Biển Đông
Các nhà phân tích cho biết, với việc phóng thử các hỏa tiễn đạn đạo chống hạm ở Biển Đông vào cuối tuần qua, Trung Cộng đang tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự và củng cố vị thế thương lượng trong các cuộc đàm phán tiếp theo với Mỹ, theo SCMP. [Đọc tiếp]
Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20
Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là rất quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Cộng, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Sự thật nhìn ra thì bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường yên ổn trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29/6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản dường như cũng có như vậy. [Đọc tiếp]
Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Cộng
Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng
Năm 2015, Trung Cộng (TC) công bố dự án Made in China 2025 (Chế tạo tại Trung Cộng 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TC thành siêu cường chế tạo cạnh tranh với Mỹ. Sau khi công bố, “Made in China 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TC thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TC-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TC đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Made in China 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. [Đọc tiếp]
Tham vọng tạo ra quân đội “đẳng cấp thế giới” của Tập
Trong thập niên qua, cái gọi là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Cộng đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Cộng khai triển các hỏa tiễn chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực siêu cường của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Hoa” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. [Đọc tiếp]
Trung Cộng nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?
Khi Tập Cận Bình và Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Cộng bằng cách gọi tổng thống Mỹ là “bạn của tôi”. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì ráo. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Cộng đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau. [Đọc tiếp]
La Croix: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Cộng
Được biết trước đó, tờ La Croix cũng đăng tải bài viết của ông Benedict Rogers nhận định việc “diệt chủng” ở Trung Cộng là tội ác chưa từng có.
Phán quyết của Tòa án độc lập, rằng thu hoạch tạng vẫn đang tiếp diễn, thúc giục các quốc gia phải hành động vì công lý. [Đọc tiếp]
Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka
Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.
Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). [Đọc tiếp]
Hơn 600 công ty Mỹ ký thư ủng hộ ông Trump đánh thuế Trung Cộng
Hơn 600 công ty có trụ sở tại Mỹ hôm thứ Sáu (21/6) đã ký vào một lá thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump đánh thuế Trung Cộng. Những công ty này lập luận rằng việc đánh thuế đó giúp thúc đẩy việc làm tại Mỹ và làm giảm chi phí kinh doanh của họ, theo The Daily Caller đưa tin.
Daily Caller cho biết họ đã được xem lá thư nêu trên trước khi nó được chuyển tới Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm thứ Sáu (21/6). Hiện tại USTR đang lắng nghe ý kiến của các bên liên quan về khoản thuế dự kiến áp đặt lên thêm hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]