Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Giai đoạn nguy hiểm nhất trong cuộc phản công của Ukraine

Những mũi tên màu xanh là quân Ukraine đang phản công quân Nga

Giới quan sát nhận định, cuộc phản công của Ukraine đã khởi động, đánh dấu thời điểm đặc biệt nguy hiểm cho nước này, thậm chí cả khi Ukraine nhận được các vũ khí hiện đại từ phương Tây.

Giai đoạn nguy hiểm và khó khăn nhất

Quân đội Ukraine, trong đó có các đơn vị chiến đấu được huấn luyện chiến thuật và được trang bị vũ khí tối tân, đang tấn công ở nhiều vị trí khác nhau, Washington Post đưa tin sau khi Ukraine cho biết đã nhận được xe tăng phương Tây – điều mà các chuyên viên nhận định có thể là dấu hiệu cho sự khởi đầu của một cuộc phản công.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết rằng: “Trong bức tranh xung đột đầy phức tạp, giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực dọc tiền tuyến” . [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ukraine đã “thực sự phản công lớn”, giao tranh dữ dội

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn tấn công đường không số 79 của Ukraine tại vùng Donetsk của Ukraine. Ảnh: NYTIMES

Cuộc phản công của Ukraine dường như đã thực sự bắt đầu và Ukraine lần đầu tiên đưa các lực lượng do phương Tây huấn luyện ra tiền tuyến, mặc dù Ukraien chưa tuyên bố điều gì, họ được lệnh giữ kín.
Thời gian qua, các nhà phân tích đã nhiều lần đề cập tới khả năng về một cuộc phản công lớn của Ukraine nhằm giành lại lãnh thổ từ phía Nga.
Moscow phát động cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine từ cuối tháng 2 năm ngoái. Tới tháng 10, tức sau khoảng gần 8 tháng xung đột, Nga đơn phương sáp nhập thêm 4 vùng của Ukraine bằng “trưng cầu dân ý” giả hiệu, các vùng này gồm: Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Thực tế, thời gian qua Ukraine nhiều lần nói về cuộc phản công lớn nhằm giành lại 4 vùng nói trên và cả bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga năm 2014. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Viện trợ mới 2.1 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine là vũ khí phòng không

Vũ khí của Mỹ viện trợ cho Ukraien trợ 2.1 tỷ USD. Trong hình là hoả tiễn Patriot và HAWK

Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ ngày 9/6 tuyên bố phân bổ một viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá lên đến 2,1 tỷ Mỹ Kim.

Là một phần của viện trợ, Ukraine sẽ nhận được thêm đạn dược cho các hệ thống hoả tiễn phòng không Patriot; các hệ thống phòng không và hoả tiễn HAWK, giúp Ukraine tăng cường khả năng, bảo đảm an ninh trên không. Gói hỗ trợ cũng bao gồm đạn pháo 105 mm và 203 mm, giúp tăng cường hỏa lực cho pháo binh Ukraine. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao các cuộc chạm trán nguy hiểm Mỹ-Trung sẽ vẫn tiếp diễn?

Tàu chiến Trung Cộng (trái) cắt ngang mũi Tàu Chiến Hoa Kỳ (phải) tại Eo Biển Đài Loan ngày 03/06/2023

Khi một tàu chiến Trung Cộng áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ gần 140m ở Eo biển Đài Loan hôm 3/6 và buộc tàu này phải giảm tốc độ, đây là lần thứ hai trong vòng vài ngày mà Trung Cộng và Hoa Kỳ xuýt gặp một tai nạn lớn.
Cuối tháng trước, một máy bay chiến đấu của Trung Cộng bay trước mũi một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trên Biển Đông, khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích.
Sau cuộc chạm trán tàu chiến hôm 3/6, Tòa Bạch Ốc cáo buộc Trung Cộng “ngày càng hung hăng”. Còn Trung Cộng thì nói hoạt động quân sự như vậy của Mỹ trong vùng biển quốc tế là “cố tình khiêu khích rủi ro”.
Đây là lý do tại sao những cuộc chạm trán cận kề giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể tiếp tục.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện khó tin mà có thật: Lính đánh thuê Nga bắt lữ đoàn trưởng lính chính quy Nga…

Trung Tá Roman Venevitin lính Nga bị lính đánh thuê Wagner bắt cách đây 2 ngày

Lính đánh thuê Wagner của của Nga do trùm Prigozhin cầm đầu đã bắt một Trung Tá lữ đoàn trưởng lính Nga tên là Roman Venevitin. Điều này chứng tỏ lính đánh thuê Wagner đang tiếp tục leo thang mối thù với quân đội chính quy của Nga.
Trong một video được đăng trên các truyền thông xã hội của Prigozhin cho biết, Trung Tá Roman Venevitin, chỉ huy Lữ đoàn 72 của quân đội chính quy Nga, nói với một người thẩm vấn rằng, trong lúc say rượu, anh ta đã ra lệnh cho binh lính của mình nổ súng vào một đoàn xe của lính đánh thuê Wagner. Venevitin cho biết anh ta hành động vì “không thích cá nhân” đối với Wagner. Sau đó lính đánh thuê Wagner nổ súng đánh trả và bắt Venevitin.
Tuần trước, Prigozhin tố cáo quân đội Nga cố gắng cho nổ tung Wagner khi họ đang rút lui khỏi thị trấn Bakhmut. Ông cũng tuyên bố người của ông đã phát hiện ra chất nổ, mà theo ông là do Bộ Quốc phòng Nga cố tình gài. Bộ Quốc Phòng Nga vẫn chưa đưa ra bình luận nào về đoạn video nói trên. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ cạnh tranh với Nga và Trung Cộng để giành toàn bộ Nam Bán Cầu (?)

Các nước vùng Trung Á nằm trong vòng màu xanh

Hoa Kỳ không cần và cũng không đủ khả năng tranh giành vị trí siêu cường ở khắp mọi nơi trên toàn cầu vì lý do địa lý và lịch sử, có một số khu vực mà ảnh hưởng của Mỹ đã từng bị giới hạn trong quá khứ vì không có lợi thế so với Trung Cộng và Nga.

Khi Tổng Thống Joe Biden kết thúc Hội Nghị khối G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, ông đã gây nên một làn sóng lên án và phản đối của khối G7 đối với Trung Cộng, Tập Cận Bình đã đoán ra việc này nên đã thể hiện một hành động ngoại giao thách thức để chống G7 bằng cách tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Trung Cộng-Trung Á (một vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên gồm các nước Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, and Uzbekistan nằm trong vòng màu xanh ở trong hình) ở Tây Bắc Trung Cộng vào ngày 19 tháng 5 năm 2023 (1), ở đó Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch hợp tác phát triển với Trung Á bằng cách tăng cường thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng khả năng sản xuất quốc phòng và thực thi pháp luật. Điều này nâng cao ưu thế của Trung Cộng ở vùng Trung Á cho rằng vùng đất này là của con cháu Đại Hán và Bạch Dương (Nga). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng Mỹ-Trung chi phối Đối thoại An ninh châu Á Shangri-La

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đến dự một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 02/06/2023, Singapore. AP – Vincent Thian

Hôm nay, 02/06/2023, Đối thoại An ninh châu Á Shangri-La khai mạc tại Singapore và kéo dài cho đến Chủ Nhật 04/6. Theo giới quan sát, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chi phối hội nghị, vì đây là dịp để hai siêu cường tranh giành ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương.  

Đối thoại An ninh Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức hàng năm tại Singapore, với sự tham dự của giới lãnh đạo quân sự, chính trị, ngoại giao, các tập đoàn sản xuất vũ khí và các nhà phân tích an ninh quốc tế. 

Theo Reuters, thủ tướng Úc Anthony Albanese có bài diễn văn quan trọng đầu tiên vào tối nay, trước khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin và tân bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc có những bài phát biểu được dự báo là sẽ “đả kích” nhau vào cuối tuần.   [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người Nga nói về nước Nga: “Đế quốc Nga sẽ tan rã và thời kỳ hậu Putin sẽ đầy bạo lực” …

Putin khủng hoảng vì chiến tranh Ukraine (hình minh hoạ)

Lời người dịch: Một nửa nước Việt Nam (miền Bắc) đã từng nhận được hỗ trợ hào phóng của Liên Xô (nay thường được đồng nhất với Liên Bang Nga) để đánh nhau với một nửa còn lại (miền Nam) khi đó được Mỹ và đồng minh nỗ lực bảo vệ. Đó là ván cờ địa chính trị của hai phe đối chọi nhau về ý thức hệ và qua đó là sự tranh giành bá quyền khu vực, trên cơ sở đó củng cố địa vị toàn cầu, giống như một ván cờ vây. Sự ngẫu nhiên về lịch sử này đã dẫn đến hệ quả là một nửa dân Việt Nam [miền Bắc] bỗng dưng có cảm tình – một số thậm chí sâu đậm – với Liên Xô và Nga (trước năm 1945 thì có lẽ 98% người Việt Nam không biết nước Nga ở đâu). Một nửa số dân này sau năm 1975 cố gắng áp đặt tình yêu nước Nga lên cả miền Nam, và dường như có thu được một chút kết quả. Đối với họ, nước Nga là tốt lành, nhân hậu, và đã trợ giúp VÔ ĐIỀU KIỆN cho cuộc chiến tranh của miền Bắc, rồi sau đó lại giúp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Họ thường không nhìn ra rằng chính nước Nga đã hài lòng vì Miền Bắc đã phục vụ VÔ ĐIỀU KIỆN kế hoạch của phe Cộng Sản lúc ấy. Cũng hệt như cha ông họ 100 năm trước chưa bao giờ hiểu địa chính trị thế giới trong khi nỗ lực một cách tuyệt vọng để mua sắm súng thần công.
Dù thế nào, có nhiều người Việt hiện giờ yêu nước Nga là có thật. Nhưng nước Nga là gì? Người Nga là ai? Căn tính của họ ra sao? Ngoài bánh mì muối, nồi áp suất, học bổng và vài bức tranh về mùa thu rơi rớt phong cách Tân cổ điển trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa Hiện thực mà chưa bao giờ đạt tới giai đoạn Ấn tượng, thì người Việt Nam hiểu gì về người Nga và quá khứ đau khổ cùng tương lai vô định của đất nước này?
Dưới đây là một bài dài để hiểu thêm về nước Nga và bi kịch định mệnh của nó. Nên kiên nhẫn đọc để không bị định kiến hoặc truyền thông thân Nga thời hiện đại thao túng bạn. Vì căn tính của dân Nga không đến từ hư vô, cũng không hề xuất hiện gần đây, như nhiều người vẫn nghĩ một cách đơn giản. Tất cả đều có nguồn gốc xa xưa từ khi lập quốc, và hẳn là chính những trí thức Nga là người hiểu hơn ai hết căn tính của dân tộc mình.
Tri thức là đắt đỏ. Và bạn cần trả giá xứng đáng thông qua sự kiên nhẫn của mình để có sự hiểu biết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham bị Nga dọa bắt…

Thượng Nghị Sỹ Lindsey Graham thuộc đảng Cộng Hoà tiểu bang South Carolina

Bộ Nội Vụ nước Nga (Russia’s Interior Ministry) đã ban hành lệnh bắt giữ Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham ngày 30/05/2023 (1) sau những bình luận của TNS Graham liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Trong một đoạn video về cuộc gặp gỡ của ông với Tổng thống Ukraine được văn phòng của Tổng Thống Zelensky công bố, TNS Graham, đảng viên Cộng Hòa thuộc tiểu bang Nam Carolina (South Carolina) lưu ý rằng “Nga đang chết” và khẳng định sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho đất nước là “điều tốt nhất với số tiền mà chúng tôi đã từng chi tiêu” và một số bình luận khác về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine gây ra sự phẫn nộ cho Putin. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trả lại công bằng: Ukraine cho máy bay không người lái tấn công thủ đô Moscow của Nga

Máy bay không người lái tấn công Moscow

Lời người post: Sợ vượt lằn ranh đỏ, lâu nay NATO không viện trợ hoả tiễn tầm xa cho Ukraine bắn vào nước Nga. Việc này chẳng khác nào buộc Ukraine bó tay hứng chịu những đòn thù của Putin dùng hoả tiển và UAV bắn vào khắp nơi ở Ukraine. Điều này “UNFAIR” (bất công) cho Ukraine vì như hai võ sĩ lên đài mà một chỉ được quyền đỡ chứ không được phản đòn, còn đối thủ muốn đánh đấm tuỳ thích. 
Hôm qua, thứ Ba ngày 30/05/2023 có tin 30 máy bay không người lái (UAV) vần vũ trên thủ đô Moscow của Nga để bắn phá. Tôi rất mừng thấy ló ra điều công đạo, có như vậy Putin và giới tinh hoa của Nga  mới thấm đòn đau khổ của chiến tranh và cũng đúng theo binh pháp “muốn thắng địch, phải đánh vào lòng địch” – Hoan hô Ukraine đã lấy lại công bằng chính mình.

Bài báo tờ Washington post dưới đây làm rõ sự việc 30 máy bay không người lái xâm nhập thủ đô Moscow của Nga. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trùm lính đánh thuê Wagner-Prigozhin: một cái gai khó nhổ!

Trùm lính đánh thuê Wagner: Yevgeny Prigozhin

Cuộc chiến Ukraine, ai thắng ai thua chưa có hồi kết, hiện nay khó đoán được vì chiến trường Ukraine thay đổi từng giờ, từng ngày… Giờ này thì quân Ukraine đang thắng nhưng giờ sau nghe tin thất thủ trên cùng mặt trận. Tại chiến trường Đông Bắc, Nga thắng thế ở Bakhmut, còn ở chiến trường Đông Nam thì quân Ukraine đuổi quân Nga chạy toán loạn như đàn vịt… Cuộc chiến hư/thật khó lường trước.

Chúng ta chỉ nhìn những điểm chính để lần mò cục diện. Trong cuộc chiến Ukraine có hiện tượng lạ, Trùm lính đánh thuê Wagner Prigozhin. Một người vô danh tiểu tốt được nổi lên không kém Putin, một người đang chiến thắng trên mặt trận lại tuyên bố rút lui. Gần đây được báo chí tây Phương không ngớt đề cập tên Prigozhin trong cuộc xâm lăng đình đám của Nga vào Ukraine… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ “xoay trục” đối đầu với Trung Cộng ở châu Á-Thái Bình Dương ra sao?

Sách “The Pivot” của Kurt Campbell (Ảnh: internet)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Từ đầu của thập niên 2010, ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã đầu tư các khoản tiền lớn cho binh chủng Phòng Không và Không Quân nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu tiềm ẩn với Trung Cộng – một quốc gia mà Mỹ xem như “kẻ thù chính (principal enemy)” trong thế kỷ thứ 21 nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương. Sự tăng cường sức mạnh này đã diễn ra dựa trên chính sách “Xoay Trục châu Á” – từ học thuyết “The Pivot (Xoay Trục)” của lý thuyết gia Kurt M. Campbell, nguyên là Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời TT Obama, hiện là Điều Phối Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó “The Pivot” đã được in thành sách và ngay trang đầu có viết: “The Pivot là thuộc về tương lai. Ở đó khám phá phương cách Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược mới để xác định vị trí của mình nhằm điều phối phương Đông. Đồng thời đưa ra lời tuyên bố rõ ràng và ứng xử tài tình của những người thi hành nhiệm vụ chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai”.

Như vậy, “The Pivot” đã bắt đầu từ thời cựu Tổng Thống Barack Obama. Một sự thay đổi lớn của Mỹ nhằm định hình lại chính sách quân sự, ngoại giao và thương mại của mình cho phù hợp để đối đầu với Trung Cộng được đẩy mạnh liên tục từ cựu TT Obama tiếp nối cựu TT Trump cho đến TT Biden hiện nay.

Chính sách này của Mỹ sau đó ít lâu có một tên khác nhưng cùng ý nghĩa là “tái cân bằng (rebalancing)” – Sở dĩ Mỹ dùng “tái cân bằng” vì sau khi Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam thì xem như phủi tay và không quan tâm đến vùng địa chính trị này nữa mà chỉ tập trung vào vùng Vịnh (Trung Đông), nơi có nhiều mỏ dầu và cũng là nơi chiến lược gia người Mỹ gốc Do Thái Henry Kissinger chủ trương phải tập trung đến. Giờ đây, nguy hiểm hai nơi (vùng Vịnh và Đông Nam Á) như nhau thì mỹ phải “cân bằng” lực lượng để đối phó gọi là “tái cân bằng”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình ra lệnh cho Bộ Quốc An trấn áp các công ty nước ngoài

Trần Nhất Tân (Chen Yixin)

Theo Wall Street Journal: Ngày 19/5, truyền thông Mỹ dẫn lời những người trong cuộc cho biết, Tập Cận Bình đã giao cho Bộ Trưởng An Ninh Quốc Gia (Bộ Quốc An) Trần Nhất Tân (Chen Yixin) phụ trách việc trấn áp các công ty nước ngoài. Một số công ty nước ngoài ở Trung Cộng đã được lệnh ngừng một số công việc nhất định, và các nhà quản trị của Mintz Group cũng đã được dời khỏi Trung Cộng.

Vào ngày 19/5, tờ Wall Street Journal đã đăng một bài viết cho rằng Tập Cận Bình chú trọng đến an ninh hơn là tăng trưởng kinh tế. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, để xóa sạch mọi nghi ngờ, Tập đã giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc An Trần Nhất Tân phụ trách việc này.

Ông Trần Nhất Tân (63 tuổi) trong nội bộ Đảng cộng Sản Tàu (ĐCST) được coi là người thực thi ý chí của Tập Cận Bình bằng bàn tay sắt. Đầu năm 2020, sau khi đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) bùng phát ở thành phố Vũ Hán không lâu, Tập đã từng cử ông Trần Nhất Tân đi giám sát việc phong tỏa nghiêm ngặt thành phố này.

Ông Lester Ross, luật sư tại công ty luật Wilmer Hale ở Bắc Kinh, chuyên tham vấn cho các công ty Hoa Kỳ ở Trung Cộng, cho biết: “Các quan chức an ninh này không chú trọng nhiều đến đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng các công ty nước ngoài này cấu thành sự đe dọa vượt qua giá trị mà công ty đó mang lại cho Trung Cộng”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng thống Biden sắp ký hiệp ước quốc phòng với Papua New Guinea nhằm chống Trung Cộng

Papua New Guinea

Theo Reuters: Bộ trưởng Ngoại giao của Papua New Guinea cho biết Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký các thỏa thuận quốc phòng và giám sát với Papua New Guinea trong chuyến thăm nhằm nâng cao tầm quan hệ chiến lược quan trọng của đảo quốc ở phía Nam Thái Bình Dương này.

Papua New Guinea là một quốc đảo vùng phía Tây Nam Thái Bình Dương, phía bắc Úc gồm nửa phía đông của đảo New Guinea và các đảo ngoài khơi của nó gần quần đảo Solomon. Thủ đô là Port Moresby. Đảo quốc này lớn thứ ba các đảo trên thế giới thế giới có diện tích 462,840 km2, diện tích gần gấp rưởi diện tích Việt Nam. Dân số gần 17 triệu người.

Nước Úc cai trị Papua New Guinea gần 60 năm, sau đó quốc đảo này thiết lập chủ quyền và được độc lập năm 1975. Từ năm 1976 và đã nộp đơn xin trở thành thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung các quốc đảo Cộng Đồng Thái Bình Dương và Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

4 dân biểu liên bang Hoa Kỳ dự thảo đạo luật nhân quyền Việt Nam

Bốn dân biểu liên bang đệ trình dự luật “nhân quyền cho Việt Nam”, từ trái sang phải dân biểu Michelle Steel (R, CA), Chris Smith (R, NJ), Lou Correa (D, CA) và Zoe Lofgren (D, CA).

Hôm nay ngày 13/05/2023 bốn Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ đệ trình một dự thảo đạo luật lưỡng đảng buộc các quan chức Việt Nam phải chịu trách nhiệm vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam, và cấm các khoản tài trợ cho Bộ Công An Việt Nam vì cho rằng bộ này đang thực hiện các hoạt động gián điệp. 

Bốn dân biểu đó là:

1) Bà Michelle Steel sinh năm 1978 người Mỹ gốc Nam Hàn, Dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa địa hạt 45 tiểu bang California. Bà từng là dân biểu địa hạt này từ năm 2021.
2) Ông Chris Smith, sinh năm 1953 là dân biểu liên bang thuộc đảng Cộng Hòa địa hạt 4 tiểu bang New Jersey, Ông từng là dân biểu liên bang Hoa Kỳ liên tục từ 42 năm nay (từ năm 1981). Hiện ông là chủ tịch Uỷ Ban Cựu Chiến Binh Hạ Viện Hoa Kỳ.
3) Ông Lou Correa sinh năm 1958, là dân biểu liên bang Hoa Kỳ người Mỹ gốc Mexico. Là dân biểu thuộc đảng Dân Chủ địa hạt 46 ở Quận Cam (Orange County). Ông từng là dân biểu liên bang từ năm 2017.
4) Bà Zoe Lofgren sinh năm 1947, là dân biểu liên bang Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ. Bà là một luật sư và chính trị gia người Mỹ phục vụ với tư cách là đại diện của Hoa Kỳ từ California địa hạt 18 bao phủ phần lớn Thung lũng Silicon. Bà Lofgren đang ở nhiệm kỳ thứ 13 tại Quốc Hội, được bầu lần đầu tiên vào năm 1994. Bà từng phục vụ lâu dài trong Ủy Ban Tư pháp Hạ Viện và là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Hạ Viện… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt