Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Cuộc chiến “cấm vận” của Mỹ và Tây Phương đối với Nga…

Ngày nay, chiến tranh cần nhìn từ nhiều dưới góc độ khác nhau. Chúng ta đang sống trong thời đại có 7 quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử không những một đầu đạn mà còn cả hàng ngàn đầu đạn nguyên tử. Nhân loại cho rằng “nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra không có người chiến thắng mà chỉ rước lấy chiến bại có thể tiêu diệt loài người”. Cách đây 100 năm, vào thập niên 1920, lúc đó bom nguyên tử chưa ra đời thì nhiều phần trăm là Mỹ và các cường quốc Châu Âu đã đem quân vào Ukraine để chận đứng hành động thảm sát của Putin đối với người dân Ukraine. Nhưng nay làm sao để Putin dừng lại? Chúng ta xem đoạn video ngắn dưới đây để tìm hiểu…

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ấn Độ giúp Putin “lách” lệnh trừng phạt của Mỹ và Tây Phương!

(Trái)Tổng Thống Nga Putin – (Phải) Thủ Tướng Ấn Độ Morendra Modi gặp nhau ngày 12/12/2021

Trước năm 1975, trong thời Chiến Tranh Lạnh, Ấn Độ tuyên bố đứng Trung Lập, nhưng kiểu trung lập thiên tả. Đồng thời Ấn Độ muốn làm đầu gà chứ không làm đuôi voi, do đó đứng ra kêu gọi thành lập Khối Không Liên Kết do Ấn Độ làm chủ tịch. Danh xưng thì “không liên kết” nhưng thời đó Ấn Độ nghiêng về phía Cộng Sản hơn Tư Bản. Ấn độ thân thiện với Moscow hơn Washington DC!

Sau khi khối Cộng Sản Liên Xô sụp đổ năm 1991, sự trỗi dậy của Trung Cộng với những hành vi hung hăng bạo ngược xâm chiếm biên giới và vùng biển các nước láng giềng bất chấp luật lệ quốc tế trong đó có Ấn Độ là nạn nhân đã từng xảy ra chiến tranh biên giới Ấn-Trung trong những năm gần đây. Đó là lý do Ấn Độ nghiêng về Washington và tham gia Bộ Tứ Kim Cương cùng nhau chống Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam…

Một sự tính toán sai lầm trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang chiến tranh

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Cộng.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa Cộng Sản và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Cộng trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đáng chú ý này, chẳng còn gì có thể đem ra so sánh giữa Ukraine và Đài Loan. Một phép so sánh hữu dụng hơn sẽ là với một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác đó là Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ đến Địa Trung Hải: “răn đe” Nga và tăng niềm tin cho NATO

USS Herry Truman ở Địa Trung Hải

Theo Politico: Kể từ khi Nga xua quân tấn công Ukraine, các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 75 phi vụ tuần tra sát sườn phía Đông của NATO cho đến biên giới Ukraine, các chiến đấu cơ cất cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Truman ở Địa Trung Hải.

Cũng theo báo này, sàn đáp của Hàng Không Mẫu Hạm USS Harry Truman được bao phủ đầy hơi xăng và khói của các động cơ phản lực tiêm kích F-18 Super Hornet lần lượt phóng lên bầu trời. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng cảnh báo Mỹ: “Đừng lập NATO ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”

Hình ghép trên Internet từ trái qua phải  Tập Cận Bình, Joe Biden …

The Newsweek: Theo Newsweek Bắc Kinh cho rằng việc Mỹ xây dựng các liên minh có thể tiếp tục dẫn tới các cuộc đụng độ giữa các nước lớn trong tương lai.

Bắc Kinh rất có lợi khi không có sự hiện diện lâu dài của những tổ chức dưới hình thức như khối NATO trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và Trung Cộng rất muốn giữ nguyên tình hình như hiện tại. Trong cuộc gặp với Tổng Thư Ký Liên Minh NATO, Jens Stoltenberg, vào tháng 9/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị cho biết đất nước của ông “chưa, và sẽ không bao giờ là đối thủ của NATO”.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga chết 5 tướng trên chiến trường Ukraine

Xe tăng Nga bị bắn cháy trên đường phố thủ đô Kyic, Ukraine ngày 20/03

Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công xâm lược Ukraine ngày 24/02/2022, lực lượng Nga đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, cả về vật chất lẫn nhân mạng, trong số này có đến 5 viên tướng chỉ huy mặt trận, trong đó có một phó tư lệnh hạm đội.  

Nếu phía Ukraine nói đến 15,000 lính Nga thiệt mạng tính đến ngày 19/03, thì phía Nga chỉ mới chính thức công nhận tổn thất gần 500 người tính đến hôm 02/03, hay 9,861 người theo tiết lộ của tờ báo Nga thân chính quyền Komsomolskaya Pravda ngày 21/03, trích dẫn bộ Quốc Phòng Nga, một thông tin đã bị xóa sau gần 10 tiếng đồng hồ được đăng tải. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Ukraine: Zelensky sẵn sàng nói chuyện với Putin về Donbass

Tổng thống Zelensky phát biểu qua video tại Kiev, Ukraine, (ảnh ngày 21/03/2022. AP)

Gần một tháng sau cuộc xâm lược của Nga, những thành phố lớn của Ukraine tiếp tục bị dội bom. Tổng thống Volodymyr Zelensky, trong bài trả lời phỏng vấn với báo chí trong nước được phát đi đêm qua, 21/03/2022, lần đầu tiên tuyên bố sẵn sàng nói chuyện với tổng thống Nga Vladimir Putin về một “thỏa hiệp” về vùng Donbass và Crimea, để “chấm dứt chiến tranh”.

Tổng thống Zelensky cho biết, nếu ông Putin chấp nhận thương lượng trực tiếp, ông sẽ sẵn sàng thảo luận với tổng thống Nga về tất cả các vấn đề dẫn đến xung đột giữa hai nước, kể cả vấn đề Crimea và Donbass, nhưng trước tiên phải có “bảo đảm về an ninh” cho Ukraine. Volodymyr Zelensky cũng cảnh báo Ukraine sẽ bị “phá hủy” trước khi phải đầu hàng. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng có giúp cho Nga trong cuộc chiến Ukraine?

Valdimir Putin khủng hoảng

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine, xem như đã lọt vào vào cái bẫy của Mỹ. Từ những tháng ngày trước khi Nga xâm lăng Ukraine, cả thế giới nghĩ rằng Nga không tấn công Ukraine mà chỉ gây sức ép để chiếm lợi thế trên bàn hội nghị với khối NATO. Trong khi đó tình báo Mỹ đã đặt cược ngược lại. Ngày 24/02/2022 Putin ra lệnh quân đội Nga tấn công vào Ukraine, Washington đã chứng minh cho thế giới sự chính xác của tình báo Mỹ là đáng tin cậy. 

Đến hôm nay, còn 2 ngày nữa là đầy 1 tháng, Nga đang bị sa lầy tại chiến trường Ukraine trong thế “tiến thối lưỡng nan”: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ cấp cho Ukraine loại vũ khí tối tân

Người lính bộ binh đang bắn Switchblade 300

Switchblade là một hoả tiễn thu nhỏ như một máy bay không người lái mang bom, nó thể lao vào mục tiêu để giết người lính hay xe tăng, hoặc các chiến cụ của đối phương rất nhanh và chính xác. Switchblade do công ty AeroVironment ở tiểu bang Virginia chế tạo. Nó gọn, nhẹ có thể mang trong ba lô người lính, khi cần chỉ chuẩn bị vài phút là có thể tác xạ.  Hiện nay có hai loại Switchblade 300 và 600.

Loại Switchblade 300 là loại vũ khí hỗ trợ các đơn vị chiến đấu như lực lượng đặc biệt, bộ binh ngoài chiến trường, hoặc các vị trí phòng thủ cố định. Switchblade 300 đã thử nghiệm và chứng minh khả năng chiến đấu với loại vũ khí bay không có sóng “bay lảng vảng trên không” nhằm sử dụng chống lại các mục tiêu ngoài tầm nhìn của mắt thường. Nó có thể mang theo trong ba lô người lính bộ binh và lấy ra để bắn bất cứ nơi nào. Switchblade 300 mang lại khả năng sát thương cao hơn với tọa độ định vị bằng hệ thống GPS rất chính xác. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Video: Bằng chứng xe tăng Nga bắn vào chung cư của người dân Ukraine

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Nga “cầu viện” Trung Cộng?

Ông Biden, Tập, Putin (hình: internet)

Ngày13/3, nhiều cơ quan truyền thông Mỹ như CNN, Fox News, The New York Times, Washington Post và Financial Times của Anh dựa vào lời một giới chức cao cấp của Mỹ tiết lộ “Nga đã yêu cầu sự hỗ trợ của Trung Cộng về kinh tế và vũ khí quân sự”, tuy không nêu rõ loại vũ khí hay loại hỗ trợ nào được yêu cầu.

The New York Times đưa tin đầu tiên đã làm dấy lên lo ngại trong giới quan chức Mỹ rằng Trung Cộng có thể can thiệp vào nỗ lực của các quốc gia phương Tây nhằm hỗ trợ Ukraine. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Nga-Ukraine: Tây Phương đừng ảo tưởng Bắc Kinh làm trung gian hoà giải!

Tổng thống Pháp Macron tham dự hội đàm trực tuyến về chiến tranh Nga-Ukraina, với Tổng Bí thư ĐCST Tập Cận Bình và thủ tướng Đức Olaf Scholz từ điện Elysée, ngày 08/03/2022. (ảnh: CCTV. – Reuters – Bennoit Tessier)

Hơn hai tuần kể từ khi quân đội Putin tấn công Ukraina, trong chính giới phương Tây, nhiều người đặt hy vọng vào vai trò trung gian hòa giải của Trung Cộng, trong bối hình điện Kremlin khăng khăng chủ trương chiến tranh đến cùng, bất chấp sự lên án dữ dội, và nhiều trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Một mặt, Bắc Kinh được coi là đồng minh quan trọng nhất của cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới, mặt khác, Trung Cộng cũng khuyến khích thương lượng giữa Moscow và Kyiv. Liệu Trung Cộng có khả năng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xâm lăng Ukraina của Nga hay không? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tướng cao cấp của Nga thiệt mạng tại Ukraine

Tướng Nga Andrei Kolesnikov mặt đồ lính màu xanh (bên phải)

Dailymail (1): Interfax-Ukraine trích lời tuyên bố của một giới chức cao cấp của Bộ Nội Vụ Ukraine cho biết có thêm một tướng chỉ huy cao cấp của Nga thiệt mạng ở chiến trường Ukraine. Đó là thiếu tướng Andrei Kolesnikov “Tư lệnh quân đoàn 29 thuộc Quân khu phía Đông (SVO) của Quân đội Nga”.

Ít giờ trước, Cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Anton Gerashchenko đã ra một tuyên bố trên kênh Telegram cá nhân của ông cho biết các lực lượng Ukraine đã giết Tướng Nga có tên Andrei Kolesnikov. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sau 15 ngày, Nga đoạt giải vô địch về lệnh trừng phạt của thế giới

Chỉ có 15 ngày nước Nga trở thành vô địch nhận nhiều lệnh trừng phạt, vượt qua Iran và Bắc Hàn – Hôm nay, Washington tước luôn quy chế Tối Huệ Quốc của Nga!

Nga bị 2754 lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và các nước Tây Phương sau khi xâm chiếm Crimea vào năm 2014, Ngày 24/02/2022, khi Putin ra lệnh đưa quân đội xâm lăng Ukraine thì Mỹ và các nước Tây Phương tăng lệnh trừng phạt thích đáng thêm 3577. Nay tổng cộng đến 6331 lệnh trừng phạt. Hàng loạt ngân hàng lớn nhỏ, định chế tài chính, các công ty của Mỹ và Tây Phương ồ ạt tháo chạy khỏi nước Nga, vì có tin nguy cơ Nga sắp  phá sản!
Putin chống chế để trấn an dân Nga bằng cách đưa một danh sách gồm 200 mặt hàng không được xuất khẩu đến các quốc gia đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Putin đang làm chuyện ruồi bu. Khi các nước ký ban lệnh trừng phạt thì họ đã tính đến chuyện tạm biệt giao thương với Nga, thì việc mua hàng của Nga cũng không còn mặn mà… nên Putin vừa làm một việc thừa thãi.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ và NATO chuyển vũ khí cho quân Ukraine như thế nào?

Tướng Mark Milley tại phi trường
biên giới Ba Lan-Ukraine

Trong bài phát biểu của Tổng Thống Joe Biden sáng 9/03/2022 có đề cập đến chuyện Tòa Bạch Ốc đã cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đại tướng Mark Milley đến biên giới Ba Lan để nói lên tầm quan trọng của Mỹ trong việc yểm trợ cuộc chiến đấu của Ukraine. Bộ Trưởng Ngoại Giao Blinken đi đâu, làm gì thì ông có họp báo, và báo chí tây phương đã phỏng vấn và tường thuật đầy đủ. Còn Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thì đi trong bí mật. Những mảnh vụn tin tức từ CNN, New York Times, AP, Reuters, Bloomberg… ghép lại thành lộ trình của tướng giữ nhiệm vụ cao nhất của quân đội Hoa Kỳ… Ông đi tổ chức và tìm đường tiếp tế vũ khí cho quân Ukraine. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt