Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Những gì Tổng thống Zelensky thực sự muốn khó có thể đạt được tất cả từ Mỹ

President Ukraine Zelensky

Khi Tổng thống Ukraine Zelensky đặt chân đến Washington ngày 21/12 (giờ Mỹ), ông sẽ đề xuất một trong những yêu cầu lớn nhất với Mỹ kể từ khi cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine diễn ra nhưng có lẽ nhà lãnh đạo Ukraine sẽ không nhận được câu trả lời ông mong muốn.

Chuyến thăm của Tổng thống Zelensky tới Mỹ, nơi gặp Tổng thống Joe Biden và có bài thuyết trình trước lưỡng viện Quốc Hội, là một sự kiện bất ngờ với hầu hết chính các giới chức cao cấp nước này. Trong khi trước đó Washington đã chào xáo một sự kiện lớn mà không ai biết chính xác chi tiết chuyến thăm của Tổng thống Ukraine cũng như kế hoạch của ông lúc nào và như thế nào? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hành trình của Tổng thống Zelensky rời khỏi Ukraine để đến thăm nước Mỹ

Tổng thống Zelensky (trong cùng, đầu không đội mũ) bước xuống tàu hỏa ở ga Przemysl, gần biên giới Ba Lan-Ukraine. Những người đi cùng đã được làm mờ mặt trong ảnh. Ở đó có một xe màu trắng đang đợi chở TT Zelenski và những người cận vệ (Ảnh: TVN Ba Lan)

Một chi nhánh của đài CNN ở Ba Lan, ghi lại thời khắc Tổng thống Ukraine, Zelensky xuống tàu hỏa ở thành phố Przemysl, vùng đông nam Ba Lan, gần biên giới với Ukraine. Như hình ảnh đã ghi trên nhưng không nói thời gian nào.

Sau đó TT Zelensky được nhìn thấy ngồi bên trong một chiếc xe 4 chỗ màu trắng chờ khởi hành cùng một đoàn xe, có thể đây đoàn xe an ninh của hai nước Ukraine và Ba Lan.

Tổng thống Zelensky sau đó đã đến sân bay ở Ba Lan Rzeszow để bay đến Washington DC, Ông xuất hiện cùng với Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Bridget Ann Brink. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý cho chương trình Chiến đấu cơ F-X của mình?

Tempest có khả năng phối hợp là một kỹ thuật công nghệ dựa trên mạng xử dụng các bộ cảm biến (sensor) nâng cao nhận thức về chiến trường và cung cấp khả năng thực hiện các cuộc phối hợp tấn công và phòng thủ – hình trên là minh hoạ một Tempest

Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo đưa ra vào ngày 9 tháng 12, thủ tướng Nhật, Anh và Ý đã công bố Chương trình Không Quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) mới, sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào năm 2035, bằng cách tích hợp F-X và Chương trình máy bay chiến đấu tương lai Tempest. Dù Mỹ và Nhật đã có mối quan hệ đồng minh thân cận trong thời kỳ hậu chiến, vậy tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý thay vì Mỹ? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến đấu cơ Nhật-Anh-Ý nêu bật ưu điểm của “chủ nghĩa tiểu đa phương”

FCAS

Anh sẽ hợp tác cùng Nhật và Ý để cùng phát triển một hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai, hay FCAS (Future Combat Air System). Chiếc chiến đấu cơ này mang khả năng phối hợp của các kỹ thuật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và tin học lượng tử nhằm tạo ra loại chiến đấu giao thoa giữa phim “Top Gun” và “Star Wars”.
Dự án sẽ là ví dụ mới nhất về việc Anh áp dụng cách tiếp cận “đơn phương” trong việc thành lập một nhóm đặc biệt để phát triển các phát minh cụ thể. Cũng giống AUKUS, FCAS thực chất là một thỏa thuận gia tăng kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa rằng nó biểu thị một cam kết nhằm đưa ra một khả năng sẽ thiết lập nền móng cho một nền công nghiệp bền vững và cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, FCAS là về bảo đảm cho ưu thế trên không trong tương lai thay vì sức mạnh trên biển. Với cách này, nó sẽ mở ra một lợi thế kỹ thuật công nghiệp mới trong một không gian chiến đấu quan trọng khác đối với Anh.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ đang xây một bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương

RIM-50 Typhon

Quân đội Mỹ đã mua giàn phóng hỏa tiễn Typhon đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt phát triển quan trọng tạo ra bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Cộng. Typhon được chế tạo để bắn các hỏa tiễn SM-6 hoặc Tomahawk với khoảng cách từ 500 đến 1,800km (310-1118 miles), lấp đầy khoảng trống giữa hỏa tiễn tấn công chính xác (PSM) với tầm bắn khoảng 500km (310 miles) của và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) có tầm bắn 2,776km (1725 miles). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin cuộc chiến Nga-Ukraine trong mùa Đông lạnh giá

1)    Nga-Ukraine không ngưng chiến trong ngày Christmas 2022 và tết Tây 2023

Nga và Ukraine không ngưng chiến trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh 2022 và Tết đầu năm 2023

Hai nước Nga và Ukraine đang say máu quân thù trên chiến trường quên cả ngày Chúa Giáng Sinh và Tết đầu năm. Cả hai không đề nghị hoặc nhắc nhở đến việc ngưng chiến để đón Chúa Giáng Sinh và Tết năm mới.
Như vậy là “chiến tranh không quy luật” hai bên đều say máu quân thù vượt xa ngoài “đạo đức căn bản” của chiến tranh. Trong lịch sử chiến tranh, thông thường phải ngưng chiến vài ngày để đón Noel và ngày Tết đầu năm. Nhưng chiến tranh Nga-Ukraine thì không nghe nói đến việc ngưng chiến dù chỉ còn 9 ngày nữa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Úc-Việt sẽ nâng cấp ngoại giao “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”

Vương Đình Huệ (Chủ Tịch Quốc Hội CSVN) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Penny Wong (phải)

Lời người post: Cách đây không lâu, Việt Nam ký quan hệ ngoại giao cao nhất với Nam Hàn là “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ ký bang giao với Úc một hiệp ước ngoại giao tương tự như vây. Cả Nam Hàn và Úc đều có ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ.
Câu hỏi đặt ra khi nào Mỹ mới có “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam? Hiện nay Mỹ-Việt đang ở cấp ngoại giao “đối tác toàn diện” từ năm 2013. Năm 2021, khi đến thăm Việt Nam, bà Kamala Harris đề xuất nâng lên hàng ngoại giao thứ 2 “đối tác chiến lược” nhưng Việt Nam không đồng ý. Sau đối tác chiến lược, mới lên hàng cao nhất “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”…  

Bài viết theo source: The Diplomat.
https://thediplomat.com/2022/12/great-expectations-as-australia-and-vietnam-ponder-comprehensive-strategic-partnership/
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ nhận định về chiến tranh với Trung Cộng ở Đài Loan

Vệ tinh Long March 2C cuả Trung Cộng phát xuất từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở tây nam Trung Hoa

Lời người post: Người dân Đài Loan muốn được sống trong tự do dân chủ thì phải tự mình đứng trên đôi chân của mình. Không nên ỷ lại vào thế lực ngoại quốc quá nhiều. Không ai hy sinh cho dân tộc mình bằng chính người dân của mình và cũng không ai bảo vệ đất nước cuả mình bằng chính sức mạnh của dân tộc mình…
Đài Loan hiện nay có trình độ kỹ thuật cao, có tài chính dồi dào, đó là 2 hai điều kiện cần và đủ để có khả năng quốc phòng hùng mạnh bảo vệ lấy mình. Hãy nghĩ ra chuyện chế tạo ra một “cái gì đó” để Trung Cộng phải sợ… chứ không ngồi chờ Mỹ có giúp đỡ không thôi? Đó mới thực sự bảo vệ tự do dân chủ cho 23 triệu dân Đài Loan.
Trang nhà https://vietquoc.org post bài này để độc giả có cái nhìn đa chiều về tình hình chiến sự nếu xảy ra ở Đài Loan hiện nay… Bài viết dưới đây của bình luận gia David P. Goldman, một nhà bình luận nổi tiếng của Mỹ và là cây viết cột trụ của tạp chí Asian Times. Nội dung bài viết cho biết Mỹ đang cân nhắc chiến lược ở Đài Loan là “tiêu hủy” (scorched earth) tức là hành động liên quan một chính sách phá hủy tài sản hoặc tài nguyên một cách có chủ ý, để kẻ thù không thể xử dụng chúng. Hay nói trắng ra, nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan thì Mỹ sẽ bình địa hết các công ty kỹ thuật chế chip semiconductor, đưa tất cả chất xám đến định cư tại Mỹ chứ không bảo vệ Đài Loan bằng quân sự…
Bài báo đăng trên tạp chí the ASIAN Times cách đây vài hôm (6/12/2022) với tựa đề “Ngũ Giác Đài và các nhà phân tích Trung Cộng đồng ý Hoa Kỳ không thể chiến thắng ở eo biển Đài Loan”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Cách mạng giấy trắng”: Giấc mộng của Tập đang biến thành ác mộng!

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng vào mặt nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “Cách Mạng Giấy Trắng” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Cộng. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách Zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thủ tướng Phần Lan: Châu Âu sẽ gặp rắc rối nếu không có Mỹ

Nữ Thủ Tướng Phần Lan Sanna Marin: “Châu Âu sẽ gặp rắc rối nếu Mỹ không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nhận định”

Phát biểu tại Sydney, Australia ngày 2/12, nữ Thủ Tướng Phần Lan Sanna Marin đã đưa ra đánh giá “thẳng thắn” về khả năng quốc phòng của châu Âu hiện tại đối với tình hình xung đột đang nổ ra trên trên châu lục này.

“Tôi sẽ thẳng thắn thừa nhận rằng hiện châu Âu không đủ mạnh. Chúng ta sẽ gặp rắc rối to nếu không có Mỹ”, bà Marin nhận định với Viện Lowy có trụ sở tại Sydney. Cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy những điểm yếu quân sự của châu Âu, Thủ tướng Phần Lan cho hay.

“Mỹ đã cung cấp nhiều vũ khí, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine”, Thủ tướng Phần Lan bình luận, đồng thời nói rằng nhiều chính trị gia Mỹ mà bà trao đổi cùng cũng khuyên rằng châu Âu cần phải mạnh mẽ hơn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những tiết lộ bí mật nguyên tử từ cơ quan tình báo Nga FSB…

Hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa ICBM cuả Nga RS-24 Yars (SS-27 Mod 2) (Ảnh: Wikimedia Commons / Vitaly V. Kuzmin)

Tuần San Newsweek (1) số ra tuần vừa rồi ngày 27/11/2022 có đăng bài nói về nội dung các email bị lộ từ nhân viên Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga (FSB – Federal Security Service – trước đây là tình báo KGB), cho biết rằng các thẩm quyền cao cấp Điện Kremlin đã họp và thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine. Cuối cùng họ quyết định không!

Các email tiết lộ vào ngày 17/03/2022, 21/03/2022 và 12/04/2022, do FSB có bí danh “Wind of Change” gửi đến ông Vladimir Oschkin (1), một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Nga hiện lưu vong tại Pháp, Oschkin đang điều hành trang website Gularu.net chống chế độ cầm quyền tại Nga. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng: mạnh tay, điều động xe chống bạo động xuống đường đến Thượng Hải

Những chiếc xa màu trắng là xe chống khủng bố đời mới của Dongfeng Motor chế tạo.

Cư dân mạng Twitter đã chứng kiến ​​thấy cảnh nhiều xe chống bạo động xuất hiện trên đường phố Thượng Hải.

Vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Tân Cương khiến nhiều người chết và bị thương, đồng thời dẫn đến “cuộc cách mạng giấy trắng” ở nhiều nơi. Mục đích của cuộc biểu tình đã dần dần thành đấu tranh cho tự do dân chủ. Đông đảo người dân đã biểu tình trên đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải trong hai ngày liên tiếp. Một số cư dân mạng đã chứng kiến ​​cảnh nhiều xe chống bạo động của nhà cầm quyền Bắc Kinh xuất hiện trên đường phố Thượng Hải. Rất có khả năng chính quyền Thượng Hải sẽ có đàn áp mạnh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hạ Viện Mỹ: Đảng Cộng Hoà thắng nhưng nội bộ đầy sóng gió!

Cập nhật của hãng tin AP ngày 02/12/2022: Kết quả bầu cử Hạ Viện Mỹ năm 2022

Sau bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 08/11/2022, đảng Cộng Hòa chiếm 220 ghế Dân Biểu trong khi đảng Dân Chủ chiếm 213 ghế. Đảng Dân Chủ Mỹ mất quyền kiểm soát Hạ Viện. Quyền lực chính trị tại Hạ Viện Hoa Kỳ cũng thay đổi theo.
Ai cũng đinh ninh rằng dân biểu Kevin McCarthy (R-CA) của đảng Cộng Hòa hiện là Chủ Tịch Khối Thiểu Số Hạ Viện sẽ được bầu vào Chủ Tịch Hạ Viện trong nhiệm kỳ 2 năm tới. Nhưng theo tin tức mấy ngày nay trong nội bộ đảng Cộng Hoà, cho thấy sự việc không suôn sẻ chút nào! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại Học Harvard, New York, Chicago biểu tình ủng hộ xuống đường ở Trung Cộng

Sinh viên Đại Học Columbia biểu tình trước Toà Lãnh Sự Trung Cộng ở New York (Ảnh AP28/011/2022)

Tin AP (Associated Press): Tại New York, khoảng 400 người tụ tập bên kia đường đối diện với Toà Lãnh Sự Trung Cộng, giương cao các biểu ngữ: “Tự Do Nhân Phẩm Công Dân” và “Trung Cộng Tự Do”.

Hôm Thứ Ba ngày 29/11/2022, hàng trăm người tụ tập tại Đại Học Harvard và các Toà Lãnh Sự của Trung Cộng ở New York và Chicago để ủng hộ những cuộc biểu tình kêu gọi nhà cầm quyền Trung Cộng từ chức vì thực hiện những hạn chế nghiêm ngặt về việc chống đại dịch virus Vũ-Hán gọi là “Zero-Covid”. Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất chống lại nhà cầm quyền Bắc Kinh trong nhiều thập niên qua. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Zero-Covid” vỡ trận Đảng Cộng Sản Tàu rung rinh…

 

Lê Thành nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đến tối Chủ Nhật, ngày 27 tháng 11 năm 2022, nhiều thành phố ở Trung Cộng có những cuộc biểu tình, lớn nhất tại thành phố Thượng Hải như video trên. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt