Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

La Croix: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Cộng

Được biết trước đó, tờ La Croix cũng đăng tải bài viết của ông Benedict Rogers nhận định việc “diệt chủng” ở Trung Cộng là tội ác chưa từng có.

Phán quyết của Tòa án độc lập, rằng thu hoạch tạng vẫn đang tiếp diễn, thúc giục các quốc gia phải hành động vì công lý. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Thủ tướng Abe, Nhật Bản

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hơn 600 công ty Mỹ ký thư ủng hộ ông Trump đánh thuế Trung Cộng

Hơn 600 công ty có trụ sở tại Mỹ hôm thứ Sáu (21/6) đã ký vào một lá thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump đánh thuế Trung Cộng. Những công ty này lập luận rằng việc đánh thuế đó giúp thúc đẩy việc làm tại Mỹ và làm giảm chi phí kinh doanh của họ, theo The Daily Caller đưa tin.

Daily Caller cho biết họ đã được xem lá thư nêu trên trước khi nó được chuyển tới Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm thứ Sáu (21/6). Hiện tại USTR đang lắng nghe ý kiến của các bên liên quan về khoản thuế dự kiến áp đặt lên thêm hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khả năng hạn chế của Mỹ trước Iran

Một tàu dầu tại biển Oman bị tấn công ngày 13/06/2019. Ảnh: ©ISNA/Handout via REUTERS)

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi xảy ra các vụ tấn công vào hai tàu dầu trên vùng biển Oman ngày 13/06, Hoa Kỳ đã chỉ đích danh Iran là thủ phạm, nhưng điều đáng chú ý là chính quyền Donald Trump đã không thi hành ngay các biện pháp trả đũa Teheran.

Nói cách khác, đối diện với Iran, khuôn khổ hành động của Mỹ rất hạn hẹp và hiện giờ, chính sách của Wasshington đối với chế độ này còn thiếu tính nhất quán.

Kể từ khi tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran cách đây một năm, Hoa Kỳ đã thành công trong việc ép buộc các đồng minh tham gia vào việc cấm vận dầu hỏa, đẩy nền kinh tế Iran vào tình trạng rất khó khăn. Chiến lược của chính quyền Trump là gây “áp lực tối đa” để buộc Teheran chấp nhận thương lượng một hiệp định hạt nhân với những điều kiện gắt gao hơn, cũng như chấm dứt những hành động “gây mất ổn định khu vực”. Nhưng theo tờ Le Monde, chiến lược này hiện đang gặp hai trở ngại. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lãnh đạo Hong Kong ra dấu hiệu bỏ dự luật dẫn độ nhưng không từ chức

Bà carrie Lam (Trưởng Đăc Khu Hong Kong)

Hôm 18/6, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam báo hiệu sự kết thúc của dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi do chính bà cổ vũ nhưng hoãn lại sau đó sau khi hàng triệu người dân biểu tình phản đối.

Trong một cuộc họp báo chiều ngày 18/6 được nhiều người theo dõi, bà Lam ngỏ lời xin lỗi vì đã xảy ra hỗn loạn, nhưng bà nhất mực không xác định là dự luật được “rút bỏ”, mà nói rằng dự luật này sẽ không được đưa ra trở lại trong nhiệm kỳ còn lại của bà, nếu dự luật này vẫn gây lo sợ trong công chúng.

Hãng tin Reuters dẫn lời bà Lam nói với các phóng viên: “Vì trong vài tháng qua dự luật này đã gây ra rất nhiều âu lo, và lo ngại cũng như nhiều quan điểm khác biệt, tôi cam kết sẽ không tiếp tục thúc đẩy dự luật này nếu như những sự lo sợ đó không được giải quyết thỏa đáng.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tàu dầu của Mỹ bị tấn công ở Vùng Vịnh, – TT Trump: Iran là thủ phạm

Tàu dầu bị tấn công trên vùng Vịnh

Thứ năm 13/06/2019, một tàu dầu của Na Uy và một chiếc tàu chở khí đốt của Nhật Bản bị tấn công trong biển Oman, tuyến đường hàng hải chiến lược. Theo các nhân chứng, một chiếc tàu bị trúng ngư lôi, chiếc còn lại bị hai hỏa tiễn. Washington lên án Teheran và gây sức ép tại Hội Đồng Bảo An. Reuters và AFP tổng hợp các chi tiết.

Chiếc tàu dầu Front Altair, của Na Uy, đăng bộ ở Marshall và tàu chở khí đốt Kokuka Courageous của Nhật Bản, treo cờ Panama, bị tấn công vào trưa thứ Năm giờ địa phương. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người dân Hồng Kông thắng Bắc Kinh 1-0

Lãnh đạo Hồng Kông: Bà Lâm thị Nguyệt Nga tuyên bố rút lại “luật dẫn độ người xét xử đến Bắc Kinh”

Hồng Kông (tiếng Tàu: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một trong hai đặc khu hành chánh của Trung Cộng (Đặc khu kia là Ma Cao). Là phần đất của Trung Hoa, phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thẩm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông; về phía Bắc, Tây và Tây Nam nhìn ra Biển Đông.  Tất phần đất nhượng địa cho nước Anh từ năm 1842 gồm Hồng Kông, Cửu Long và 260 đảo nhỏ chung quanh đã được chính phủ Anh trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính, và kỷ nghệ sản xuất lớn của thế giới, với dân số chừng 7.5 triệu người,  trên một diện tích hẹp 2755 km2.

Năm 1842, Trung Hoa “nhượng” Hồng Kông cho chính phủ Anh 99 năm. Năm 1997 Anh Quốc trao trả chủ quyền cho Trung Cộng. Khi trả trả chủ quyền, Trung-Anh có một tuyên bố chung với Luật Cơ bản quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị đến 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền, tức là vào năm 2047. Dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh chịu trách nhiệm về  quốc phòng và ngoại giao của Hồng Kông. Còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục theo chính phủ Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng chính trị, và sự kiện quốc tế. 

Tuy vậy, bấy lâu nay người dân Hồng Kông thường đứng lên để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh nhúng tay thao trúng nền chính trị Hồng Kông. Nay cuộc biểu tình nổ lớn cả triệu người xuống đường chống lại Dự Luật Dẫn Độ sắp thông qua Quốc Hội Hồng Kông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại Shangri-La, Washington kêu gọi Bắc Kinh ngừng xâm lấn chủ quyền của láng giềng

Quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan và bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa, bên lề Diễn đàn An ninh Shangri-La ngày 31/05/2019 (REUTERS/Idrees Ali)

Hôm nay, 01/06/2019, tại Diễn đàn An ninh châu Á, Shangi-La, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt xâm lấn chủ quyền của các nước láng giềng. Washington cũng cảnh báo sẽ đầu tư ồ ạt trong 5 năm tới để duy trì ưu thế quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong diễn văn tại diễn đàn hội nghị, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan tuyên bố : “Trung Cộng có thể và phải có quan hệ hợp tác với các nước còn lại trong vùng… Nhưng những hành vi làm xói mòn chủ quyền của các nước làm gieo rắc nghi ngờ của Trung Cộng phải được chấm dứt“.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ gây sức ép, nhiều công ty viễn thông lớn ngừng hợp tác với Hoa Vi

(Ảnh minh họa) – Một người đàn ông nói chuyện trên điện thoại di động, bên cạnh biển quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi, tại triển lãm PT Expo ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26 tháng 09 năm 2018. REUTERS/Stringer/File Photo

Trong hai ngày 22 và 23/05/2019, nhiều công ty công nghệ của Anh, Nhật Bản, hai nước đồng minh của Mỹ, đã thông báo ngừng hợp tác với Hoa Vi (Huawei). Hàn Quốc cũng đang bị Mỹ gây áp lực.

Theo AFP, ngày 23/05, công ty Panasonic của Nhật Bản ngừng giao dịch với Hoa Vi, trong khi Toshiba thông báo sẽ tạm ngừng mọi hoạt động giao hàng cho Hoa Vi để rà soát lại sản phẩm. Một phát ngôn viên của Toshiba cho biết sẽ chỉ giao hàng cho “từng trường hợp khi biết chắc sản phẩm của công ty không sử dụng linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục gây sức ép với chính quyền Seoul để Hàn Quốc ngừng sử dụng sản phẩm của Hoa Vi. Nhật báo Chosun Ilbo ngày 23/05, được Reuters trích dẫn, tiết lộ rằng trong một cuộc họp giữa quan chức ngoại giao hai nước, Mỹ đã khuyến cáo Hàn Quốc không nên sử dụng công ty viễn thông LG Uplus của nước này trong các lĩnh vực nhạy cảm vì LG sử dụng linh kiện của Hoa Vi. Trong tương lai, Hàn Quốc nên loại Hoa Vi khỏi thị trường. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhân sự Hoa Vi bị cấm tham gia bình duyệt nghiên cứu khoa học

Công ty Hoa Vi trên đường phá sản

Lời người post: Hoa Vi là tiền đồn của “Made in China 2025”, công cụ đắc lực để Trung Cộng mang tham vọng thống lãnh toàn cầu năm 2025 – theo báo chí của Trung Cộng – Tập Cân Bình nổ sản rằng 2025 Trung Cộng sẽ bán hàng hóa high technology khắp thế giới, mộng làm cai thầu bao trùm vũ trụ trở thành siêu cường kinh tế, đánh sụp vai trò quán quân của Mỹ hiện nay.  Những kỹ thuật của Trung Cộng toàn đồ ăn cắp, chắp vá biến chế ngoài mặt trông đẹp mắt nhưng bên trong nhiều lỗ hổng kỹ thuật khó vượt qua.  Thử hỏi rằng một tên ăn trộm làm sao giàu hơn ông chủ được? Ở đây cũng thế, sự tiến bộ hào nhoáng của Trung Cộng hiện nay dựa trên “nghề” đi ăn cắp của thiên hạ.

Ăn cắp nổi tiếng, cho nên ngay cả tạp chí IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)  chiếm khoảng 30% số ấn phẩm trên toàn thế giới trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, và khoa học máy vi tính, với hơn 100 tập san học thuật có chọn lựa (peer-reviewed journal). Nội dung của những journal này cũng như của hàng trăm hội nghị (conference) thường niên hiện có trên thư viện IEEE. IEEE cũng xuất bản trên 750 cuốn hội nghị (conference proceeding) mỗi năm. Ngoài ra, IEEE Standards Association duy trì hơn 1.300 tiêu chuẩn trong kỹ thuật. 

Tờ báo giá trị như vậy nay cũng loại nhân sự của Hoa Vi, cấm tham gia bình duyệt tập san nghiên cứu khoa học này, gồm cả việc làm biên tập cho những tạp chí khoa học trực thuộc tổ chức này. Thật nhục nhã cho một dân tộc tự xưng “Đại Hán”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sự thật về “đất hiếm” của Trung Cộng: Không hề “hiếm”, Mỹ cũng có khả năng sản xuất

Một mẫu đất hiếm

Lời người post: Mỹ lên thang cuộc chiến tranh với Trung Cộng, đánh bốn phương tứ hướng, Trung Cộng ngăm nghe dùng của quý “đất hiếm” để hù dọa và chống lại Mỹ. Nhưng trò này là con ngáo ộp. Trung Cộng dùng đất hiếm chẳng khác gì các nước Trung Đông dùng dầu lửa để hù dọa Mỹ. Thậm chí có bài báo đưa tin: “Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể đẩy Ngũ Giác Đài vào thế bí một khi Bắc Kinh cho dừng xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất từ các thiết bị quân sự cho tới sản phẩm công nghệ cao”.  Sự thật, Mỹ có nhiều mỏ đất hiếm và dầu hỏa đang dự trữ chưa khai thác, nếu cần trong sáu tháng Mỹ sẽ dư thừa đất hiếm và dầu hỏa đưa vào kỹ thuật công nghệ sản xuất.

Ngay khi Trung Cộng ngưng xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản vào năm 2010, các con buôn Trung Cộng và quốc tế ngay lập tức nhảy vào “thay thế”, và Nhật Bản cũng điều chỉnh quy trình sản xuất để không còn phụ thuộc vào đất hiếm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ – Trung: Donald Trump ký sắc lệnh “cấm cửa” công ty viễn thông Hoa Vi

Ngày 15/05/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của các công ty ngoại quốc bị cho là “đe dọa an ninh” Hoa Kỳ. Bộ Thương Mại đưa Hoa Vi và 70 chi nhánh của công ty viễn thông Trung Cộng này vào “danh sách đen“.

Thông tín viên đài RFI, Eric de Salve từ San Francisco ghi nhận quyết định cứng rắn của Tổng Thống Trump được đưa ra trong tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang bước vào hồi gay cấn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Vi, bài toán trắc nghiệm về mức độ độc lập của châu Âu đối với Hoa Kỳ

Trụ sở tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Cộng. Ảnh chụp ngày 25/03/2019 (Ảnh: REUTERS/Tyrone Siu)

Thêm một dấu hiệu rạn nứt giữa Hoa Kỳ và châu Âu: vào lúc tại Washington Donald Trump ký sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của Hoa Vi, thì lãnh đạo tập đoàn Trung Cộng này là khách mời của phủ tổng thống Pháp cùng với nhiều “đại gia” khác trong ngành công nghệ cao của thế giới.

Tổng thống Macron phát biểu bằng tiếng Anh tại hội chợ công nghệ cao VivaTech Paris sáng 16/05/2019 bồi thêm với tuyên bố “mục tiêu của Pháp không nhằm ngăn chận Hoa Vi hay bất kỳ một công ty ngoại quốc nào vì đấy không là phương tiện tốt nhất để bảo vệ an ninh quốc gia hay chủ quyền của châu Âu”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đọ sức Mỹ-Trung: Từ thương mại đến công nghệ và chiến lược

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. (Ảnh: REUTERS/Damir Sagolj/File Photo)

Sau vài tháng tương đối yên ắng, hôm 10/05/2019, cuộc chiến thuế quan Mỹ Trung nóng bỏng trở lại, với quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mức thuế từ 10% trên 200 tỷ USD hàng nhập từ Trung Cộng chính thức có hiệu lực.

Không chỉ thế, ông Trump cho ra lệnh khởi động thủ tục tăng thuế trên 300 tỷ USD hàng nhập khác từ Trung Cộng mà chưa bị thuế. Để trả đũa, Bắc Kinh cũng loan báo áp thêm thuế quan trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ kể từ  ngày 01/06.

Câu hỏi mọi người luôn nêu lên là thất thu thương mại của Mỹ so với Trung Cộng không phải là điều mới mẻ, và sau nhiều tháng căng thẳng, mức này còn sâu thêm, đạt kỷ lục là 420 tỷ USD trong năm 2018, thế nhưng tại sao tổng thống Mỹ lại khuấy động vào lúc này? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Trung: Từ chiến tranh thương mại đến tranh giành vị trí bá chủ thế giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017.

Vòng đàm phán Mỹ-Trung nhằm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại đã bị cắt ngang hôm 10/05 sau khi tổng thống Trump thông báo Bắc Kinh không muốn đưa vào thỏa thuận những cam kết liên quan quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Trên Le Monde (12-13/05/2019), hai nhà báo Frédéric Lemaître và Gilles Paris cho rằng giữa “Trung Cộng và Mỹ, còn hơn cả cuộc chiến thuế quan”.

Trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ nhắc đến những cuộc đàm phán “thẳng thắn và mang tính xây dựng”. Dù tiếp tục khẳng định duy trì mối quan hệ “rất bền vững” với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, tổng thống Trump vẫn quyết định tăng thuế, từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Cộng. Biểu thuế mới có thể “được dỡ bỏ hoặc không” tùy theo tiến độ vòng đàm phán mới dù chưa có ngày cụ thể. Chưa dừng ở đó, tổng thống Trump ra lệnh lập thêm danh sách đánh thuế mới đối với hàng Trung Cộng với tổng trị giá 325 tỉ đô la và nội dung có thể được công bố ngày 13/05. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt