Việt Nam và Philippines đu dây giữa Mỹ-Trung như thế nào?

Việt Nam và Philippines đu dây giữ Mỹ và Trung Cộng như thế nào?

Chiến trường Ukraine đang bất lợi cho Nga trong lĩnh vực quân sự cũng như ngoại giao. Về quân sự, Mỹ và đồng minh NATO ở châu Âu ồ ạt viện trợ vũ khí tối tân cho Ukraine hứa hẹn phản công quân Nga trên nhiều mặt trận trong những ngày tới… Mặc dù Nga đã dùng hỏa lực “cực mạnh” – ngoài bom nguyên tử, nhưng không thể trấn áp được sự kiên cường của quân dân Ukraine, vũ khí mà Ukriane càng ngày càng nhận được từ Mỹ và châu Âu tối tân hơn, kể cả hỏa tiễn phòng không Patriot của Mỹ hôm 6/05 vừa rồi đã bắn hạ hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal mà Nga tự cho là bất bại (1), Ukraine cũng vượt biên giới vào nước Nga dùng máy bay không người lái tấn công nhiều kho dầu và lưới điện…
Về ngoại giao, các “đồng chí” của Putin từng tìm đủ cách ủng hộ Nga từ ngày phát động cuộc chiến, nay hình như đổi chiều. Ngày 26/04/2023, bốn nước Trung Cộng, Ấn Độ, Brazil, và Việt Nam không còn bỏ phiếu trắng mà đã bỏ phiếu thuận với Liên Hiệp Quốc lên án sự xâm lăng của Nga đối với Ukraine.
Trước những thay đổi đáng ngạc nhiên đó, cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đang đi vào một khúc quanh khác. Có thể những trận thư hùng giữa quân Ukraine và quân Nga trong những ngày tới sẽ quyết định cho cuộc chiến ?!

Trên cơ bản, chiến tranh Ukraine không thể kéo dài mãi mãi, vì nó làm cho nền kinh tế toàn thế giới bị suy trầm rất đáng lo ngại, ở châu Âu và châu Phi năng lượng và lương thực rơi vào khủng hoảng…

Trong khi chiến trường Ukraine trong tình trạng như vậy thì tại châu Á Thái Bình Dương, Trung Cộng đối đầu quyết liệt với Mỹ tại Đài Loan, Hoa Đông và Biển Đông. Trong đó có hai nước ở hai bờ Biển Đông là Philippines và Việt Nam đang đu dây giữa Mỹ-Trung – Mỗi nước có một cách đu dây khác nhau, một nước đu dây để giữ nước và nước kia đu dây để mất nước!

Philippines đu dây giữa Mỹ-Trung ra sao?

Từ ngày Phi ký Hiệp Ước Bất Tương Xâm với Mỹ vào tháng 8/1951 cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Philippines. Tất cả các đời Tổng Thống Philippines sau đó đều xem Mỹ như đồng minh cốt cán với sự giao hảo thân thiện. Đến tháng 6/2016, Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống ông lái Philippines thiên về Trung Cộng. Duterte đã có những lời nói xúc phạm đến Tổng Thống Barack Obama cho là “đứa con hoang”. Duterte tuyệt đối không đến thăm nước Mỹ trong nhiệm kỳ 6 năm của ông vì sợ Mỹ bắt cóc. Từng bước ông xích lại gần Trung Cộng và Nga. Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Philippines tẻ nhạt rơi xuống vực sâu. Duterte tìm cách giảm lệ thuộc vào Mỹ bằng cách ngưng các cuộc tập trận chung với Mỹ và chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng quân đội Mỹ tại Philippines… 

Mặc dầu vậy, sự cắt đứt hoàn toàn ngoại giao với nước Mỹ mà Philippines từng lệ thuộc hoàn toàn kinh tế bấy lâu nay không phải là chuyện dễ dàng. 

TT Bongbong Marcos của Philippines gặp TT Hoa Kỳ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc ngày 4/05/2023 (Ảnh: internet)

Ngày 30/06/2022 tổng thống Bongbong Marcos (Ferdinand Marcos Jr.) đắc cử tổng thống Philippines, Bongbong là con trai thứ hai của cố tổng thống Ferdinand Marcos (1965-1986) của Philippines bị quân đội lật đổ năm 1986 và sống lưu vong ở Hawaii. Tại đây, Ferdinand Marcos và gia đình bị tòa án Mỹ kiện tụng về tham nhũng đến thân bại danh liệt, kể cả Bongbong Marcos lúc đó là sinh viên cũng gặp khó khăn mọi bề.
Khi Bongbong Marcos vừa đắc cử Tổng Thống tháng 6/2022, đầu tiên ông gọi điện thoại nói chuyện thân mật với với Tập Cận Bình. Các bình luận gia thế giới tưởng rằng Marcos con cũng đi theo con đường của Rodrigo Duterte, sự suy nghĩ này có cơ sở vì cho rằng ông sẽ trả thù việc Mỹ đã ngược đãi gia đình và bản thân ông khi lưu vong ở Hoa Kỳ trước đây.

Thế nhưng tân Tổng Thống Marcos đặt “nợ nước nặng hơn tình nhà”, ông đến thăm Hoa Kỳ 4 ngày từ ngày 30/04 – 04/05/2023. Trong cuộc viếng thăm này ông đã khôi phục hoàn toàn và còn mạnh hơn trước sự quan hệ ngoại giao thân thiện với Mỹ. Ông cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn trước đây. Ông ký kết việc thiết lập các phương thức hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Philippines. Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington vào ngày 4/05/2023 TT Marcos Jr. cho rằng “Các căn cứ của Philippines có thể hữu dụng nếu Đài Loan bị tấn công”. Ông cũng đồng ý cho hải quân Philippines sẽ tập trận chung trên Biển Đông với Mỹ, Nhật, Úc và Nam Hàn. 

Trung Cộng hí hửng với Duterte trước đây bao nhiêu thì lo lắng với Bongbong Marcos hiện nay bấy nhiêu!

TT Bongbong Marcos của Philippines gặp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tháng 1/2023 (Ảnh: internet)

Trước đó vào tháng 1/2023 Bongbong Marcos đã viếng thăm Trung Cộng, trước khi Bongbong viếng thăm Washington mấy ngày, Bộ Trưởng ngoại giao Tần Cương của Trung Cộng đã đến thăm để đưa một tín hiệu nhắc nhở Tổng Thống Philippines không nên khăng khít với Mỹ.  

Các nhà ngoại giao Philippines kể cả TT Marcos Jr. đều tuyên bố hàng hai, ngoại giao của Philippines không nhằm mục đích phục vụ hành động tấn công chống lại bất kỳ quốc gia nào, đồng thời TT Marcos Jr. cho biết ông đã nêu quan điểm này với Trung Quốc trong chuyến thăm vào tháng 1/2023.

Đó là tuyên bố đu dây, nhưng qua những hành động của Philippines cho ta thấy sợi dây bên Mỹ mạnh hơn nhiều. Philippines sẵn sàng chặt đứt sợi dây của Trung Cộng nếu tình hình quá căng thẳng. Điều này khiến Trung Cộng phải xuống nước đòi ngồi lại thảo luận việc đánh bắt cá trên các vùng Biển Đông gần Philippines, chứ Trung cộng không dám ngang nhiên đơn phương tuyên bố cấm đánh cá một mình.

Nếu tình hình căng thẳng Philippines sẵn sàng cắt đứt sợi dây phía Trung Cộng để giữ sợi dây của Mỹ.

Việt Nam đu dây giữa Mỹ-Trung như thế nào?

Tổng Bí Thư CSVN đến Bắc Kinh cuối tháng 10/2022 để chúc mừng Tập Cận Bình “ngồi lại” kỳ 3 làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Tàu

Trong khi Việt Nam đu dây giữ Mỹ-Trung thì ngược lại. Chế độ Cộng Sản Việt Nam bám vào sợi dây của Mỹ để moi hầu bao với hơn 120 tỷ USD hàng hóa xuất đến Mỹ mỗi năm cộng thêm những khoản viện trợ nhân đạo và y tế béo bở. CSVN phải đu với Mỹ vì cần tiền cho nền kinh tế khỏi sụp đổ làm cho người dân nổi lên vì giặc đói. CSVN cần nắm chặt sợi dây Trung Cộng để giữ vững chế độ CSVN, lơi bám sợi dây này thì Trung Cộng sẽ “dạy cho bài học” như thời Đặng Tiểu Bình năm 1979 vì thắt chặt liên hệ với Liên Xô. Với chủ trương của đảng CSVN giữ đảng hơn giữ nước thì họ bám vào sợi dây Trung Cộng hơn sợi dây Mỹ. Hơn thế nữa, Trung Cộng như thần kim cô treo lơ lững trên đầu CSVN khó thoát ra được.

Lời kết

Cả Philippines và Việt Nam hiện nay đều dùng chiến lược ngoại giao đu dây. 
Khi đến đường cùng Philippines sẽ cắt đứt dây Trung Cộng và giữ sợi dây của Mỹ. Còn Việt Nam, khi đến đường cùng sẽ cắt dây Mỹ để bám vào dây Trung Cộng tiếp tục làm nô lệ.
Vì vậy, chủ quyền Biển Đông Philippines dám đối đầu trong khi CSVN chỉ biết cúi đầu trước Bắc Kinh.

Hoa Kỳ ngày 8 tháng 5 năm 2023

Lê Thành Nhân


(1) https://www.npr.org/2023/05/06/1174505616/ukraine-patriot-defense-russian-hypersonic-missile-kinzhal

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt