Tham Luận

Ukraine có thể dựa vào phương Tây đối phó Nga bao lâu?

Giới quan sát tình hình đánh giá mặc dù sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine vẫn được duy trì nhưng nhiều thách thức lớn vẫn đang ở phía trước.

Phương Tây đã chuẩn bị cho xung đột dài hơi ở Ukraine?

Nga đang chuẩn bị cho cuộc xung đột dài hơi. Moscow đã ra lệnh động viên một phần đầu tiên kể từ Thế chiến II và nỗ lực đặt nền kinh tế Nga vào chế độ thời chiến. Vladimir Putin cũng khẳng định quyết tâm sẽ theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra. Và nếu đoán không lầm thì hiện nga đang dùng vũ khí “kéo dài chiến tranh” để làm nản lòng Mỹ và các cường quốc NATO. 

Liệu phương Tây đã thực sự chuẩn bị cho cuộc xung đột dài hơi? Gần đây, Mỹ và một số nước lớn ở châu Âu đã chộn rộn có hành động bước ngoặt khi cung cấp cho Ukraine các xe tăng chiến đấu hiện đại. Chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Biden tới Ukraine cũng được cho là nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ cho Ukraine.

Ukraine có thể dựa vào phương Tây đối phó Nga trong bao lâu? - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine. (Ảnh: Getty)

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Cộng “thùng rỗng kêu to”

Tập Cận Bình và Putin đang mộng du

Lời người post: Thủ Tướng Đức Olaf Scholz khi thăm Trung Cộng trở về có phát biểu Trung Cộng có khả năng dàn xếp hoà bình ở Ukraine. Sau đó nhiều cuộc gặp gỡ của giới ngoại giao cao nhất của Trung Cộng là Vương Nghị đến thăm Nga tuyên bố “quan hệ giữa Nga và Trung Cộng vững như bê tông” , đồng thời tự vỗ ngực cho rằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow không thể bị ảnh hưởng bởi các nước khác. Sau đó có tin đồn đúng một năm xảy ra cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine thì Trung Cộng đưa ra một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.
Đúng như dự đoán ngày 24/02/2023 Trung Cộng đã đưa ra: “Lập trường của Trung Cộng về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Bao nhiêu chờ đợi đều thất vọng và tan biến: Đó là chiếc “thùng rỗng kêu to”  – nội dung văn bản trên không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về ý đồ của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ!
[Đọc tiếp]

Tại sao Mỹ phải bắn hạ khinh khí cầu Trung Cộng bằng F-22 và hỏa tiễn AIM-9X?

Phi công F-22 không có nhiều lựa chọn để đánh chặn khinh khí cầu Trung Cộng, ngoài việc sử dụng hoả tiễn (Ảnh: The Drive)

Việc Không Quân Mỹ điều động tiêm kích tàng hình F-22 và sử dụng hoả tiễn AIM-9X bắn hạ khinh khí cầu Trung Cộng tạo ra nhiều tranh cãi trong người dân Mỹ! Bài này giải thích tại sao phải dùng F-22 và hoả tiễn để bắn hạ khinh khi cầu.

Theo trang Tech ARP (https://www.techarp.com/), nơi tất cả chúng ta muốn biết về khoa học có thể vào trang này để tham khảo. Phần lớn dư luận đều không hiểu rõ vì sao Không Quân Hoa Kỳ phải dùng hoả tiễn trị giá gần 400,000 USD để bắn hạ một khinh khí cầu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hành động của Không Quân Mỹ vào thời điểm đó đều có lý do chính đáng của nó.

Trong nhiệm vụ bắn hạ khinh khí cầu bị nghi là do thám của Trung Cộng ngoài khơi bờ biển tiểu bang Nam Carolina ngày 4/2/2023 vừa rồi, Không Quân Mỹ đã điều động đến 5 máy bay gồm 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, 2 chiếc F-15 và một máy bay tiếp tế nhiên liệu trên không. [Đọc tiếp]

Mỹ bắn hạ khinh khí cầu thứ ba trên không phận Canada

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết quân đội của ông sẽ thu hồi mảnh vỡ máy bay để nghiên cứu. (Andrew Harnik / Associated Press)

Tin AP: Chiến đấu cơ của Mỹ hôm thứ Bảy (11/2) đã bắn hạ vật thể bay tầm cao không xác định, khả năng lại là khinh khí cầu, trên bầu trời Canada.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 11/2 loan báo trên tài khoản Twitter của ông rằng: theo lệnh của ông một máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ vật thể không xác định đang bay qua miền bắc Canada.

Vào chiều 11/2 (giờ địa phương) Canada đã ra lệnh đóng không phận ở khu vực tỉnh Yukon vì “hoạt động phòng không chủ động”, theo tin trên mạng xã hội.

Ngay trước đoạn tweet của Thủ Tướng Trudeau, Bộ Chỉ Huy Phòng Không Bắc Mỹ (NORAD) tuyên bố rằng họ đã phát hiện một vật thể đang bay tầm cao qua Canada. NORAD không đưa thêm tin tức, chẳng hạn như vật thể bay đó được phát hiện lần đầu khi nào và đó là vật thể gì.

[Đọc tiếp]

Chuyện khinh khí cầu của Trung Cộng bay vào nước Mỹ

Đường đi của khinh khí cầu Trung Cộng xâm nhập không phận nước Mỹ

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Chiến lược An Ninh Quốc Gia cũng như An Ninh Quốc Phòng của Hoa Kỳ đều cho Trung Cộng là mối đe dọa an ninh nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ hiện nay và trong những thập niên tới.
Khi đã ý thức về an ninh quốc gia từ Trung Cộng nghiêm trọng như vậy, thì dù nhỏ như cây kim, sợi chỉ cũng phải để ý chứ đừng nói gì quả cầu lớn bằng ba chiếc xe bus bay lơ lững trên không phận nước Mỹ từ 28/01/2023 đến ngày 4/02/2023 mà không có những hành động ngăn ngừa tích cực để được an lòng người Mỹ, thì thật tắc trách! Người dân Mỹ đóng thuế để Hoa Kỳ có một ngân sách quốc phòng khổng lồ nhất thế giới đến hơn 800 tỉ USD/năm. Cho nên chúng ta nên đặt vấn đề này một cách nghiêm chỉnh với những người trách nhiệm điều hành nước Mỹ.
Khinh khí cầu phát xuất từ Trung Cộng bay qua biển Thái Bình Dương vào tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ, bay xuống Canada rồi vào tiểu bang Montana (miền Bắc) đến các tiểu bang miền Trung rồi cuối cùng đến North và South Carolina ở miền Đông tính chuyện đào thoát ra biển Đại Tây Dương.
Khi bay qua nước Mỹ, khinh khí cầu đã bay ở tầng cao 18 đến 20 cây số trên không trung và có thể nhìn thấy được.

Hoa Kỳ quan sát đường bay của khinh khí cầu Trung Cộng: [Đọc tiếp]

10 lý do khiến Trung Cộng không thể sớm tấn công Đài Loan…

Lời người post: Bài nhận xét này rất phù hợp với thực tế. Nếu Tập vì tham vọng bị mờ mắt mà xua quân tấn công Đài Loan sớm thì cũng sớm kết thúc đảng Cộng Sản Tàu.

Ít năm gần đây, dồn dập dự báo về khả năng Trung Cộng tấn công Đài Loan trong thời gian sắp tới. Tư lệnh Hải Quân Mỹ Mike Gilday, tháng 10/2022, cảnh báo Trung Cộng có thể đánh Đài Loan ‘‘trước 2024’’. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia có cách nhìn trái ngược. RFI giới thiệu quan điểm của giáo sư Hemant Adlakha, phó chủ tịch Viện Nghiên Cứu Trung Cộng ở Ấn Độ, trong bài ‘‘10 lý do khiến Trung Cộng không thể sớm tấn công Đài Loan’’ trên trang mạng của Nhật The Diplomat, chuyên về chính trị quốc tế.

Chuyên gia Ấn Độ Hemant Adlakha, trong bài viết ngày 20/01/2023, đã so sánh trước hết các phát biểu đằng đằng sát khí của lãnh tụ Tập Cận Bình với phát ngôn của các thành viên khác trong ban lãnh đạo Trung Ương Trung Cộng. Trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) lần thứ 20, hồi tháng 10/2022, Tập Cận Bình đã tái khẳng định việc Trung Cộng sẽ “không từ bỏ việc sử dụng vũ lực” để thống nhất Đài Loan. Tập tuyên bố chắc nịch “việc thống nhất hoàn toàn đất nước của chúng ta phải được thực hiện, và điều đó chắc chắn sẽ được thực hiện’’. Phát biểu của lãnh tụ tối cao đã được 2,300 đại biểu hoan hô nhiệt liệt vỗ tay như nổ phòng hội. [Đọc tiếp]

Cuối cùng dân biểu Cộng Hòa Kevin McCarthy cũng được bầu Chủ Tịch Hạ Viện.

Tân Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua vào tháng 11/2022, đảng Cộng Hòa thắng đảng Dân Chủ tại hạ viện với tỷ số 222/212. Đảng Cộng Hòa chiếm khối đa số (majority) và đảng Dân Chủ thành khối thiểu số (minority).

Thông thường người lãnh đạo Hạ Viện của khối đa số có cơ hội hầu như tuyệt đối để trở thành lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ tức là Chủ Tịch Hạ Viện hay còn gọi là Speaker of the House. Đó là nhân vật thứ ba của nước Mỹ đứng sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Chuyện thường lệ xảy ra trong chính trường Mỹ là thế, nhưng năm nay lại khác. Dân biểu Kevin McCarthy không nhận được sự ưu ái của những người cùng đảng Cộng Hòa bầu vào chức Chủ Tịch Hạ Viện.

Qua đó, mới thấy chông gai chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Hòa, quả thật 100 năm nay mới có một lần – Ông McCarthy phải mất 4 ngày (từ thứ Ba (03/01) đến thứ Sáu (06/01) qua 15 lần bầu cử. Lần thứ 15 vào khuya thứ Sáu ngày 06/01/2023 ông mới được bầu.

Quá trình kéo dài nhiều ngày trong lịch sử đã vạch trần sự chia rẽ giữa Kevin McCarthy và các đảng viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện, đó là điều vất vả cho Hạ Viện Hoa Kỳ trong tương lai khi họ tìm cách thông qua các dự luật quan trọng nào đó trong hai năm tới.

Dưới đây những những núi cao mà Tân Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy phải vượt qua trước mắt… [Đọc tiếp]

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Cộng lại kêu gọi Mỹ không đối đầu mà đối thoại

Vương Nghị, người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Cộng tiền hậu bất nhất

Lời người post: Vào thứ Sáu ngày 23/12, có cuộc điện thoại giữa Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị. Trong cuộc điện đàm Vương Nghị đã có những lời lẽ nặng nề hay nói theo kiểu tây phương là không chuyên nghiệp (unprofessional) còn lên tiếng dạy đời xem Mỹ như kẻ lật lọng. Những lời lẽ của Vương Nghị đối với Antony Blinken có những đoạn chỉ trích Mỹ như sau: “[Mỹ] không được sử dụng chiêu trò cũ vừa đối thoại, vừa ngăn chặn”… “[Mỹ] nói chuyện hợp tác nhưng lại đâm sau lưng”“Đây không phải là sự cạnh tranh hợp lý, mà là sự đàn áp phi lý. Nó không có nghĩa là để quản lý đúng đắn các tranh chấp, mà là để tăng thêm sự xung đột. Trên thực tế, nó [Mỹ] vẫn là thói quen bắt nạt theo kiểu đơn phương cũ. Điều này không hiệu quả với Trung Cộng trong quá khứ và cũng sẽ không hiệu quả trong tương lai”. (1) [Đọc tiếp]

Đức nhập bộ ba tam giác Trung-Nga-Đức về chiến tranh Ukraine

Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (phải) gặp Thủ Tướng Đức Olaf Scholz (trái) tại Bắc Kinh ngày 4/11/2022 (ảnh: Internet)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Trong khi cuộc chiến Nga-Ukraine đang bùng phát dữ dội, hai bên đang say máu quân thù và Nga đã giáng những đòn chiến tranh tàn ác vượt ngoài sức tưởng tượng đạo đức của quy luật chiến tranh. Đến nỗi đánh nhau không biết Chúa Giêsu ra đời ngày nào! Họ không “ngừng chiến trong lễ Giáng Sinh 2022” để binh sĩ hai bên có một giây phút cầu nguyện cho bản thân và gia đình! Trong cơn say sưa trên chiến trường như thế thì trục tam giác đang nổi lên ngăn lối đi của Mỹ. Chính phủ Đức liên tục liên lạc thân thiện với Trung Cộng và cho Trung Cộng là nước duy nhất có thể đem lại hòa bình cho Ukraine. Điều này làm cho Trung Cộng lên mặt và Washington nổi giận!  [Đọc tiếp]

Nhiều nước có biện pháp chống dịch virus Vũ Hán với du khách từ Trung Cộng.

Du khách xách hành lý đi bộ tại Phi Trường Quốc Tế Bắc Kinh, trong tình trạng đại dịch do virus Vũ Hán (COVID-19) bùng phát ở Bắc Kinh, Trung cộng ngày 27 tháng 12 năm 2022. (Ảnh: REUTERS/Tingshu Wang)

Các quốc gia đang áp đặt các biện pháp hạn chế đối với du khách đến từ Trung Cộng trong tình trạng đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) tái bùng phát ở Trung Cộng  lan rộng rất nguy hiểm. [Đọc tiếp]

Tập Cận Bình: “gieo gió, gặp bão”…

Mọi người ở Trung Cộng sắp hàng chờ tại một trung tâm xét nghiệm virus Vũ Hán ở Tín Dương, Trung Cộng, hình ảnh này thu được từ video trên mạng xã hội vào ngày 15/12/2-2022 (Video do REUTERS thu được).

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Câu châm ngôn tiếng Pháp “Qui sème le vent, récolte le typhon” và tiếng Anh: “Who Sows The Wind, Reaps The Storm” dịch qua tiếng Việt thì “ai gieo gió, ắt gặp bão”. Người Việt thường hay nói gọn “gieo gió, gặp bão”.
Câu thành ngữ này ám chỉ về sự tương quan giữa nhân quả trong cuộc sống, ai gây nhân nào gặp quả ấy! Nó liên hệ đến thuyết nhân quả của đạo Phật. Theo nhà Phật, khi chúng ta tin có nhân quả thì sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền lương đạo đức. Nếu không tin thì cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh, bất chấp hậu quả… Tập Cận Bình chắc chắn rơi vào vế thứ hai, vì ông là đảng viên cộng sản vô thần, không có niềm tin tôn giáo.
[Đọc tiếp]

Tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý cho chương trình Chiến đấu cơ F-X của mình?

Tempest có khả năng phối hợp là một kỹ thuật công nghệ dựa trên mạng xử dụng các bộ cảm biến (sensor) nâng cao nhận thức về chiến trường và cung cấp khả năng thực hiện các cuộc phối hợp tấn công và phòng thủ – hình trên là minh hoạ một Tempest

Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo đưa ra vào ngày 9 tháng 12, thủ tướng Nhật, Anh và Ý đã công bố Chương trình Không Quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) mới, sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào năm 2035, bằng cách tích hợp F-X và Chương trình máy bay chiến đấu tương lai Tempest. Dù Mỹ và Nhật đã có mối quan hệ đồng minh thân cận trong thời kỳ hậu chiến, vậy tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý thay vì Mỹ? [Đọc tiếp]

Chiến đấu cơ Nhật-Anh-Ý nêu bật ưu điểm của “chủ nghĩa tiểu đa phương”

FCAS

Anh sẽ hợp tác cùng Nhật và Ý để cùng phát triển một hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai, hay FCAS (Future Combat Air System). Chiếc chiến đấu cơ này mang khả năng phối hợp của các kỹ thuật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và tin học lượng tử nhằm tạo ra loại chiến đấu giao thoa giữa phim “Top Gun” và “Star Wars”.
Dự án sẽ là ví dụ mới nhất về việc Anh áp dụng cách tiếp cận “đơn phương” trong việc thành lập một nhóm đặc biệt để phát triển các phát minh cụ thể. Cũng giống AUKUS, FCAS thực chất là một thỏa thuận gia tăng kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa rằng nó biểu thị một cam kết nhằm đưa ra một khả năng sẽ thiết lập nền móng cho một nền công nghiệp bền vững và cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, FCAS là về bảo đảm cho ưu thế trên không trong tương lai thay vì sức mạnh trên biển. Với cách này, nó sẽ mở ra một lợi thế kỹ thuật công nghiệp mới trong một không gian chiến đấu quan trọng khác đối với Anh.
[Đọc tiếp]

Úc-Việt sẽ nâng cấp ngoại giao “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”

Vương Đình Huệ (Chủ Tịch Quốc Hội CSVN) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Penny Wong (phải)

Lời người post: Cách đây không lâu, Việt Nam ký quan hệ ngoại giao cao nhất với Nam Hàn là “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ ký bang giao với Úc một hiệp ước ngoại giao tương tự như vây. Cả Nam Hàn và Úc đều có ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ.
Câu hỏi đặt ra khi nào Mỹ mới có “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam? Hiện nay Mỹ-Việt đang ở cấp ngoại giao “đối tác toàn diện” từ năm 2013. Năm 2021, khi đến thăm Việt Nam, bà Kamala Harris đề xuất nâng lên hàng ngoại giao thứ 2 “đối tác chiến lược” nhưng Việt Nam không đồng ý. Sau đối tác chiến lược, mới lên hàng cao nhất “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”…  

Bài viết theo source: The Diplomat.
https://thediplomat.com/2022/12/great-expectations-as-australia-and-vietnam-ponder-comprehensive-strategic-partnership/
[Đọc tiếp]

“Cách mạng giấy trắng”: Giấc mộng của Tập đang biến thành ác mộng!

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng vào mặt nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “Cách Mạng Giấy Trắng” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Cộng. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách Zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt