Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Con đường tơ lụa hay con đường bẫy nợ – Từ câu chuyện của Myanmar đến Việt Nam

Chuyến thăm của Tập đến Myanmar

Tập Cận Bình thăm Myanmar ngày 17/02/2020. Từ trái sang phải: Tập Cận Bình, Win Myint – TT Myanmar  và bà Aung San Suu Kyi cố vấn Myanmar 

Ngày 17/1/2020, Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đến Myanmar (Miến Điện)- quốc gia thuộc khối ASEAN. Đài Radio France International cho biết có hai dự án quan trọng được đề xuất trong chuyến thăm này, đó là: Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Cộng-Miến Điện – China-Myanmar Economic Corridor (CMEC) với một hải cảng nước sâu 1.3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở tiểu bang Rakhine mở lối ra Ấn Độ Dương cho Trung Cộng. Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3.6 tỉ đô la ở Myitsone, tiểu bang Kachin. Với chuyến thăm này của Tập, Myanmar thể hiện quyết tâm lún sâu vào quan hệ với Trung Cộng trong Dự án Con Đường Tơ Lụa mới. Dự án này là một phần trong Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) do Tập khởi xướng từ 2013. [Đọc tiếp]

Dân Hồng Kông cám ơn thế giới, treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam

Hồng Kông cám ơn thế giới. Điểm đặc biệt của cuộc xuống đường tuần hành lần này là sinh viên Hồng Kông đã vẫy cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam (*), cùng với cờ Đại Hàn Dân Quốc và cờ Nhật Bản. Người dân Hồng Kông cám ơn các bạn ở nhiều nước và cả Việt Nam đã ủng hộ họ.
(*) Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ: lá cờ chính nghĩa Việt Nam

Cuộc biểu tình của dân Hồng Kông với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Lời người post: Putin là máu độc tài của Cộng Sản… khi nào hắn chết mới hết độc tài. Hắn trơ trẽn  để duy trì quyền lực đến chết như thế nào?  Ngày 15/01/2020 tạp chí  The Economist chỉ rõ “Vladimir Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào” – “How Vladimir Putin is preparing to rule for ever

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông Điệp Liên Bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một tân thủ tướng Nga ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn. [Đọc tiếp]

Luận tội ông TT Trump: Phe Dân chủ thất bại ban đầu ở Thượng Viện Hoa Kỳ

Thứ Tư, ngày 22/01/2020

Thượng viện Mỹ hôm 21/1/2020 (giờ địa phương) đã chính thức bắt đầu phiên xét xử về việc đàn hặc Tổng thống Donald Trump, sau khi Hạ viện trình hai điều khoản luận tội. Chánh án Tòa tối cao John Roberts khởi động phiên xử vào lúc 1 giờ 17 phút chiều (giờ địa phương).
Theo Daily Mail, mở đầu phiên xét xử, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh luận về các quy định xét xử. Phe Dân chủ thất bại trong 2 cuộc bỏ phiếu sửa đổi nghị quyết đầu tiên. [Đọc tiếp]

Thương chiến Mỹ-Trung giai đoạn 1: Chiến thắng của nước Mỹ…

Thương-chiến Mỹ-Trung tạm hưu chiến đợt 1: Thắng lợi về Mỹ (15/01/2020) Trái Lưu Hạc – Phải Trump

Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Cộng nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.

Báo Pháp về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ý là việc Mỹ và Trung Cộng ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1; [Đọc tiếp]

MỸ – TRUNG KÝ THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 1 

Sau đây là những điểm chính mà Hoa Kỳ đạt được:

1- Các công ty Hoa Kỳ được phép họat động tại Trung Cộng mà không cần phải hợp tác với công ty quốc doanh của Trung Cộng.

2- Ngân hàng Hoa Kỳ được phép họạ̣t đông tại Trung Cộng  mà không bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép rút $50,000, và có thể mở và đóng trương mục bất cứ lúc nào tùy ý không điều kiện.

3- Trung Cộng  không có quyền bắt các công ty Hoa Kỳ đầu tư ở Trung Cộng phải giao nộp công thức sản xuất (confidential) cho nhà nước Trung Cộng.

4- Tất cả các hợp đồng bán sở hữu trí tuệ sau 10 năm mà các công ty bị buộc phải ký với chính quyền Trung Cộng , nay trở thành vô giá trị.

5- Nếu Trung Cộng  muốn mua bất cứ sở hữu trí tuệ nào của công ty từ Hoa Kỳ phải có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.

6- Trung Cộng cam kết sẽ mua từ Hoa Kỳ ít nhất 200 tỷ USD hàng hoá, dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới.

7- Trung Cộng cam kết không được thao túng tiền tệ.

8- Mức thuế quan áp đặt lên 2/3 lượng hàng nhập cảng từ Trung Cộng sẽ vẫn được giữ nguyên. “Tôi sẽ gỡ bỏ thuế khi đồng ý với thỏa thuận giai đoạn hai.” – ông Trump nói.

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngay lập tức bùng nổ sau khi thỏa thuận này được ký kết. Các chỉ số chứng khoán đồng loạt thiết lập các cột mốc kỷ lục mới.

 

Đài Loan: Trên 60 nước chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử’ ….

Dù chỉ được 14 quốc gia chính thức công nhận, Tổng thống Đài Loan nhận được lời chúc mừng sau khi tái đắc cử từ lãnh đạo, quan chức trên 60 nước, gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cuộc bỏ phiếu hôm 11/01 vừa qua đem lại thắng lợi áp đảo cho bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến.

Bà Thái đã tái đắc cử tổng thống hòn đảo nhiệm kỳ hai với trên 8 triệu phiếu cử tri.

Đảng của bà, chủ trương độc lập khỏi Trung Cộng về lâu dài, cũng giành đa số trong Quốc hội.

Theo trang Taiwan News, chiến thắng của bà Thái Anh Văn được lãnh đạo, quan chức cao cấp từ 60 quốc gia chúc mừng.

Tính đến ngày 12/01/2020, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp nước ngoài đã chúc mừng bà Thái Anh Văn qua điện thoại hoặc email.

[Đọc tiếp]

Đài Loan, một vố đau đối với Trung Cộng

Cử tri Đài Loan ăn mừng thắng lợi của Bà Thái Anh văn Tổng Thống Đài Loan

Tổng thống Đài Loan tái đắc cử, đảng Dân Tiến bài trừ Bắc Kinh chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc Hội là một vố đau đối với Trung Cộng. “Chính sách hù dọa và cô lập Đài Loan của Bắc Kinh thất bại”, “Thắng lợi vẻ vang của nữ tổng thống Thái Anh Văn là một cái tát tai” cử tri Đài Loan giáng cho Hoa Lục, “Đài Bắc nói không với Trung Cộng”.

Le Figaro mở đầu bài báo : “Sau Hồng Kông, đến lượt Đài Loan cưỡng lại trước móng vuốt của Tập Cận Bình. Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử với 58 % cử tri ủng hộ, đảng Dân Tiến của bà giành được đa số tại Quốc Hội”. Về tỷ lệ cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua, tác giả bài báo nói đến hiện tượng “làn sóng thủy triều, thể hiện ý chí của toàn dân ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đối với Hoa Lục”. Lá phiếu của cử tri biến Đài Loan thành “thành trì dân chủ”. [Đọc tiếp]

Toàn văn bài phát biểu của bà Thái Anh Văn trúng cử nhiệm kỳ 2 Tổng Thống Đài Loan

Quân đội Hoa Kỳ tái phối trí tại Trung Đông sau khi giết Soleimani như thế nào?

Các binh sĩ Nhảy Dù tại căn cứ Fort Bragg chuẩn bị được điều động tới Trung Đông ngày 5/1/2020 (Ảnh: AP)

Các lực lượng phản ứng nhanh của Hoa Kỳ đang nhanh chóng điều động đến Trung Đông khi nguy cơ nổ ra xung đột với Iran leo thang.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8/1 phóng nhiều hỏa tiễn đạn đạo vào hai căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq là Ain al-Asad và Irbil nhằm đáp trả vụ TT Trump ra lệnh không kích hạ sát tướng Qasem Soleimani ở Baghdad hôm 3/1. [Đọc tiếp]

Mỹ giết tướng Iran Qasem Soleimani: Do Thái đối phó…

Thủ Tướng Do Thái: Benjamin Netanyahu

Thủ tướng Do Thái, Benjamin Netanyahu cổ vũ ông Trump trong việc giết chết tướng Qasem Soleimani, mặt khác tìm cách bảo vệ cho Do Thái tránh cuộc xung đột Mỹ-Iran.

Vào ngày 3/1/2020, Lực lượng Không Quân Hoa Kỳ đã phóng hỏa tiễn giết chết Qasem Soleimani, một tướng quan trọng của quân đội Iran trong Lực Lượng Cách Mạng Hồi Giáo đang trực tiếp chỉ huy những lực lượng ngoại biên của Iran để gây rối và khủng bố trên khắp vùng Trung Đông và có thể lan rộng khắp thế giới.

Máy bay không người lái của Hoa Kỳ đã nhắm vào đoàn xe của Qasem Soleimani  gần phi trường quốc tế Baghdad, thủ đô Iraq,  phóng hỏa tiễn và giết chết Soleimani ngay tại chỗ. Chính phủ Iran, sau đó 7 ngày (7/01/2020) trả thù bằng một cuộc tấn công hỏa tiễn bắn vào căn cứ Al-Asad của Mỹ và Liên Quân ở Iraq.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sau khi đã giết Qasem Soleimani rằng “ông ta là một người khổng lồ ư? Ông ta không còn là một người khổng lồ nữa. Ông đã chết”.
Hầu hết người Do Thái rất tán đồng với tuyên bố của Trump. Lực lượng do Soleimani chỉ huy được đặt tên là Lực lượng Quds, đưa ra những ý đồ nguy hiểm để đạt mục tiêu của nó.
[Đọc tiếp]

Chuyển ngữ toàn văn bài tuyên bố hôm 8/01/2020 của TT Donald Trump

Tổng Thống Trump ra lệnh máy bay không người lái bắn hỏa tiễn giết chết tướng đầu sỏ Qasem Soleimani của Iran. Trước cái chết “bất đắc kỳ tử” của tướng quân sư khủng bố và là công cụ xâm lược của Iran, nhà nước Hồi Giáo Iran tức tối lồng lộn lên đòi trả thù nước Mỹ, treo đầu TT Trump với 80 triệu USD,  đêm 8/01/2020, Iran nã chừng 15 trái hỏa tiễn vào căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Iraq.  Dưới đây là chuyển ngữ bài tuyên bố của TT Trump sau một loạt biến cố ấy vào ngày 8/01/2020 [Đọc tiếp]

Tình hình Mỹ-Iran ra sao khi Mỹ giết tướng Soleimani của Iran

Tất cả các bản tin đều viết theo tin quốc tế và RFI

Ngày 07/01/2020 Iran bắn hỏa tiễn vào căn cứ quân sự Iraq có binh sỹ Mỹ trú đóng

Căn cứ không quân của Mỹ tại Iraq

Tối mùng 07/01/2020, lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn Iraq vào hai căn cứ mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng ở Iraq, để trả đũa vụ Hoa Kỳ oanh kích giết chết tướng Qasem Soleimani tại Bagdad vào tuần trước.

Theo thông báo của bộ tư lệnh Iraq, tổng cộng đã có 22 hỏa tiễn bắn vào hai căn cứ Aïn al-Assad và Erbil, nhưng không gây thương vong nào trong hàng ngũ quân đội Iraq.

Trước đó, bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo đã có hơn một chục hỏa tiễn bắn vào hai căn cứ nói trên, đồng thời cho biết đang xem xét cách thức đáp trả cuộc tấn công này. Hiện chưa biết phía lính Mỹ có thiệt mạng trong vụ oanh kích này hay không. [Đọc tiếp]

Ông Trump bị dọa lấy thủ cấp, Mỹ siết chặt an ninh quanh “Nhà Trắng mùa đông”

Toàn cảnh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago được canh gác cẩn mật của Tổng thống Donald Trump – Ảnh: GETTY IMAGES

Tin CBS: Theo Đài CBS, trong chiều 6/01/2020, Lực Lượng Đặc Nhiệm Hoa Kỳ cho biết họ đã phải tăng cường các biện pháp an ninh tại khu Mar-a-Lago ở Florida.

Về chi tiết, lực lượng đặc nhiệm bổ sung thêm 4 địa điểm kiểm soát an ninh để rà soát xe cộ cũng như khách ra vào, phòng ngừa khả năng vũ khí hoặc bom đạn được đưa vào khu  biệt thự Mar-a-Lago của gia đình Tổng Thống Trump ở Florida.

Lúc này, theo báo Daily Mail (Anh), sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm cũng như các cảnh sát khác tại Mar-a-Lago đã tăng ít nhất 1/3 so với bình thường. [Đọc tiếp]

Bầu cử Đài Loan: Thất bại thấy trước của quyền lực mềm Trung Cộng

Nữ Tổng Thống Đài Loan: Thái Anh Văn

Lời người post:  Nữ TT Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), sinh ngày 31/08/1956 ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Năm 1978 bà tốt nghiệp Đại học Luật Khoa tại Đài Loan, năm 1980 bà tốt nghiệp Master tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ và năm 1984 tốt nghiệp Tiến Sĩ Kinh Tế ở Đại Học London, Anh Quốc. Sau khi trở về Đài Loan, bà đã giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở nhiều trường đại học cho đến năm 1993, trước khi được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền.
Năm 2016, bà đại diện Đảng Dân Tiến (DPP) ra tranh cử Tổng Thống Đài Loan và bà đã thắng vẻ vang với chỉ số 56.1% so với ứng cử viên Trung Hoa Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân. Bà Thái trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Đài Loan.
Bà hiện là Chủ tịch của Đảng Dân Tiến (DPP). Bà Thái Anh Văn đã là một trong những người soạn thảo Đặc Thù Lưỡng Quốc Luận của tổng thống Lý Đăng Huy. Bà được mô tả là người không có sức lôi cuốn hay tài ăn nói trước quần chúng, nhưng thuyết phục mọi người bằng sự chân thành, trí thông minh và lòng kiên trì của bà.
Năm 2020, một lẫn nữa bà tái ứng cử chức Tổng Thống Đài Loan mà ngày 11/01/2020 tới đây người dân sẽ đi bầu sẽ quyết định lá phiếu. Theo dư luận bà sẽ tái ứng cử vì lập trường bảo vệ tự do dân chủ cho Đài Loan và chống độc tài Cộng sản của bà.
Lập trường của bà Thái Anh Văn về Biển Đông: Trong bài phát biểu sau chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử 2016, bà Thái Anh Văn cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức đàn áp nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”. Ngoài ra, Thái cũng kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông và cùng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Dưới đây là những bình luận về sự việc trên qua ngòi bút của Pierre Haski trên tờ L’Obs

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt