Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Mỹ không mời Trung Cộng tập trận hải quân RIMPAC 2018

Hình ảnh cuộc tập trận RIMPAC 2016

Hoa Kỳ không mời Trung Cộng tham gia một cuộc tập trận hàng hải quốc tế quan trọng vì thái độ gây bất ổn của Bắc Kinh ở Biển Đông không phù hợp với các tiêu chí của cuộc diễn tập do Mỹ dẫn đầu.
“Việc Trung Cộng tiếp tục quân sự hóa các thực thể có tranh chấp ở Biển Đông chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực,” phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Christopher Logan nhấn mạnh trong thông cáo.
Thông cáo nói không mời Trung Cộng tham gia RIMPAC 2018 là phản hồi sơ khởi đối với các hoạt động của Trung Cộng ở Biển Đông, nhưng không cho biết các bước tiếp theo là gì. [Đọc tiếp]

Mỹ đơn độc chống lại Châu Âu và Trung Cộng trong cuộc chiến thương mại

Báo Pháp nói về chiến tranh thương mại của Mỹ:

Nước Mỹ được lãnh đạo bởi một ông lái buôn giỏi mặc cả. Trên sân khấu quốc tế, Donald Trump đàm phán không khác gì các cuộc thương lượng hợp đồng giữa các chủ doanh nghiệp xây dựng và các chính quyền địa phương. Trước kia, ông tìm cách làm giàu. Giờ đây, khi làm tổng thống, ông tìm cách củng cố “nguồn vốn chính trị” của mình bằng cách giành giật các nhượng bộ từ phía những quốc gia khác, những nơi không có cử tri Mỹ.

Theo Les Echos, thế giới đang chứng kiến một sự mới lạ hoàn toàn, được bắt đầu từ nửa thế kỷ qua và đồng thời cũng là sự tiếp tục truyền thống của nước Mỹ. Mới lạ vì chưa bao giờ, lãnh đạo một cường quốc lớn lại có cách hành xử như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh sự đi xuống của siêu cường Hoa Kỳ, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ngược về quá khứ xa hơn một chút, thì suy tư co cụm đã từng nhiều lần xuất hiện trong lịch sử Hoa Kỳ, từ thời George Washington và Alexandre Hamilton. [Đọc tiếp]

Mỹ – Trung : Cuộc đọ sức thương mại vẫn trường kỳ

Cố vấn kinh tế Larry Kudlow của tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, 06/04/2018 (Ảnh: REUTERS/Kevin Lamarque/File Photo)

Cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington kéo dài nhiều tháng qua về thương mại cuối cùng đã có được kết quả. Cuối tuần qua hai bên đã thông báo về những nguyên tắc thỏa hiệp để tránh cho một cuộc chiến thương mại có thể nổ ra mà trong đó chắc chắn không có bên nào thắng.
Trung Cộng đã có nhượng bộ mà chính quyền Trump chấp nhận được, nhưng theo các chuyên gia, cuộc đọ sức thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn chưa dứt vì những vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết.
Ám ảnh với con số nước Mỹ bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với Trung Cộng (375 tỉ đô la trong năm 2017), Donald Trump đã quyết định áp thuế 25% vào thép và 10% vào nhôm nhập từ Trung Cộng và đe dọa đánh thuế bổ sung lên tới 150 tỉ đô la vào hàng hóa Trung Cộng. Giờ đây, tổng thống Mỹ dường như đã thỏa mãn với một thỏa hiệp đơn giản là Bắc Kinh chấp nhận sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng nông phẩm.

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ đi theo hướng nào?

TT Mỹ Trump và TT Nam Hàn Moon Jea-in đã có cuộc hội đàm hôm 22/5 tại Tòa Bạch Ốc (Ảnh: Getty Images)

Vòng đàm phán thương mại Trung – Mỹ lần thứ 2 vừa kết thúc không lâu, liên quan đến chế tài của Mỹ đối với ZTE không hề có chuyển biến khiến hướng đi của đàm phán thương mại Trung – Mỹ trong tương lại bị phủ lên lớp sương mờ.

Ngày 22/5, trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nam Hàn Moon Jea-in, ông Trump đã phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với Trung Cộng về vấn đề của ZTE. Cùng ngày, Ủy Ban Ngân Hàng thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ đã tổ chức buổi điều trần để để thông qua sửa đổi dự luật, hạn chế Tổng thống Mỹ Trump nới lỏng chế tài đối với công ty viễn thông ZTE. Theo dự luật sửa đổi này, trước khi Tổng thống Mỹ nới lỏng biện pháp trừng phạt ZTE, thì trước tiên phải chứng minh trước Quốc Hội rằng ZTE thực sự đã tuân theo luật pháp Mỹ. [Đọc tiếp]

Báo Nhật đưa tin: Trung Cộng sẽ ‘đạo diễn’ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều?

Hãng tin Nikkei (Nhật Bản) ngày 21/5 đưa bài nhận định rằng, kể cả khi không tham gia Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn diễn ra vào tháng 6 tới tại Singapore, Trung Cộng vẫn có thể “soạn kịch bản” cho sự kiện lịch sử này.

Theo Nikkei, Tổng thống Trump đã đặt ra nhiều nghi vấn sau khi Bắc Hàn bất ngờ cảnh báo có thể hủy cuộc họp lịch sử sặp tới.

Hôm 17/5, ông Trump nói: “Có một sự thay đổi lớn kể từ khi Kim Jong-un có cuộc gặp thứ hai với Tập Cận Bình. Nếu mọi người còn nhớ, cách đây 2 tuần, Kim Jong-un bất ngờ tới Trung Cộng lần 2 để gặp ông Tập. Tôi có cảm giác là, vì nhiều lý do khác nhau, có thể gồm lý do thương mại, nên Tập Cận Bình tác động đến ông Kim Jong-un”. [Đọc tiếp]

Bắc Hàn có thể đã che giấu vũ khí hạt nhân tại vùng quân sự chiến lược mới

Bắc Hàn đã đặt tên cho tỉnh Chagang (màu vàng) là “Vùng cách mạng đặc biệt Songun” và đã lập kế hoạch chỉ định tỉnh này là một vùng chiến lược cho quân đội. (Ảnh: Daily NK)

Nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Hàn đặt tên cho tỉnh Chagang là “Vùng cách mạng đặc biệt Songun” và đã lập kế hoạch chỉ định tỉnh này là một vùng chiến lược cho quân đội. Khu vực này là miền núi và có địa hình lý tưởng để che giấu vũ khí nguyên tử của nước này, theo tờ Daily North Korea.
Bắc Hàn đã công bố rộng rãi ý định đóng cửa chương trình nguyên tử của mình theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Mục đích này đã được minh họa bằng một sự kiện được ấn định thời gian vào ngày 23/5 để đóng cửa khu vực thử nghiệm nguyên tử Punggye-ri tại Kilju, tỉnh North Hamgyong, trước khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra vào tháng 6. Tuy nhiên, đã có các báo cáo cho rằng chính quyền Bắc Hàn đang nỗ lực che giấu vũ khí nguyên tử và các tài liệu bí mật liên quan khác. [Đọc tiếp]

Kim Jong-un lo lắng đảo chính trong thời gian dự hội nghị tại Singapore

Kim Jong Un lo lắng đảo chính trong thời gian đi dự hội nghị tại Singapore. (Ảnh: Business Insider)

Kim Jong-un khả năng đang lo lắng về nguy cơ bị đảo chính trong thời gian ông đi dự hội nghị thượng đỉnh ​​với Tổng thống Donald Trump tại Singapore vào tháng tới, The Washington Post đưa tin hôm thứ Ba (22/5), trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với sự việc.

Theo báo cáo của Business Insider, Kim Jong-un ít quan tâm đến việc gặp Tổng thống Trump hơn là về những gì có thể xảy ra ở Bình Nhưỡng trong khi ông ta ra nước ngoài. [Đọc tiếp]

Phó TT Mỹ dọa chế độ Bắc Hàn có nguy cơ kết thúc như Libya…

PTT Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) ở Washington, 07/05/2018 (Ảnh: REUTERS/Kevin Lamarque)

Đàm phán Mỹ-Bắc Hàn nhân thượng đỉnh Donal Trump-Kim Jong-un chưa diễn ra, thế nhưng những lời đe dọa từ phía Washington hướng về Bình Nhưỡng tiếp tục được tung ra.

Hôm qua, 21/05/2018, đến lượt phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên tiếng, và ông đã không ngần ngại cảnh cáo Bắc Hàn là nước này sẽ biến thành một Libya thứ hai, nếu không chịu phi hạt nhân hóa.

Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ Fox News, phó tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau : “Vào tuần trước, đã có một số câu chuyện về mô hình Libya…và như tổng thống (Trump) đã nói rõ, tình hình sẽ chỉ kết thúc giống như mô hình Libya nếu Kim Jong-un không chấp nhận thỏa thuận”. [Đọc tiếp]

Đối đầu Mỹ-Trung là chuyện tất yếu…

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org) 

TT Mỹ Donald Trump (T) CT Trung Cộng Tập Cận Bình (P)

Tôi đến tiểu bang California một chiều nắng ấm cách đây nửa năm, nghe mấy người bạn chê bai ông Trump đủ điều, cho ông Trump khi tranh cử chỉ “mị dân để kiếm phiếu, chứ làm sao ông dám đụng đến Tàu, hàng hóa Tàu tràn ngập thị trường Mỹ làm sao chống Tàu cho được…”.
Vào tháng 11 năm 2017, khi Tổng Thống (TT) Trump được Tập Cận Bình tiếp đón long trọng trên tầm một quốc khách tại cố cung của vua Càn Long, một người bạn ở California lại gửi một email nói rằng “TT Trump bị Tập Cận Bình mua đứt rồi”…  Tôi chẳng buồn tranh cãi, đôi khi mất tình bạn.
Văn hóa dân Mỹ cũng có những đặc tính tương tự, đến Texas thì nghe âm điệu của đảng Cộng Hòa, đến Cali thì nghe tông điệu của đảng Dân Chủ.  Lưỡng đảng Hoa Kỳ lấy 2 tiểu bang này làm “căn cứ địa” chạy đua vào tòa Tòa Bạch Ốc.  Tôi không thuộc đảng nào của Mỹ mà là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) nên TT nào của Mỹ chống Tàu Cộng và Việt Cộng thì tôi ủng hộ.
Trở lại chuyện hai ông Trump-Tập, sau khi được Tập Cận Bình đón tiếp long trọng tại Bắc Kinh mấy ngày trước, liền hôm sau mồng 9/11/2017 đến dự hội nghị APEC tại Đà Nẵng thì ông Trump đọc bài diễn văn chẳng khác gì “một ly nước lạnh tạt vào mặt Tập Cận Bình”, nội dung có đoạn khích động dân tộc Việt nhìn gương Hai Bà Trưng đánh quân Tàu giành độc lập cách đây mấy ngàn năm.

Thì ra, “Thấy vậy mà không phải vậy!”. [Đọc tiếp]

Bắc Hàn sẽ hứng chịu các biện pháp quân sự mạnh nhất nếu ngoại giao với Mỹ thất bại

Thượng Nghi Sĩ Lindsey Graham

Tổng thống Donald Trump sẽ áp dụng các biện pháp quân sự mạnh nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng trên bán đảo Bắc Hàn nếu hội nghị thượng đỉnh sắp tới thất bại.
Ngày 20/5, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã tiết lộ nội dung cuộc trao đổi với Tổng thống Donald Trump cách đây 3 ngày. Ông cảnh báo hậu quả sẽ khó lường nếu các biện pháp ngoại giao với Bắc Hàn thất bại.
“Tổng thống Trump khẳng định muốn kết thúc khủng hoảng Bắc Hàn theo cách các bên cùng có lợi. Ông ấy nghĩ điều này là khả thi, nhưng nếu Bắc Hàn tìm cách trì hoãn hoặc lừa ông ấy, Mỹ sẽ có một cuộc xung đột ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Tôi tin vào điều đó”, Fox News dẫn lời ông Lindsey Graham. [Đọc tiếp]

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ gây khó khăn cho cuộc họp Trump-Kim Jong-un sắp tới

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Bolton hùng hồn tuyên bố Bình Nhưỡng phải chuyển tất cả vũ khí nguyên tử sang một nước thứ ba và đưa các nguyên liệu phân hạch sang Hoa Kỳ!
Vị cố vấn này còn đề xuất việc giải trừ nguyên tử Bắc Hàn theo “mô hình Libya”. Vì ai cũng biết rằng nhà lãnh đạo độc tài Mouhamad Kadhafi của Libya đã có kết cục thảm khốc như thế nào, sau khi đã “ngây thơ” quyết định từ bỏ chương trình phát triển vũ khí nguyên tử. [Đọc tiếp]

Gina Haspel: Nữ Giám đốc đầu tiên của CIA

Bà Haspel từng điều hành một cơ sở bí mật của Mỹ ở nước ngoài 

Bà Gina Haspel 61 tuổi, từng làm việc cho CIA 33 năm trong các vai trò bí mật, trở thành giám đốc CIA thay thế ông Mike Pompeo với tỷ lệ biểu quyết 54-45.

Bà Haspel từng điều hành một ‘nhà tù đen’ ở Thái Lan. Đây là hệ thống nhà tù bí mật của Mỹ được thành lập sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 để giam giữ các nghi phạm khủng bố. [Đọc tiếp]

Những bí mật được tiết lộ khiến Trump rút ra khỏi hiệp ước với Iran:

Lời người post: Dưới thời tổng thống Barack Obama, Thượng Nghị Sĩ John Kerry còn gọi John Hà Nội có người con gái là cô Vanessa Bradford Kerry làm dâu chàng rể người Iran tên là Behrouz (Brian) Vala Nahed. Báo chí thời đó có nêu vấn đề “có phải chăng đằng sau hiệp ước Mỹ-Iran năm 2015 có Trọng Thủy kế” . Link dưới đây cho biết con gái John Kerry làm dâu xứ ngàn lẽ một đêm: https://en.mehrnews.com/news/54053/Who-is-Iranian-son-in-law-of-US-Secretary-of-State

Bài báo dưới đây còn tiết lộ những tin tức bí mật về ông Trump rút ra khỏi hiệp ước với Iran

Một góc tòa nhà nơi đặt lò phản ứng nguyên tử Bushehr được Nga xây dựng làm nhà máy điện nguyên tử, hôm 21/8/2010 tại Bushehr, miền Nam Iran. (Ảnh: IIPA/Getty Images)

Tóm tắt bài viết

  • Chính quyền ông Obama đã cho phép Iran tiếp tục phát triển nguyên tử với khoản hỗ trợ ước tính 50-150 tỷ USD,
  • Iran cho đến nay vẫn nằm trong danh sách các “nhà nước tài trợ khủng bố” của Bộ Ngoại giao Mỹ,
  • Tháng 2/2018, Iran khoe khoang hỏa tiễn đạn đạo Qadr của họ có thể bắn xa 1.250 dặm, đặt Israel trong tầm ngắm,
  • Các nước phương Tây tại châu Âu thúc đẩy Mỹ ở lại thỏa thuận Iran, bởi họ có đầu tư khổng lồ tại Iran,
  • Israel đã thu giữ 55.000 trang tài liệu và 55.000 tập dữ liệu trên 183 đĩa CD về chương trình phát triển nguyên tử của Iran

[Đọc tiếp]

cái đuôi Cộng sản thò ra khá sớm

Kim jong-un (T) Tt Donald Trump (P)

Kim Jong-un đã hủy bỏ đối thoại vô thời hạn cấp cao Nam-Bắc Hàn và đe dọa hủy cuộc họp thượng đỉnh Bắc Hàn-Mỹ tại Singapore vào tháng tới.

Bắc Hàn hủy bỏ cuộc đối thoại cao cấp Nam Hàn hôm 16/05 vì một lý do vu vơ rằng: “Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết các cuộc đối thoại cao cấp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, vốn dự kiến diễn ra vào ngày 16/5, bị hủy bỏ vào phút chót do việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai cuộc tập trận chung có tên “Max Thunder”. Cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 100 chiến cơ, bao gồm tiêm kích F-22 và máy bay ném bom B-52. [Đọc tiếp]

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tân Thủ Tướng Mã Lai 93 tuổi

Cựu Thủ Tướng Mahathir Mohamad, lãnh đạo liên minh đối lập, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp Malaysia, ngày 9/05/2018 (Ảnh: REUTERS/Lai Seng Sin)

Tại Malaysia thường gọi là Mã Lai, có một vị tân thủ tướng dân cử 93 tuổi, ông Mahathir Mohamad sinh ngày 10 tháng 7, năm 1925 tính đến năm 2018 đã gần tròn 93 tuổi. Ông đã từng một lần làm thủ tướng vào năm 1981 mà báo chí mô tả như sau “Ngày 16 tháng 7 năm 1981, Mahathir bin Mohamad trở thành Thủ tướng thứ tư khi ông Hussein Onn nghỉ hưu vì vấn đề sức khỏe. Ông là Thủ tướng Malaysia đầu tiên xuất thân từ tầng lớp bình dân, trong khi đó cả ba vị tiền nhiệm đều là thành viên Hoàng tộc hoặc dòng dõi ưu tú”
Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Mahathir Mohamad từ chức sau 22 năm nắm quyền, trở thành một nhà lãnh đạo lâu nhất châu Á, ông đã bàn giao nhiệm vụ của mình một cách kỹ lưỡng. Cùng lúc, ông được trao tặng huân chương danh dự cao nhất của Chính phủ Malaysia và được Quốc vương Malaysia phong tước “Tun” – tước hiệu cao quý nhất dành cho công dân Malaysia.
[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt