Những bí mật được tiết lộ khiến Trump rút ra khỏi hiệp ước với Iran:

Lời người post: Dưới thời tổng thống Barack Obama, Thượng Nghị Sĩ John Kerry còn gọi John Hà Nội có người con gái là cô Vanessa Bradford Kerry làm dâu chàng rể người Iran tên là Behrouz (Brian) Vala Nahed. Báo chí thời đó có nêu vấn đề “có phải chăng đằng sau hiệp ước Mỹ-Iran năm 2015 có Trọng Thủy kế” . Link dưới đây cho biết con gái John Kerry làm dâu xứ ngàn lẽ một đêm: https://en.mehrnews.com/news/54053/Who-is-Iranian-son-in-law-of-US-Secretary-of-State

Bài báo dưới đây còn tiết lộ những tin tức bí mật về ông Trump rút ra khỏi hiệp ước với Iran

Một góc tòa nhà nơi đặt lò phản ứng nguyên tử Bushehr được Nga xây dựng làm nhà máy điện nguyên tử, hôm 21/8/2010 tại Bushehr, miền Nam Iran. (Ảnh: IIPA/Getty Images)

Tóm tắt bài viết

  • Chính quyền ông Obama đã cho phép Iran tiếp tục phát triển nguyên tử với khoản hỗ trợ ước tính 50-150 tỷ USD,
  • Iran cho đến nay vẫn nằm trong danh sách các “nhà nước tài trợ khủng bố” của Bộ Ngoại giao Mỹ,
  • Tháng 2/2018, Iran khoe khoang hỏa tiễn đạn đạo Qadr của họ có thể bắn xa 1.250 dặm, đặt Israel trong tầm ngắm,
  • Các nước phương Tây tại châu Âu thúc đẩy Mỹ ở lại thỏa thuận Iran, bởi họ có đầu tư khổng lồ tại Iran,
  • Israel đã thu giữ 55.000 trang tài liệu và 55.000 tập dữ liệu trên 183 đĩa CD về chương trình phát triển nguyên tử của Iran

Năm 2015, các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã làm tê liệt chế độ cầm quyền, và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã hạn chế các hoạt động nguyên tử nhậy cảm của họ.

Khi đó, Nghị viện Mỹ đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt sâu hơn. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy các chương trình đẩy nhanh sự thất bại nguyên tử của Iran, Tổng thống Barack Obama lại đi gặp người Iran để tìm kiếm một thỏa thuận, theo Epoch Times.

Chính quyền ông Obama đã đàm phán một thỏa thuận cho phép Iran tiếp tục hầu hết các chương trình nguyên tử, ngoại trừ vũ khí cốt lõi. Thỏa thuận này không kiềm chế việc Iran phát triển hỏa tiễn đạn đạo, trong khi cho phép Iran tiếp tục làm giầu uranium. Và các điều kiện giới hạn chính sẽ hết hạn sau 10 năm (2015-2025).

Thỏa thuận đã cung cấp cho Iran một khoản hỗ trợ ước tính từ 50-150 tỷ USD, bao gồm một khoản thanh toán bằng tiền mặt hàng trăm triệu USD gây tranh cãi.

“Thỏa thuận này đã làm tê liệt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lấy những hạn chế yếu ớt về hoạt động nguyên tử của Iran, và không có giới hạn nào về tất cả các hành vi ác tính của nó, bao gồm các hoạt động nham hiểm tại Syria, Yemen, và các nơi khác trên khắp thế giới”, Tổng thống Donald Trump nói hôm 8/5.

“Nói cách khác, tại thời điểm khi mà Mỹ đã có một lực đòn bẩy tối đa, thỏa thuận tai hại này đã cho chế độ này – một chế độ khủng bố lớn – nhiều tỷ đô la, một số bằng tiền mặt thực sự. Điều này khiến tôi và tất cả các công dân Mỹ cảm thấy vô cùng bối rối”.

Vai trò Obama

Ông Obama đã đưa ra một số tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm về thỏa thuận nguyên tử. Dẫn đầu thỏa thuận này, ông Obama cho biết sẽ chặn bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào được Nghị viện đưa ra đối với Iran, và lặp lại các tuyên bố từ các lãnh đạo Iran – những tuyên bố đã được chứng minh là sai trái – rằng các chương trình hạt nhận của Iran chỉ dành riêng cho sản xuất năng lượng và nghiên cứu y học.

Sau khi tuyên bố đó là “thỏa thuận hạn chế vũ khí hủy diệt mạnh nhất từng được đàm phán” vào ngày 5/8/2015, ông Obama khẳng định “việc ngăn chặn Iran có vũ khí nguyên tử là vĩnh viễn”. Tuy nhiên, Iran có thể tự do sử dụng máy ly tâm tiên tiến để làm giàu uranium khi thỏa thuận hết hạn vào năm 2025. Thực tế này đã gợi ra những lời chỉ trích ngay cả từ các đảng viên Dân chủ.

Mặc dù một vài đảng viên Dân chủ phản đối thỏa thuận này, ông Obama đã khiển trách những người chống đối lại thỏa thuận là “không trung thành với đảng”.

Ông tuyên bố thỏa thuận “cắt đứt tất cả các con đường của Iran để làm ra một quả bom”, nhưng thực tế lại cho phép Tehran phát triển các công nghệ sử dụng kép (có thể dùng cho dân sự lẫn quân sự).

Ông Obama cũng nói thỏa thuận “có cơ chế kiểm tra và xác minh toàn diện nhất chưa từng được thương lượng để kiểm soát một chương trình nguyên tử”. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cơ chế “báo trước 3 tuần” trước khi kiểm tra đã để Iran đủ thời gian “dọn dẹp” các dấu vết (nếu có).

Nghị sỹ Charles Schumer nhận định: “Nếu mục đích thực sự của Iran là nhằm có vũ khí nguyên tử, thỏa thuận này đối với họ chỉ đơn giản là bài tập kiên nhẫn”.

Dỡ bỏ lệnh trừng phạt, chi trả tiền mặt

Theo Epoch Times, ước tính tổng giá trị việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã mang về cho Iran khoảng 50-150 tỷ USD. Một phần số tiền này đã được Tehran chi cho công nghệ hỏa tiễn tiên tiến của họ. Các nhà lập pháp cũng nghi ngờ số tiền này đã được sử dụng để tài trợ các phần tử khủng bố tại Lebanon, Syria, Yemen, và Iraq. 

Iran cho đến nay vẫn nằm trong danh sách các “nhà nước tài trợ khủng bố” của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Một trong những khoản thanh toán gây tranh cãi nhất liên quan tới thỏa thuận nguyên tử Iran là việc chuyển khoản 1,8 tỷ USD. Khoản tiền ban đầu 400 triệu USD được trả ngay bằng tiền mặt, vẫn bao phủ trong bí ẩn.

Số tiền đã được chuyển tới các ngân hàng trung ương của Hà Lan và Thụy Sỹ, chuyển đổi thành đồng euro, đồng franc Thụy Sỹ, và các loại tiền tệ khác, sau đó gửi tới Iran trên một chiếc máy bay chở hàng không được đánh dấu.

Khoản thanh toán đã bị giấu kín không cho Nghị viện biết, và mặc dù chính quyền Obama đã chối bỏ lúc đầu, nhưng về sau nó được tiết lộ là khoản tiền chuộc để đổi lấy 4 con tin người Mỹ bị bắt giữ tại Iran – đi ngược lại chính sách lâu đời của Mỹ là không trả tiền để chuộc con tin. 

Bởi thanh toán tiền mặt, nên việc theo dõi các dấu vết sử dụng dòng tiền để đảm bảo nó không được sử dụng cho các chương trình nguyên tử của Iran hay các hoạt động khủng bố là hầu như không thể. 

Công nghệ hỏa tiễn đạn đạo

Thỏa thuận không bao gồm bất kỳ quy định cấm đoán nào đối với việc phát triển công nghệ hỏa tiễn tiên tiến của Iran, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử.

Thay vào đó, chương trình hỏa tiễn nguyên tử của Iran được giám sát bằng một nghị quyết riêng biệt của Liên Hơp Quốc. Điều này có nghĩa Iran có thể thoải mái phát triển công nghệ hỏa tiễn đạn đạo mà không liên quan gì tới việc nó có tuân thủ thỏa thuận nguyên tử hay không. 

Mới đây nhất là tháng 2/2018, Iran khoe khoang hỏa tiễn đạn đạo Qadr của họ có thể bắn xa 1.250 dặm, đặt Israel trong tầm đạn.

Một tên lửa đạn đạo Shahab-3 được trình diễn khi các lực lượng quân sự Iran khởi động “Tuần lễ quốc phòng thiêng liêng” (Sacred Defense Week) với một chương trình của lực lượng phía nam Tehran, Iran. (Ảnh: Scott Peterson/Getty Images)

Theo thỏa thuận nguyên tử Iran hiện nay, Iran có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện công nghệ hỏa tiễn đạn đạo, có thể mang đầu đạn nguyên tử bắn tới Mỹ vào năm 2026, khi Iran được phép sử dụng máy ly tâm uranium công nghệ tân tiến.

“Bạn có thể nói rằng “phi-nguyên tử” tất cả những gì bạn muốn – công nghệ hỏa tiễn không thể tách rời khỏi theo đuổi vũ khí nguyên tử”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết tháng 9 năm ngoái.

Điều khoản Hoàng hôn

Là một phần của thỏa thuận nguyên tử, những hạn chế chủ chốt về chương trình nguyên tử Iran sẽ bắt đầu dễ dàng hơn sau 10 năm, vào năm 2026. Một tài liệu ngoại giao tuyệt mật liên quan tới thỏa thuận nguyên tử, được thu giữ bởi AP năm 2015, tiết lộ rằng Mỹ đã đồng ý rằng Iran sẽ bắt đầu lắp đặt hàng ngàn máy ly tâm tiên tiến vào năm 2027. Các chuyên gia ước tính rằng vào thời điểm đó, Iran có thể có khả năng làm giàu đủ uranium cho các bom nguyên tử trong 6 tháng.

Bởi vì Iran đã được phép phát triển công nghệ hỏa tiễn đạn đạo mà không còn cản trở nữa, Iran có thể có một loại vũ khí nguyên tử hoàn hảo tại thời điểm đó.

Tiếp tục làm giàu Uranium

Thỏa thuận nguyên tử Iran đã giữ được nhiều khả năng làm giàu uranium cho họ tại chỗ. Iran được phép giữ 5.060 máy ly tâm hoạt động, với hơn 10.000 máy ly tâm bổ sung trong kho.

Ngoài ra, Iran được phép tiếp tục làm giàu uranium lên tới 3,67%. Dù thiếu hụt ít nhất 20% làm giàu cần thiết cho bom nguyên tử nguyên tử, trữ lượng uranium làm giàu thấp có thể làm nguyên liệu thô cho sản xuất uranium làm giàu cao. Bằng cách để lại phần lớn cơ sở hạ tầng tại chỗ, thỏa thuận này cho phép Iran tăng cường làm giàu tại thời điểm sau đó.

Một tài liệu ngoại giao bí mật liên quan tới thỏa thuận nguyên tử Iran cho biết Mỹ đồng ý Iran sẽ bắt đầu lắp đặt hàng ngàn máy ly tâm tiên tiến vào năm 2027.

Các thanh tra viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không xác định được niêm phong sau khi ngắt các kết nối giữa các thanh kép cho sản xuất 20% uranium tại nhà máy điện hạt nhân của Natanz. (Ảnh: KAZEM GHANE/AFP/Getty Images)

Bản chất hòa bình 

Thỏa thuận hạn nhân nhấn mạnh Iran sẽ “đảm bảo bản chất hòa bình độc nhất của chương trình nguyên tử Iran”.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu bí mật được Israel tiếp cận cho thấy Iran đã tiến hành vũ khí nguyên tử dưới cái tên “Dự án Amad.”

Nó cũng tiết lộ rằng Iran đã duy trì tất cả các bí quyết nguyên tử của họ bằng cách lưu trữ trong hầm tại một vị trí được dấu kín.

Kiểm soát rò rỉ

Trong tuyên bố thỏa thuận nguyên tử tháng 7/2015, ông Obama nói rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế sẽ “có quyền truy cập khi cần thiết” đến bất kỳ địa điểm ám muội nào.

Tuy nhiên, Iran đã ngăn cấm kiểm tra các vị trí quân sự của họ, mặc dù trước đây chúng đã được sử dụng cho các chương trình nguyên tử của quốc gia này.

Theo thỏa thuận, cũng có thể mất tới 24 ngày để được phép vào một địa điểm, cho phép Iran đủ thời gian chuẩn bị và di chuyển hoặc giấu đi các thiết bị nguyên tử mà họ không muốn bị tìm thấy.

Năm thành viên thường trực Hội động Bảo an Liên Hợp quốc – Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, và Đức – được bổ sung được goi là nhóm P5+1. Họ là những người ký thỏa thuận nguyên tử Iran.

Trong những tháng gần đây, Pháp, Đức, và Anh đã cố gắng gây áp lực buộc ông Trump phải ở lại thỏa thuận.

“Các nước phương Tây tại châu Âu đang thúc đẩy Mỹ ở lại thỏa thuận Iran, bởi vì họ có đầu tư khổng lồ tại Iran”, một nhà thầu quốc phòng giấu tên cho biết.

Nhóm P5+1 và đại diện Iran chụp ảnh trước khi công bố thỏa thuận tại đàm phán hạt nhân Iran hôm 2/4/2015 tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ (EPFL) tại Lausanne. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images)

Rosatom

Cơ quan Nguyên tử của Nga, Rosatom, đã xây dựng và quản lý nhà máy điện nguyên tử Bushehr của Iran, cung cấp cho cơ sở này các thanh giàu uranium, và đào tạo các nhà khoa học nguyên tử của Iran.

Phần đầu tiên của dự án đã đi vào hoạt động kể từ tháng 5/2011, và các lò phản ứng bổ sung là một phần của Giai đoạn 2 hiện đang được xây dựng. Thỏa thuận nguyên tử không ảnh hưởng đến Nga trong việc xây dựng các lò nguyên tử tại Iran.

TT Nga Putin và Tổng Thống Iran (trái)

Uranium One

Năm 2010, ngay sau khi “Nga tái thiết”, chính quyền Obama phê duyệt một thỏa thuận cho Rosatom mua lại phần lớn cổ phần trong công ty khai thác mỏ Uranium One của người Canada, công ty này kiểm soát 20% năng lực khai thác uranium tại Mỹ.

Thỏa thuận này đã gây tranh cãi ở nhiều cấp độ. Rosatom đã tham gia vào các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran, và Mỹ đã có các thông tin tình báo về hoạt động hối lộ của Nga xung quanh thỏa thuận. Thỏa thuận đã được phê duyệt bởi Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), bao gồm Bộ Ngoại giao, lúc bấy giờ do bà Hillary Clinton đứng đầu. Khi thỏa thuận được thông qua, ít nhất 31,3 triệu USD đã được trả cho Quỹ Clinton.

Trong bức ảnh ngày 8/9/2012, Tổng thống Nga Putin gặp Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, bà Hilary Clinton tại Vladivostok, Russia. Bà Clinton nói rằng sẽ đứng lên với Putin. (Ảnh: Mikhail Metzel/AP)

Sau khi Uranium One đã được Rosatom của Nga thâu tóm với sự chấp thuận của Chính quyền Obama, uranium được khai thác tại Mỹ đã được xuất khẩu sang Canada và châu Âu, với điểm đến cuối cùng không được biết.

Điều này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận Uranium One và những hứa hẹn với Nghị viện Mỹ của Ủy ban điều tiết nguyên tử rằng nguyên liệu nguyên tử không thể xuất khẩu từ Mỹ.

4 thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cảnh báo về thỏa thuận trong một lá thư chung năm 2010, nói rằng “Chúng tôi vẫn lo ngại Iran có thể nhận được nguồn cung uranium thông qua trực tiếp hoặc thứ cấp”.

Dự án Amad

Iran đang trong quá trình phát triển vũ khí nguyên tử, nhưng sau chiến tranh Vùng Vịnh 2003, Iran đã buộc phải xếp tủ chương trình nguyên tử của họ, được biết với cái tên Dự án Amad.

Tuy nhiên, họ không từ bỏ chương trình, thay vào đó chuyển sang một chiến lược mới về phát triển công nghệ nguyên tử dưới bề mặt hòa bình, trong khi tiếp tục những hoạt động bất chính.

Kế hoạch đến từ lãnh đạo cấp cao của Iran bao gồm sử dụng sự chấp thuận rộng rãi nhằm thu được công nghệ sử dụng kép và một chương trình được che đậy nhằm bí mật thúc đẩy chương trình nguyên tử. 

Trên Twitter của Thủ tướng Israel đăng tải nội dung: “Iran có một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật gọi là Dự án Amad. Hiện nay chúng tôi có thể chứng minh nó là một chương trình được thiết kế toàn diện, xây dựng và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Chúng tôi cũng có thể chứng minh Iran bí mật lưu trữ tài liệu Dự án Admad để sử dụng vào thời điểm thích hợp để phát triển vũ khí hạt nhân”. (Ảnh: Twitter)

Chương trình bí ẩn

Khi Dự án Amad của Iran bị hoãn lại, Iran đã chuyển các dữ liệu tới một địa điểm bí mật. Năm 2017, Iran đã chuyển những dữ liệu này đến một địa điểm bí mật khác, lần này tại Quận Shorabad, thủ đô Tehran, cải trang bên ngoài giống như một nhà kho cũ kỹ.

Israel đã thu giữ được 55.000 trang và thêm 55.000 tệp dữ liệu trên 183 đĩa CD từ nơi này, và tiếp cận với chương trình.

Các hoạt động của người Israel hé lộ những bằng chứng chống lại Iran bao gồm các tài liệu, biểu đồ, các bản thuyết trình, các bản in ấn, ảnh, video.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố trong một cuộc triển lãm về chương trình rằng Iran “có thể chứng minh rằng Iran đang bí mật lưu trữ tài liệu dự án Amad nhằm sử dụng vào thời điểm họ lựa chọn để phát triển vũ khí nguyên tử”.

Ông lưu ý sứ mệnh của dự án Amad là “thiết kế, sản xuất, và thử nghiệm” vũ khí nguyên tử, trong đó tài liệu cho thấy “5 đầu đạn, mỗi đầu đạn có năng suất 10 kitoton TNT dùng để tích hợp trên một hỏa tiễn”.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani (chính giữa) đến Nghị viện trước khi trình bày ngân sách hàng năm được đề xuất tại thủ đô Tehran, hôm 17/1/2016, sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc thế giới. (Ảnh: ATTA KENARE/AFP/Getty Images)

Những dối trá lặp lại của Iran

Tài liệu dự án Amad tiết lộ rằng các lãnh đạo Iran đã nhiều lần nói dối về tham vọng vũ khí nguyên tử của họ. Trong số những lời dối trá là tuyên bố của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamene rằng “Cộng hòa Hồi giáo chưa bao giờ có vũ khí nguyên tử”.

Một người khác là tổng thống Iran Hassan Rouhani, đã nói rằng: “Vũ khí nguyên tử và vũ khí hủy diệt hàng loạt khác không có chỗ trong học thuyết an ninh quốc phòng của Iran và mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo và đạo đức nền tảng của chúng ta”.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng tuyên bố: “Chúng tôi không có bất kỳ chương trình phát triển vũ khí nguyên tử nào, dù sao thì, chúng ta coi vũ khí nguyên tử là vô lý lẫn vô đạo đức”.

“Tối này, tôi ở đây để nói với các bạn một điều: Iran dối trá”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trong khi phơi bày dự án Amad.

“Sau khi ký kết các thỏa thuận nguyên tử vào năm 2015, Iran đã tăng cường nỗ lực che giấu các dữ liệu bí mật của họ”.

Chiến dịch Merlin

Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton lúc đó đã ký thông qua một chiến dịch bán thiết kế vũ khí nguyên tử cho Iran. Hoạt động này được gọi là Operation Merlin. 

Theo đó, một kỹ sư nguyên tử người Nga đào thoát sang Mỹ đã được CIA thuê để cung cấp các bản thiết kế vũ khí nguyên tử cho các đại diện Iran thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Tuy nhiên, vấn đề là các đại diện người Iran nhanh chóng nhận thấy những phần không hoàn thiện của các bản thiết kế, và thông tin có thể chắc chắn hỗ trợ Iran trong chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của họ.

Theo một bản tin công bố bởi tờ The Guardian, Iran đã có được các bản thiết kế từng phần và các bản thiết kế chi tiết từ một mạng lưới gắn kết với nhà khoa học người Pakistan Abdul Qadeer Khan, cho phép họ kiểm tra chéo thiết kế chi tiết của CIA.

Bài báo cho biết: “Các chuyên gia nguyên tử nói rằng họ sẽ có thể trích xuất thông tin có giá trị từ các bản thiết kế trong khi bỏ qua những sai sót”.

Ông Jeffrey A. Sterling. (Ảnh: theintercept)

Cựu quan chức CIA Jeffrey A. Sterling phụ trách trường hợp này đã bị kết án dưới thời Chính quyền Obama vì đã lộ ra thông tin mật trong cuốn sách của ông ta năm 2006 “State of War.” Cuốn sách này bị chỉ trích vì tiết lộ chương trình Iran.

Cựu sỹ quan CIA Jeffrey Sterling và vợ Holly, đã rời Tòa án Liên bang Alexandria vào ngày 26/1/ 2015, và luật sư Barry Pollack, sau khi bị cáo buộc 9 tội danh phải đối mặt trong việc rò rỉ thông tin mật (Ảnh: Kevin Wolf/AP)

Chiến dịch Merlin được triển khai một năm sau Iran bắt đầu dự án Amad nhằm phát triển vũ khí nguyên tử năm 1999 và có thể đóng một vai trò quan trọng trong chương trình vũ khí nguyên tử. 

Chủ nghĩa khủng bố và chống Mỹ

Thỏa thuận nguyên tử đã được ký kết với sự nhận thức đầy đủ của những lãnh đạo Iran chống Mỹ, và các chương trình tài trợ của Iran cho các hoạt động khủng bố và bất ổn trên toàn thế giới.

Năm 2013, Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu: “Nói ‘hủy diệt nước Mỹ’ thì rất dễ, nhưng chúng ta cần ‘hủy diệt nước Mỹ’ bằng hành động”.

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton phát biểu trong một tuyên bố ngày 8/5: “Dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, như đã xảy ra vào năm 2015 là kết quả của thỏa thuận nguyên tử Iran, giúp thúc đẩy các hoạt động mà Iran đang thực hiện tại Syria, hỗ trợ các nhóm khủng bố xung quanh khu vực và thế giới, như Hezbollah và Hamas”.

Khủng bố

Iran là quốc gia dẫn đầu về các nhà nước tài trợ khủng bố, và công cụ chính của nó trong hoạt động này là Lực lượng Islamic Revolutionary Guard Corps-Quds Force (IRGC-QF).

Báo cáo năm 2015 từ Cục Chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng “trong năm 2014, tài trợ khủng bố cấp nhà nước của Iran trên toàn thế giới vẫn không giảm”, và họ vẫn đang sử dụng IRGC-QF và Hezbollah.

Ngoài ra, Iran cung cấp hỗ trợ quân sự cho nhóm khủng bố Hamas trong các hoạt động của nó tại Bờ Tây và Gaza.
“Các chuyên gia Israel tin rằng Iran đang cố gắng trang bị cho Hezbollah với các hệ thống vũ khí tiên tiến như hệ thống hỏa tiễn hành trình chống tàu và đối không, cũng như tiếp tục chuyển hỏa tiễn tầm xa vào Lebanon”.

Theo báo cáo tháng 3/2018 của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (cơ quan hoạt động trên nguyên tắc phi đảng phái), Bộ Ngoại giao cho biết Iran vẫn là “nhà nước tài trợ hàng đầu của khủng bố” trong năm 2016, và giám đốc tình báo quốc gia, Dan Coats, cho biết trong năm 2017 rằng Iran vẫn “tiếp tục là nhà tài trợ hàng đầu của chủ nghĩa khủng bố”.

Hezbollah buôn bán ma túy

Hezbollah, tổ chức khủng bố do Iran hậu thuẫn, có liên quan mật thiết tới các hoạt động buôn bán ma túy xuyên Trung Đông, Tây Phi, Mỹ Latinh, Châu Âu và Mỹ. Tiền từ các hoạt động ma túy của nó được sử dụng cho các hoạt động khủng bố và lật đổ.

Mỹ đã có một chiến dịch cưỡng chế thực thi luật pháp đối với hoạt động ma túy của Hezbollah, tuy nhiên, theo một bài báo đăng tải năm 2017 bởi tờ Politico, chiến dịch thực thi pháp luật đã “trật đường ray” bởi Chính quyền Obama.

Bài báo đưa ra thông tin chiến dịch được gọi là Dự án Cassandra, được ra mắt năm 2008 sau khi Lực lượng chống ma túy (DEA) phát hiện ra Hezbollah đã trở thành không chỉ một tổ chức chính trị và quân sự, mà còn là một tập đoàn cung cấp ma túy với doanh thu ước tính 1 tỷ USD mỗi năm từ buôn bán vũ khí, ma túy, rửa tiền và các hình thức tội phạm khác.

Tờ Politico nói rằng hoạt động của DEA chạm đến “vòng trong cùng của Hezbollah”, tuy nhiên, Chính quyền Obama đã “tung ra một loạt rào cản chướng ngại cản trở” khi các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ “tìm kiếm sự chấp thuận cho một số hoạt động điều tra quan trọng, truy tố, bắt giữ, và trừng phạt tài chính, các quan chức tại Sở Tư pháp và Kho bạc bị trì hoãn, cản trở hoặc bị từ chối các yêu cầu của họ”.

Minh Thành

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt